Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
BÙI THẾ PHƢƠNG
TỘI HỦY HOẠI RỪNG
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
BÙI THẾ PHƢƠNG
TỘI HỦY HOẠI RỪNG
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 60380104
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Anh Tuấn
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn "Tội hủy hoại rừng
trong Luật hình sự Việt Nam" đây là công trình nghiên
cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích
dẫn trong Luận văn bảo đảm độ tin cậy, chính xác và
trung thực. Những kết luận khoa học của Luận văn
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Bùi Thế Phƣơng
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLDS:
BLHS:
BLTTHS:
Bộ NN&PTNT:
Bộ CA:
Bộ TP:
CA:
CP:
KSND:
Luật BVMT:
Luật BV&PTR:
NĐ:
NĐ-CP:
NXB:
TAND:
TANDTC:
TNHS:
TTHS:
TTLT:
VKSND:
Viện KSNDTC:
XPHC:
XPVPHC:
Bộ luật Dân sự
Bộ luật Hình sự
Bộ luật Tố tụng hình sự
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Công an
Bộ Tư pháp
Công an
Chính phủ
Kiểm sát nhân dân
Luật Bảo vệ môi trường
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng
Nghị định
Nghị định Chính phủ
Nhà xuất bản
Tòa án nhân dân
Tòa án nhân dân tối cao
Trách nhiệm hình sự
Tố tụng hình sự
Thông tư liên tịch
Viện kiểm sát nhân dân
Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Xử phạt hành chính
Xử phạt vi phạm hành chính
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI HỦY HOẠI RỪNG
TRONG LUẬT HÌNH SỰ ................................................................................. 12
1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội hủy hoại rừng.......................... 12
1.1.1. Khái niệm của tội hủy hoại rừng.................................................................... 12
1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội hủy hoại rừng.................................................. 14
1.2. Phân biệt tội hủy hoại rừng với một số tội phạm khác trong Luật hình sự
Việt Nam.................................................................................................................. 24
1.2.1. Phân biệt tội hủy hoại rừng (Điều 189 BLHS) và tội vi phạm các quy định về
khai thác và bảo vệ rừng (Điều 175 BLHS)............................................................. 24
1.2.2. Phân biệt tội hủy hoại rừng (Điều 189 BLHS) và tội vi phạm các quy định về
quản lý rừng (Điều 176 BLHS)................................................................................ 26
1.2.3. Phân biệt tội hủy hoại rừng (Điều 189 BLHS) và tội vi phạm các quy định về
quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 191 BLHS).................................................. 27
1.2.4. Phân biệt tội hủy hoại rừng (Điều 189 BLHS) với tội hủy hoại tài sản (Điều
143 BLHS)................................................................................................................ 29
1.3. Khái quát về lịch sử hình thành, phát triển của tội hủy hoại rừng trong
pháp luật hình sự Việt Nam .................................................................................. 30
1.3.1. Pháp luật hình sự về tội hủy hoại rừng từ năm 1945 đến trước năm 1985 ... 30
1.3.2. Pháp luật hình sự về tội hủy hoại rừng từ sau năm 1985 đến trước năm 1999
.................................................................................................................................. 33
1.3.3. Pháp luật hình sự về tội hủy hoại rừng từ năm 1999 đến nay....................... 34
1.4. Pháp luật hình sự một số nƣớc trên thế giới với các quy định về tội hủy
hoại rừng ................................................................................................................. 35
1.4.1. Pháp luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa........................................ 35
1.4.2. Pháp luật hình sự Cộng hòa liên bang Nga................................................... 37
1.4.3. Pháp luật hình sự của Cộng hòa Liên bang Đức........................................... 39
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1....................................................................................... 42
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM
HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ TỘI HỦY HOẠI RỪNG TRONG LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM ........................................................................................ 43
2.1. Thực trạng áp dụng quy định tội hủy hoại rừng trong Luật hình sự Việt
Nam ở nƣớc ta ........................................................................................................ 43
2.2. Một số bất cập trong việc quy định và áp dụng các quy định của BLHS
hiện hành về tội hủy hoại rừng ............................................................................. 47
2.2.1. Bất cập trong quy định và áp dụng một số dấu hiệu định tội của tội hủy hoại
rừng .......................................................................................................................... 47
2.2.2. Bất cập trong quy định dấu hiệu định khung hình phạt của tội hủy hoại rừng
.................................................................................................................................. 56
2.2.3. Bất cập trong quy định về hình phạt của tội hủy hoại rừng .......................... 58
2.3. Một số giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về
tội hủy hoại rừng .................................................................................................... 60
2.3.1. Nhu cầu, yêu cầu của hoàn thiện quy định Luật hình sự Việt Nam về tội hủy
hoại rừng .................................................................................................................. 60
2.3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của Luật hình sự Việt Nam về tội
hủy hoại rừng ........................................................................................................... 66
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2....................................................................................... 82
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng được mệnh danh là "lá phổi xanh", là "cỗ máy điều hòa không khí khổng
lồ", là nơi giữ vai trò tối ưu trong việc cân bằng hệ sinh thái và sự đa dạng sinh học
trên toàn hành tinh. Chính vì vai trò đó, việc bảo vệ và phát triển rừng đã trở thành
một yêu cầu, một nhiệm vụ tất yếu trong sự phát triển của mọi quốc gia trước thực
trạng môi trường sống của con người đang bị suy giảm nghiêm trọng, mà một trong
những nguyên nhân là do tình trạng khai thác, hủy hoại rừng do chính con người
gây ra, với tính chất của một loại hành vi phạm tội.
Nhận thức được thực trạng xâm phạm rừng, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện
nhiều chủ trương, chính sách quan trọng, trong đó Đảng ta đã ban hành nhiều Nghị
quyết làm nền tảng cho việc bảo vệ rừng, trong đó Nghị quyết số 24/NQ-TW ngày
03 tháng 06 năm 2013 của Bộ Chính trị về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu,
tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (sau đây gọi là Nghị quyết số
24-NQ/TW) đã quy định: "Chú trọng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về ứng phó
với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và các lĩnh vực có liên
quan như đầu tư, thuế, xử lý vi phạm hành chính, dân sự... theo hướng bổ sung, kết
hợp khắc phục các chồng chéo, xung đột pháp luật nhằm tạo môi trường pháp lý
thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ... Sửa đổi, bổ sung các chế tài hành
chính, kinh tế, hình sự... về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, bảo đảm đủ
sức răn đe. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật"1
.
Dựa trên tinh thần chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng, nước ta đã xây
dựng hệ thống pháp luật nhằm quản lý và bảo vệ rừng, trong đó, văn bản pháp lý
cao nhất là Hiến pháp, tại Điều 43 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Mọi người có
quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường";
tại khoản 3 Điều 63 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm
môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải
bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại". Đồng thời,
nước ta cũng ban hành Bộ luật Hình sự quy định tội hủy hoại rừng, qua đó góp phần
bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường trước các hành vi hủy hoại rừng, từ đó góp phần
bảo vệ trật tự, an toàn xã hội cũng như là góp phần vào công tác đấu tranh phòng,
chống tội phạm.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, số vụ vi phạm hủy hoại rừng ngày càng tăng, chỉ
tính từ năm 2007 đến năm 2013, đã có hơn 12.600 héc ta rừng bị chặt phá, hủy hoại
1 Nghị quyết số 24/NQ/TW ngày 3 tháng 6 năm 2013 về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường
quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
2 Nguyễn Hưng, "Nhức nhối tình trạng xâm phạm tài nguyên rừng", [http://cand.com.vn/Xa-hoi/Nhuc-nhoi-
2
trái phép, trung bình mỗi năm gần 1.900 héc ta rừng bị chặt phá2
, và trung bình mỗi
năm từ năm 2009 đến năm 2014 có hơn 30.515 vụ vi phạm pháp luật bảo vệ rừng3
.
Xuất phát từ nhiều nguyên nhân, và một trong những nguyên nhân quan trọng là từ
chính các quy định của pháp luật hình sự về tội hủy hoại rừng còn nhiều điểm bất
cập.
Về mặt lý luận, các quy định về tội hủy hoại rừng còn một số bất cập như xác
định đối tượng tác động còn chưa rõ ràng, một số dấu hiệu định tội quy định chưa
phù hợp; chưa ghi nhận loại chủ thể mới trong bối cảnh điều kiện mới. Đồng thời,
một số tình tiết định khung chưa có sự thống nhất, chưa tương xứng với thực tiễn
khách quan. Văn bản hướng dẫn cho tội hủy hoại rừng chưa đồng bộ, chưa thống
nhất với thực tiễn, với văn bản của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực
này. Ngoài ra, hình phạt được quy định trong tội hủy hoại rừng chưa hợp lý, mức
hình phạt chưa tương xứng với tính chất nguy hiểm của hành vi và điều kiện kinh tế
- xã hội của nước ta hiện nay.
Về thực tiễn, trong thời gian qua, một số vụ hủy hoại rừng có mức độ thiệt hại
cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho môi trường do chủ thể là pháp nhân thực hiện
nhưng chưa được quy định là chủ thể của tội hủy hoại rừng. Bên cạnh đó, việc áp
dụng quy định về tội hủy hoại rừng chưa có sự thống nhất như việc xác định vai trò
đồng phạm của người giúp sức hay việc xác định mức hình phạt, khung hình phạt
trong thực tiễn. Hiện nay, Bộ luật Hình sự đang trong giai đoạn xem xét sửa đổi, bổ
sung.
Để khắc phục những bất cập trong quy định và vướng mắc trong áp dụng quy
định về tội hủy hoại rừng, qua đó đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm
này trong tình hình mới, thì hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về
tội hủy hoại rừng là điều quan trọng, cần thiết. Vì vậy, học viên đã lựa chọn đề tài:
"Tội hủy hoại rừng trong Luật hình sự Việt Nam" làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Luật
học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tình hình nghiên cứu trong nước:
- Về các sách bình luận khoa học luật hình sự như:
2 Nguyễn Hưng, "Nhức nhối tình trạng xâm phạm tài nguyên rừng", [http://cand.com.vn/Xa-hoi/Nhuc-nhoitinh-trang-xam-phéc tam-tai-nguyen-rung-336721/], (truy cập ngày 05/05/2015).
3 Cục Kiểm lâm Việt Nam, "Thống kê số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng trên cả nước qua các năm từ
2009-2014", [http://www.kiemlam.org.vn/Desktop.aspx/List/Hanh-vi-vi-pham-Luat-BV-va-PT-rung/], (truy
cập ngày 12/06/2015).
3
+ Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 1999, Phần các tội phạm của nhóm
tác giả Phùng Thế Vắc, Trần Văn Luyện, Phạm Thanh Bình. Nguyễn Đức Mai,
Nguyễn Sĩ Đại, Nguyễn Mai Bộ
4
.
Nội dung của sách tập trung phân tích các tội cụ thể trong Bộ luật Hình sự năm
1999 theo từng Chương tương ứng. Trong đó, có phân tích các dấu hiệu pháp lý của
tội hủy hoại rừng như khách thể, chủ thể, mặt chủ quan, mặt khách quan giúp cho
chúng tôi hiểu một cách khái quát tội này để làm nền tảng cho việc nghiên cứu Luận
văn.
+ Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự - Phần các tội phạm, Tập VIII của tác giả
Đinh Văn Quế
5
.
Trong nội dung cuốn sách này, tác giả tập trung phân tích dấu hiệu pháp lý của
Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính và Các tội phạm về môi trường, trong
đó có tội hủy hoại rừng trong Bộ luật Hình sự năm 1999. Tác giả cung cấp cho
chúng tôi những nội dung cơ bản về dấu hiệu pháp lý của tội hủy hoại rừng theo
quan điểm cá nhân của tác giả, từ đó giúp chúng tôi có cái nhìn cơ bản về tội hủy
hoại rừng.
+ Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 của
tác giả Nguyễn Đức Mai6
.
Nội dung của sách này đề cập đến những vấn đề thuộc Phần Chung và Phần Các
tội phạm trong Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009. Sách đã cung
cấp những kiến thức cơ bản, chung nhất cho chúng tôi về nội dung trong Bộ luật
Hình sự năm 1999 trước và sau khi sửa đổi, bổ sung, trong đó có phân tích dấu hiệu
pháp lý của tội hủy hoại rừng.
+ Bình luận Bộ luật Hình sự của tác giả Vũ Mạnh Thông, tác giả Đoàn Tấn
Minh7
.
Trong cuốn sách này, các tác giả đi vào trình bày những nội dung của Bộ luật
Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thuộc Phần Chung và Phần Các tội
phạm, trong đó có đề cập đến các dấu hiệu pháp lý của tội hủy hoại rừng. Thông
qua đó, giúp cho chúng tôi hiểu thêm về các dấu hiệu pháp lý của tội hủy hoại rừng,
đây là cơ sở cho việc nghiên cứu của Luận văn về tội này.
4
Phùng Thế Vắc và các tác giả khác (2001), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 1999, Phần các tội
phạm, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
5 Đinh Văn Quế (2005), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự - Phần các tội phạm, Tập VIII, NXB Tổng hợp
Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
6 Nguyễn Đức Mai (2010), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7 Vũ Mạnh Thông, Đoàn Tấn Minh (2010), Bình luận Bộ luật Hình sự, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.
4
- Về khóa luận Cử nhân, Luận văn Thạc sĩ, Luận án Tiến sĩ, có một số khóa luận
Cử nhân, Luận văn Thạc sĩ, Luận án Tiến sĩ tiêu biểu có liên quan như:
+ Khóa luận “Hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự về tội phạm môi trường”
của tác giả Hồ Diệu Thúy8
.
Trong nội dung khóa luận, tác giả phân tích dưới góc độ chung về lý luận các
quy định về các tội môi trường, trong đó có phân tích về tội hủy hoại rừng. Tác giả
còn đánh giá thực trạng áp dụng, phân tích một số bất cập và đưa ra một số kiến
nghị hoàn thiện pháp luật hình sự về tội phạm môi trường, trong đó có tội hủy hoại
rừng. Đây là những nội dung quan trọng giúp chúng tôi nghiên cứu làm rõ hơn quy
định về tội hủy hoại rừng dưới góc độ là tội phạm môi trường.
+ Luận án Tiến sĩ Luật học “Hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài
nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thanh Huyền
9
.
Trong nội dung của Luận án này, tác giả tập trung đi vào phân tích những vấn đề
lý luận và đánh giá thực trạng, nêu ra những ưu điểm và những bất cập của pháp
luật quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng hiện hành. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải
pháp nhằm hoàn thiện pháp luật quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng của nước ta.
Luận án đã giúp chúng tôi có cái nhìn bao quát hơn về việc bảo vệ tài nguyên rừng
bằng pháp luật, trong đó có pháp luật hình sự, đây là cơ sở cho Luận văn nghiên
cứu sâu hơn quy định về tội hủy hoại rừng.
+ Luận văn Thạc sĩ Luật học “Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ
rừng theo Luật Hình sự Việt Nam” của tác giả Trương Thị Bích Thư10
.
Luận văn của tác giả đã đi vào phân tích các vấn đề lý luận của quy định về tội vi
phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng, tiến hành phân biệt về khách thể,
mặt khách quan, hình phạt với quy định về tội hủy hoại rừng, đây là cơ sở giúp cho
chúng tôi hiểu rõ hơn về tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng, là cơ
sở cho quá trình nghiên cứu về tội hủy hoại rừng của Luận văn.
+ Luận văn Thạc sĩ Luật học “Hoạt động phòng ngừa tội phạm hủy hoại rừng
của lực lượng cảnh sát nhân dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông” của tác giả Nguyễn
Mạnh Long11
.
8 Hồ Diệu Thúy (2011), Hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự về tội phạm môi trường, Khóa luận tốt nghiệp
Cử nhân Luật, trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
9 Nguyễn Thanh Huyền (2012), Hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện
nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, chuyên ngành Luật kinh tế, trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
10 Trương Thị Bích Thư (2012), Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo Luật Hình sự Việt
Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, chuyên ngành Luật hình sự và Tố tụng hình sự, trường Đại học Luật Thành
phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
11 Nguyễn Mạnh Long (2013), Hoạt động phòng ngừa tội phạm hủy hoại rừng của lực lượng cảnh sát nhân
dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, Luận văn Thạc sĩ Luật học, chuyên ngành Luật hình sự và Tố tụng hình sự,
trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.