Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
101
Kích thước
20.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
733

Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy theo luật hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGÔ ĐÌNH BẮC

TỘI CHỨA CHẤP

VIỆC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY

THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TỘI CHỨA CHẤP

VIỆC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY

THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Định hướng ứng dụng

Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học : TS. Phan Anh Tuấn

Học viên : Ngô Đình Bắc

Lớp : Cao học Phú Yên – Khóa 1

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn “Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma

túy theo Luật hình sự Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học do chính tôi

thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Phan Anh Tuấn. Các nội dung,

thông tin được trình bày trong luận văn là chính xác và trung thực.

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan trên của mình.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2022

Tác giả

Ngô Đình Bắc

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS : Bộ Luật Hình sự

BLTTHS : Bộ Luật Tố tụng hình sự

CQTHTT : Cơ quan tiến hành tố tụng

HĐTP : Hội đồng Thẩm phán

HSST : Hình sự sơ thẩm

TAND : Tòa án nhân dân

TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao

TNHS : Trách nhiệm hình sự

VKSND : Viện kiểm sát nhân dân

VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƯƠNG 1. HÀNH VI CHỨA CHẤP VIỆC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT

MA TÚY.....................................................................................................................7

1.1. Quy định của pháp luật hình sự về hành vi chứa chấp việc sử dụng trái

phép chất ma túy...................................................................................................7

1.2. Một số vướng mắc trong thực tiễn xác định hành vi chứa chấp việc sử

dụng trái phép chất ma túy..................................................................................8

1.3. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về hành vi

chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy ................................................19

Kết luận Chương 1 ..................................................................................................23

CHƯƠNG 2. ĐỊNH TỘI DANH TỘI CHỨA CHẤP VIỆC SỬ DỤNG TRÁI

PHÉP CHẤT MA TÚY TRONG TRƯỜNG HỢP CÓ NHIỀU HÀNH VI

PHẠM TỘI VỀ MA TÚY.......................................................................................24

2.1. Quy định của pháp luật hình sự về định tội danh tội chứa chấp việc sử

dụng trái phép chất ma túy trong trường hợp có nhiều hành vi phạm tội về

ma túy...................................................................................................................24

2.2. Một số vướng mắc trong thực tiễn định tội danh tội chứa chấp việc sử

dụng trái phép chất ma túy trong trường hợp có nhiều hành vi phạm tội về

ma túy...................................................................................................................26

2.3. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về định tội

danh tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy trong trường hợp có

nhiều hành vi phạm tội về ma túy .....................................................................33

Kết luận Chương 2 ..................................................................................................37

KẾT LUẬN..............................................................................................................38

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, tình hình tội phạm về ma túy ở Việt Nam còn đang diễn biến phức

tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Trong đó, tội chứa chấp việc sử dụng trái

phép chất ma túy là một trong các tội phạm về ma túy đang có diễn biến theo chiều

hướng gia tăng cả về số lượng và tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm

tội. Mặc dù Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung nhất

định so với quy định của BLHS năm 1999 nhưng thực tiễn xét xử cho thấy, việc xác

định tội danh đối với tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 256

BLHS năm 2015) hiện nay vẫn còn có nhiều vướng mắc, hạn chế như sau:

Thứ nhất, quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội chứa chấp việc sử

dụng trái phép chất ma túy còn có một số hạn chế như chưa có văn bản hướng dẫn

về trường hợp một người biết người khác đang sử dụng trái phép chất ma túy tại

địa điểm thuộc quyền chiếm hữu của mình hoặc do mình quản lý thì cần phải có

biện pháp ngăn chặn như thế nào để không coi bị là “để mặc” cho người khác sử

dụng trái phép chất ma túy; một người vừa có hành vi chứa chấp việc sử dụng trái

phép chất ma túy, đồng thời còn có những hành vi khác tạo điều kiện thuận lợi cho

việc sử dụng trái phép chất ma túy thì có bị coi là phạm tội chứa chấp việc sử

dụng trái phép chất ma túy hay không; hoặc trường hợp người nghiện ma túy cho

người nghiện ma túy khác cùng sử dụng trái phép chất ma túy tại địa điểm thuộc

quyền sở hữu, chiếm hữu hoặc quản lý của mình thì có bị coi là phạm tội chứa

chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy không; hoặc trong trường hợp một người

có nhiều hành vi phạm tội về ma túy, trong đó có hành vi chứa chấp việc sử dụng

trái phép chất ma túy mà các hành vi này có liên quan với nhau thì sẽ xác định tội

danh như thế nào…

Thứ hai, thực tiễn định tội danh đối với tội chứa chấp việc sử dụng trái phép

chất ma túy cho thấy do chưa có văn bản hướng cụ thể trong một số trường hợp như

đã nêu trên nên giữa các cơ quan tiến hành tố tụng chưa có sự thống nhất trong việc

xác định tội danh đối với người phạm tội. Chính sự nhận thức và áp dụng không

thống nhất quy định về tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy nên trong

một số trường hợp, cơ quan tiến hành tố tụng có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

không đúng đối với người có hành vi vi phạm, từ đó, có thể dẫn đến việc kết án oan

2

người vô tội hoặc có thể bỏ lọt tội phạm và không đáp ứng tốt được yêu cầu đấu

tranh phòng chống các tội phạm về ma túy.

Với mong muốn được trình bày một số quan điểm của mình về vấn đề quan

trọng và cần thiết này, đồng thời tìm ra những vướng mắc trong quy định của pháp

luật hình sự và khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Trên cơ sở đó, đưa ra

một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự đối với tội

chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy. Do đó, tác giả chọn vấn đề: “Tội

chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy theo luật hình sự Việt Nam” làm đề

tài Luận văn tốt nghiệp Cao học luật của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Liên quan đến đề tài: “Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy theo

luật hình sự Việt Nam”, có các công trình nghiên cứu như sau:

1) Các giáo trình có thể kể đến như: PGS. TS Lê Thị Sơn (2003); “Chương

X: Các tội phạm về ma túy” trong sách: Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các

tội phạm) do GS. TSKH Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội;

TS. Phạm Văn Beo (2010), “Bài 10: Các tội phạm về ma túy”, trong sách: Luật hình

sự Việt Nam (Quyển 2, phần các tội phạm), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; GS.TS.

Võ Khánh Vinh (2005), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb

Công an nhân dân, Hà Nội; Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2021), Giáo

trình Luật hình sự Việt Nam (Phần Các tội phạm – Quyển 1), (Tái bản lần thứ nhất,

có sửa chữa, bổ sung), NXB Hồng Đức; Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo

trình Luật hình sự Việt Nam – Tập 2, NXB Công an nhân dân... Các giáo trình này

là tài liệu tham khảo quan trọng cho tác giả nghiên cứu về lý luận cũng như quy

định một cách có hệ thống về các dấu hiệu pháp lý của tội chứa chấp việc sử dụng

trái phép chất ma túy.

2) Các sách chuyên khảo: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa – TS. Phan Anh

Tuấn – Đồng chủ biên (2017), Bình luận khoa học những điểm mới của BLHS năm

2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), NXB Hồng Đức; Trần Văn Luyện (1998), Trách

nhiệm hình sự đối với các tội phạm về ma túy, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Trần

Văn Luyện cùng tập thể tác giả (2001), “Chương XVIII: Các tội phạm về ma túy”,

trong sách Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, Nxb Công an

nhân dân, Hà Nội; PGS.TS. Nguyễn Xuân Yêm, TS. Trần Văn Luyện (2002), Hiểm

3

họa ma túy và cuộc chiến mới, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; ThS. Đinh Văn Quế

(2006), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 (Phần tội phạm,Tập IV: Các tội

phạm về ma túy), Nxb thành phố Hồ Chí Minh; Vũ Hùng Vương (chủ biên) (2007),

Phòng, chống ma túy - cuộc chiến cấp bách của toàn xã hội, Nxb Lao động, Hà

Nội; Trịnh Thị Vân (chủ biên) (2018), Công tác đấu tranh phòng, chống ma túy

theo yêu cầu của đạo luật mới về tư pháp, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội,… Các

tài liệu này là tài liệu tham khảo để tác giả nghiên cứu các quan điểm khác nhau về

tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy để từ đó gợi mở các giải pháp để

áp dụng thống nhất quy định của pháp luật hình sự về tội phạm này.

3) Các đề tài khoa học, luận án Tiến sĩ luật học, luận văn Thạc sĩ luật học

như: Đề tài cấp Bộ: Những giải pháp nâng cao chất lượng xét xử các vụ án về ma

túy - Cơ sở lý luận và thực tiễn, của Tòa án nhân dân tối cao do Thạc sĩ Nguyễn

Quang Lộc làm chủ nhiệm đề tài, năm 2002; Vũ Quang Vinh (2003), Hoạt động

phòng ngừa các tội phạm về ma túy của lực lượng cảnh sát nhân dân, Luận án Tiến

sĩ luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân; Nguyễn Lương Hòa (2004), Đấu tranh

phòng chống các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Luận văn Thạc sĩ

luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội; Phạm Tiến Quang (2006), Đấu tranh phòng,

chống tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Luận văn Thạc sĩ luật học,

Trường Đại học Luật Hà Nội;… Các luận án, luận văn này đề cập đến các tội phạm

về ma túy trong đó có đề cập một phần về tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất

ma túy và chủ yếu nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học. Do vậy, trong chừng mực

nhất định các tài liệu này là tài liệu tham khảo cho tác giả hướng tiếp cận, các giải

pháp cụ thể để giải quyết các vấn đề đặt ra của luận văn.

4) Các bài báo đăng trên các Tạp chí chuyên ngành như: Phạm Minh Tuyên

(2015), “Bàn về hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy và chứa chấp việc sử

dụng trái phép chất ma túy”, Tòa án nhân dân, số 16, tr.33-36,43; Dương Văn

Thịnh (2019), “Bàn về việc áp dụng tình tiết phạm tội 02 lần trở lên và đối với 02

người trở lên trong các tội phạm về ma túy”, Tạp chí Kiểm sát, số 22 (tháng

11/2019), tr.52-55; Nguyễn An Bình (2019), “Vướng mắc, bất cập khi áp dụng quy

định về tội phạm ma túy trong BLHS năm 2015 và hướng hoàn thiện”, Tạp chí

Kiểm sát, số 11 (tháng 6/2019), tr.28-32; Nguyễn Minh Đức (2015), “Những khó

khăn, vướng mắc trong việc áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyết các

vụ án ma túy”, Tạp chí Kiểm sát, số 20 (tháng 10/2015), tr.7-11; Vũ Đức Thành

4

(2015), “Những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn giải quyết một số vụ án ma túy lớn

ở tỉnh Quảng Ninh”, Tạp chí Kiểm sát, số 20 (tháng 10/2015), tr.28-33.

Những tài liệu khoa học trên đây đều có phạm vi nghiên cứu rộng hoặc

nghiên cứu chuyên sâu dưới một vài góc độ, phương diện nhất định. Trong đó, tội

chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy là một phần trong nội dung nghiên

cứu của các tài liệu. Về mặt lý luận và thực tiễn, các tài liệu nghiên cứu đã có chưa

đi sâu vào phân tích các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội chứa chấp việc sử dụng

trái phép chất ma túy và chưa làm rõ được vấn đề giải quyết tranh chấp tội danh

trong trường hợp có nhiều hành vi phạm tội về ma túy như có các hành vi “chứa

chấp”, “tổ chức” và hành vi “tàng trữ” trái phép chất ma túy.

Vì vậy, việc đi sâu vào nghiên cứu những khó khăn, vướng mắc trong việc

xác định tội danh đối với tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy theo quy

định tại Điều 256 BLHS năm 2015 trên cơ sở thực tiễn các vụ án hình sự mà Tòa án

đã xét xử; để từ đó, phân tích các vướng mắc, nguyên nhân của các vướng mắc và

đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về vấn đề này

là điều cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống các

tội phạm về ma túy.

Trong Luận văn này của tác giả, tác giả sẽ đi sâu vào nghiên cứu những

vướng mắc, khó khăn trong việc xác định tội chứa chấp việc sử dụng trái phép

chất ma túy trên cơ sở thực tiễn các bản án hình sự để từ đó, phân tích những hạn

chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế và đưa ra kiến nghị hoàn thiện

quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về vấn đề này. Do nghiên cứu theo định

hướng ứng dụng từ những vụ án điển hình trong thực tiễn xét xử để đưa ra kiến

nghị hoàn thiện cho nên đây là định hướng nghiên cứu mới trong Luận văn Thạc sĩ

của tác giả.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của Luận văn là thông qua quy định tại Điều 256 BLHS

năm 2015 và các bản án điển hình để phân tích những vướng mắc còn tồn tại trong

lý luận và thực tiễn định tội danh đối với tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất

ma túy. Trên cơ sở đó, đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự

Việt Nam về tội phạm này.

5

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, Luận văn xác định các nhiệm vụ:

- Phân tích quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về hành vi khách quan

của tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy quy định tại Điều 256 BLHS

năm 2015 và các quy định liên quan đến việc định tội danh tội chứa chấp việc sử

dụng trái phép chất ma túy trong trường hợp có nhiều hành vi phạm tội về ma túy.

- Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự Việt

Nam về tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy quy định tại Điều 256

BLHS năm 2015. Trên cơ sở đó, phân tích những vướng mắc, bất cập còn tồn tại

trên thực tế và nguyên nhân của những vướng mắc đó.

- Đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam đối

với tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy quy định tại Điều 256 BLHS

năm 2015.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là quy định của Điều 256 BLHS năm

2015 về Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy và thực tiễn áp dụng quy

định của BLHS năm 2015 về việc xác định tội danh đối với tội phạm này.

Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn định tội danh Tội chứa chấp

việc sử dụng trái phép chất ma túy theo luật hình sự Việt Nam trên phạm vi cả nước.

- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu nội dung đề tài thông qua một số bản án

điển hình của các Tòa án liên quan đến các vấn đề xác định tội danh đối với Tội

chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy trong giai đoạn từ năm 2018 - 2021.

5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng xuyên suốt toàn bộ luận văn

để phân tích các nội dung cần nghiên cứu và nhận thức một cách khái quát các nội

dung nghiên cứu, khái quát kết quả nghiên cứu của luận văn.

- Phương pháp so sánh được sử dụng để tìm hiểu điểm tương đồng và khác

biệt trong quá trình truy tố, xét xử giữa các bản án về việc xác định tội chứa chấp

việc sử dụng trái phép chất ma túy.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!