Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
233
Kích thước
63.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1095

Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo luật hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THU HỒNG

TỘI CHO VAY LÃI NẶNG

TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ

THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

TỘI CHO VAY LÃI NẶNG

TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ

THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự.

Định hƣớng nghiên cứu

Mã số: 8380104

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa

Họ và tên : Nguyễn Thị Thu Hồng

Lớp : Cao học luật, Khóa 31

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự

giúp đỡ của Giáo viên hướng dẫn. Những thông tin, số liệu viện dẫn trong luận văn

được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc, đảm bảo tính khách quan, trung thực./.

Ngƣời cam đoan

Nguyễn Thị Thu Hồng

DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT

STT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ

1 BLDS Bộ luật dân sự

2 BLHS Bộ luật hình sự

3 BLHS năm 2015 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017

4 BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự

5 CQĐT Cơ quan điều tra

6 TANDTC Tòa án nhân dân tối cao

7 VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ TỘI CHO VAY

LÃI NẶNG TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ..........................................................8

1.1. Khái niệm và đặc điểm của Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự .8

1.2. Khái quát lịch sử quy định về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân

sự trong pháp luật hình sự Việt Nam.................................................................13

1.3. Quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về

Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự......................................................19

1.4. Quy định về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự của một số nƣớc

trên thế giới...........................................................................................................27

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................36

CHƢƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TỘI CHO VAY LÃI

NẶNG TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ VÀ KIẾN NGHỊ..................................37

2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân

sự............................................................................................................................37

2.2. Kiến nghị về quy định của pháp luật hình sự đối với Tội cho vay lãi nặng

trong giao dịch dân sự .........................................................................................68

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................75

KẾT LUẬN..............................................................................................................76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, hoạt động cho vay lãi nặng của các nhóm tội

phạm đã và đang diễn ra rất phức tạp với những phương thức và thủ đoạn hết sức

tinh vi và xảo quyệt như: các đối tượng đã lợi dụng mạng viễn thông, mạng

Internet, núp bóng dưới các doanh nghiệp có chức năng cho vay, dịch vụ đòi nợ,

kinh doanh cầm đồ, tạo vỏ bọc đối phó với cơ quan chức năng để tổ chức các hoạt

động cho vay không thế chấp, góp vốn, góp tài sản kinh doanh với mức lãi suất rất

cao (từ 100%/năm đến 300%/năm, thậm chí lên đến 700%/năm đối với khoản tiền ở

thời điểm vay)1

nhằm thu lợi bất chính, kèm theo những hoạt động cho vay lãi nặng

là các hoạt động phạm tội khác nhằm mục đích thu hồi nợ của người vay như gây

rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, cưỡng đoạt tài sản, giết người nếu người

vay không trả được nợ. Riêng năm 2018, Công an các đơn vị, địa phương đã xử lý

hơn 2.500 vụ liên quan đến “Tín dụng đen”, trong đó khởi tố 34 vụ, với 66 bị can về

Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo Điều 201 BLHS năm 2015 và

2.353 vụ án khác có liên quan (84 vụ giết người, 855 vụ án cố ý gây thương tích,

105 vụ cướp tài sản và 1.309 vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến tín

dụng đen)2

. Với thủ đoạn này các đối tượng phạm tội đã đẩy nhiều người rơi vào

hoàn cảnh phải bán nhà, bán tài sản, bỏ gia đình trốn nợ.

Để kịp thời đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh xã hội, bảo vệ

tính mạng, sức khỏe và tài sản của công dân, BLHS năm 2015 đã kịp thời sửa đổi,

bổ sung những quy định của BLHS năm 1999 từ “Tội cho vay lãi nặng” thành "Tội

cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự" để phù hợp với các quy định mới của

BLDS năm 2015 và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Tuy nhiên, quy định

tại Điều 201 BLHS năm 2015 trong thực tiễn áp dụng vẫn còn nhiều vướng mắc,

bất cập dẫn đến nhiều quan điểm và cách áp dụng pháp luật không thống nhất giữa

các Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng làm cho công tác đấu

tranh, phòng chống đối với tội phạm này chưa thực sự hiệu quả.

1 Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu

tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”.

2 Lê Quý Vương (2019) “Tình hình hoạt động “Tín dụng đen” và những vấn đề đặt ra trong công tác của lực

lượng cảnh sát nhân dân”, Hội thảo khoa học thực trạng “Tín dụng đen” và những vấn đề đặt ra đối với công

tác quản lý đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến “Tín dụng đen” của lực

lượng cảnh sát nhân dân, tr.7

2

Việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự từ giai đoạn

khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử đối với các vụ án về Tội cho vay lãi nặng trong

giao dịch dân sự còn bộc lộ những hạn chế, khó khăn, vướng mắc nhất định như

thiếu văn bản hướng dẫn, các văn bản pháp lý liên quan đã ban hành còn chồng

chéo, mâu thuẩn, một số văn bản không còn phù hợp với thực tiễn áp dụng. Từ đó

dẫn đến việc xử lý hành vi cho vay lãi nặng hết sức khó khăn, phức tạp. Vì vậy,

hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự cần phải được nhận thức và áp dụng

thống nhất nhằm đấu tranh phòng, chống tội phạm một cách hiệu quả.

Do vậy, để khắc phục những khó khăn, vướng mắc về quy định của pháp luật

và thực tiễn áp dụng pháp luật về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, bảo

đảm cho quá trình thực thi pháp luật hình sự được chính xác, xử lý đúng người,

đúng tội, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, đáp

ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Việc nghiên cứu

những vấn đề lý luận và thực tiễn để qua đó có những kiến nghị hoàn thiện pháp

luật, và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong

điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự là

điều cần thiết. Xuất phát từ những lý do đó mà tác giả chọn đề tài “Tội cho vay lãi

nặng trong giao dịch dân sự theo luật hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn Thạc

sĩ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong những năm vừa qua có một số công trình khoa học có liên quan đến đề

tài của tác giả đã được đề cập và công bố như:

- Giáo trình:

Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình luật hình sự

Việt Nam - Phần chung, NXB Hồng Đức, Hội Luật gia Việt Nam.

Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình luật hình sự

Việt Nam phần các tội phạm – quyển 1, NXB Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam.

Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình luật hình sự Việt Nam phần

các tội phạm – quyển 1, NXB Công an nhân dân.

Nội dung các giáo trình trên phân tích về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch

dân sự một cách cơ bản về các yếu tố cấu thành tội phạm: khách thể, chủ thể, mặt

3

chủ quan, mặt khách quan và hình phạt trên cơ sở các nội dung mà điều luật quy

định chứ không làm rõ lịch sử hình thành và phát triển các quy định của pháp luật

hình sự qua các thời kỳ về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự cũng như

không đi sâu phân tích, đánh giá những điểm tích cực, hạn chế, những khó khăn,

vướng mắc gặp phải trong quá trình giải quyết vụ án đối với hành vi cho vay lãi

nặng trong giao dịch dân sự.

- Sách bình luận:

Đinh Văn Quế (2003), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự - Các tội xâm

phạm trật tự quản lý kinh tế, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

Trần Văn Biên, Đinh Thế Hưng (2017), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự

năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), NXB Thế Giới.

Lê Quang Thành (2020), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015, được

sửa đổi, bổ sung năm 2017, NXB Lao động, Hà Nội.

So với nội dung về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự trong các giáo

trình luật hình sự, Bình luận khoa học BLHS có sự phân tích kỹ hơn về các yếu tố

cấu thành tội phạm cũng như khung hình phạt tăng nặng được áp dụng. Mặc dù vậy,

nội dung được bình luận cũng nằm trong phạm vi điều luật mà BLHS quy định chứ

không đánh giá về thực trạng áp dụng pháp luật để có hướng giải quyết đối với

những vướng mắc phát sinh trong thực tiễn.

- Bài viết khoa học:

Bài viết “Tội cho vay lãi nặng - những bất cập của Bộ luật hình sự và giải

pháp khắc phục” của tác giả Nguyễn Văn Hương đăng trên Tạp chí Tòa án nhân

dân số 19/2004.

Bài viết “Những khó khăn, vướng mắc trong xử lý tội phạm cho vay lãi nặng

trong giao dịch dân sự” của tác giả Đồng Thị Lan Anh đăng trên Tạp chí kiểm sát

số 24/2019.

Bài viết “Một số ý kiến từ thực tiễn thực hành quyền công tố, kiểm sát điều

tra, truy tố, xét xử Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” của tác giả Lê Văn

Quang đăng trên Tạp chí kiểm sát số 04/2020.

Bài viết “Một số vấn đề về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” của

tác giả Đinh Văn Quế đăng trên Tạp chí Luật sư Việt Nam số 8+9/2020.

4

Bài viết “Kinh nghiệm thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải

quyết nguồn tin về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” của tác giả Nguyễn

Thị Kim Thơ đăng trên Tạp chí kiểm sát số 17/2020.

Bài viết “Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự của Bộ luật hình sự

năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017” của tác giả Hoàng Minh Đức đăng trên Tạp

chí Nghề luật số 4/2020.

Bài viết “Bàn về giải quyết xung đột pháp luật trong xử lý hành vi cho vay

nặng lãi” của tác giả Hoàng Thế Anh đăng trên Tạp chí kiểm sát số 22/2019.

Trong các bài viết này, hầu hết các tác giả đã phân tích một cách sơ lược về

tình hình tội phạm liên quan đến hoạt động tín dụng đen, các yếu tố cấu thành tội

phạm và chỉ ra một số hạn chế vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật của

Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự trong BLHS. Đồng thời các tác giả

cũng đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc đó. Tuy

nhiên, dưới góc độ là một bài viết đăng trên tạp chí nên bài viết chưa phân tích các

yếu tố cấu thành tội phạm cũng như những vướng mắc, bất cập gặp phải khi áp

dụng pháp luật.

- Luận văn thạc sĩ:

Trương Thị Hồng Ngân, (2016) Luận văn thạc sĩ Luật học “Nâng cao hiệu

quả phòng, chống hành vi cho vay lãi nặng - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” tại

Trường Đại Học Cần Thơ. Trong công trình này, tác giả nghiên cứu hành vi cho vay

lãi nặng với phạm vi nghiên cứu rộng đó là hành vi cho vay lãi nặng theo pháp luật

dân sự, pháp luật hành chính và pháp luật hình sự chứ không tập trung nghiên cứu

những vấn đề lý luận và thực tiễn về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Vì vậy, theo đánh giá của tác giả, mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu đề

cập đến Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, tuy nhiên, đa số các đề tài chỉ

giải quyết những vấn đề có liên quan dưới góc độ tài chính, tín dụng hoặc nghiên

cứu ở một khía cạnh (Định tội danh; Hành vi khách quan của tội phạm …), chưa có

công trình hay bài viết nào đánh giá một cách chuyên sâu, toàn diện các vấn đề liên

quan đến lý luận và thực tiễn về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Mặc

dù vậy, kết quả các công trình, bài viết nêu trên là một trong những nguồn tài liệu

quan trọng mà tác giả có thể nghiên cứu, tham khảo, kế thừa và bổ sung để hoàn

thiện cho luận văn.

5

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu

Dựa trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và pháp luật về Tội cho vay lãi

nặng trong giao dịch dân sự, thực tiễn áp dụng pháp luật đối với Tội cho vay lãi

nặng trong giao dịch dân sự, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy

định pháp luật hiện hành cũng như bảo đảm áp dụng đúng pháp luật về tội này.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Với mục đích đã được xác định, luận văn cần thiết phải thực hiện các nhiệm

vụ cụ thể sau:

- Làm rõ những vấn đề lý luận và phân tích quy định về Tội cho vay lãi nặng

trong giao dịch dân sự của BLHS hiện hành.

- Nghiên cứu lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về Tội cho vay lãi nặng

trong giao dịch dân sự qua các thời kỳ trong lịch sử.

- Nghiên cứu quy định về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự trong

pháp luật hình sự của BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, BLHS Liên bang Đức;

so sánh, đối chiếu các quy định của pháp luật Việt Nam so với BLHS Cộng hòa

nhân dân Trung Hoa, BLHS Liên bang Đức để tham khảo và vận dụng kinh nghiệm

pháp luật nước ngoài vào Việt Nam.

- Khảo sát, thu thập thông tin, số liệu, tiến hành phân tích và đánh giá thực

tiễn áp dụng pháp luật về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự trên phạm vi

cả nước;

- Kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật hiện hành cũng như bảo

đảm áp dụng đúng pháp luật về tội này.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật hình sự Việt

Nam về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự tại BLHS năm 2015. Đồng

thời, đối tượng nghiên cứu của đề tài còn bao gồm các quy định về Tội cho vay lãi

nặng trong giao dịch dân sự trong pháp luật hình sự của pháp luật nước ngoài cụ thể

là BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, BLHS Liên bang Đức; đối tượng nghiên

6

cứu của đề tài là thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự trên cơ sở các vụ án về Tội cho

vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Phạm vi nghiên cứu

+ Pháp luật Việt Nam: Đề tài nghiên cứu quy định về Tội cho vay lãi nặng

trong giao dịch dân sự tại các BLHS Việt Nam (Điều 171 BLHS năm 1985, Điều

163 BLHS năm 1999, Điều 201 BLHS năm 2015)

+ Pháp luật hình sự nước ngoài: đề tài nghiên cứu các quy định của BLHS

Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Điều 175), BLHS Liên bang Đức (Điều 291)

+ Phạm vi về thời gian và không gian đối với khảo sát về thực tiễn áp dụng

pháp luật: Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở số liệu cụ thể về Tội cho vay lãi nặng

trong giao dịch dân sự được thu thập trong phạm vi cả nước cùng với các bản án đã

được Tòa án nhân dân địa phương xét xử giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020.

5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và

duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac – LeNin.

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp lý thuyết

luật học, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp nghiên cứu vụ

án điển hình trong quá trình thực hiện.

+ Phương pháp lý thuyết luật học được tác giả sử dụng để giải quyết các

nhiệm vụ cụ thể như làm rõ những vấn đề lý luận về Tội cho vay lãi nặng trong giao

dịch dân sự, phân tích quy định về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo

quy định của BLHS hiện hành; Phân tích quy định về Tội cho vay lãi nặng trong

giao dịch dân sự trong pháp luật hình sự của một số quốc gia.

+ Phương pháp so sánh được tác giả sử dụng nhằm đối chiếu các quy định

của pháp luật khi nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của Tội cho vay lãi

nặng trong giao dịch dân sự để phát hiện những điểm tích cực, điểm hạn chế của

từng quy định trong từng thời kỳ. Đồng thời tác giả còn sử dụng phương pháp so

sánh nhằm đối chiếu các quy định của BLHS Việt Nam so với BLHS Cộng hòa

nhân dân Trung Hoa, BLHS Liên bang Đức.

+ Phương pháp thống kê được tác giả sử dụng để khảo sát, thu thập thông tin,

số liệu về công tác xử lý hình sự đối với tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch

7

dân sự nhằm làm rõ thực trạng áp dụng pháp luật về Tội cho vay lãi nặng trong giao

dịch dân sự ở nước ta trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020.

+ Đối với phương pháp nghiên cứu án điển hình: nghiên cứu 100 bản án gồm

91 bản án sơ thẩm, 09 bản án phúc thẩm nhằm phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng

pháp luật về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự trong việc định tội, định

khung và quyết định hình phạt để đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật đối với

Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn.

Ý nghĩa khoa học

Luận văn góp phần nhất định vào việc làm phong phú thêm nhận thức chung

về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự trong khoa học luật hình sự Việt

Nam. Đồng thời góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về Tội cho

vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Ý nghĩa thực tiễn

Bên cạnh giá trị về mặt lý luận, luận văn còn có thể được vận dụng như một

tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy và học tập tại các cơ sở

giáo dục trên cả nước. Thêm vào đó, đối với các cán bộ công tác thực tiễn, đặc biệt

là cán bộ công tác trong lĩnh vực hình sự, luận văn sẽ giúp ích một phần để các đối

tượng này vận dụng trong quá trình giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tế.

7. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết

cấu gồm hai chương. Cụ thể như sau:

Chƣơng 1. Những vấn đề lý luận và pháp lý về Tội cho vay lãi nặng trong

giao dịch dân sự.

Chƣơng 2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về Tội cho vay lãi nặng trong giao

dịch dân sự và kiến nghị.

8

CHƢƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ TỘI CHO VAY LÃI NẶNG

TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ

1.1. Khái niệm và đặc điểm của Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

1.1.1. Khái niệm Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

Trước khi đưa ra khái niệm về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự thì

cần phải làm rõ khái niệm “vay”, “cho vay”, “hợp đồng vay tài sản”, “lãi”, “lãi

nặng”, “Giao dịch dân sự”.

- Theo Từ điển Tiếng Việt thì vay là “hoạt động nhận tiền hay vật gì của

người khác để sử dụng trước với điều kiện sẽ trả tương đương hoặc có thêm phần

lãi”

3

, còn cho vay là “bên cho vay đưa tiền cho bên vay trong một thời hạn nhất

định rồi trả cả vốn lẫn tỷ suất lãi”

4

, Theo từ điển Tưởng giải và liên tưởng tiếng

Việt thì khái niệm cho vay là “tạm cho người khác sử dụng một khoản tiền hoặc vật

dụng và sẽ được hoàn lại theo thỏa thuận”

5

.

Theo từ điển Luật học thì cho vay được hiểu là “Bên cho vay giao cho bên

vay một khoản tiền hoặc vật cùng loại để làm sở hữu trong thời hạn hoặc các bên

đã thỏa thuận. Cho vay có thể có lãi hoặc không có lãi, người vay chỉ phải trả lãi

nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”

6

.

Theo Khoản 16 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng “Cho vay là hình thức cấp

tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản

tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo sự thỏa

thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.

Dưới góc độ khoa học pháp lý thì “vay” và “cho vay” là một giao dịch dân sự

được thể hiện dưới dạng là một hợp đồng vay tài sản. Theo quy định tại Điều 463

BLDS năm 2015 thì “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó

bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho

bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu

có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.

3

Phạm Lê Biên (chủ biên) (2016), Từ điển Tiếng việt thông dụng, Nxb Hồng Đức, Hà Nội, tr. 152

4 Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, tr.371

5 Nguyễn Văn Đạm (2004), Từ điển tưởng giải và liên tưởng tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, tr.149

6

Từ điển luật học (2006), Nxb Từ điển Bách Khoa, tr.143

9

Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát

sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự

7

.

Giao dịch dân sự là một sự kiện pháp lý dưới dạng hành vi pháp lý đơn

phương hoặc đa phương làm phát sinh hậu quả pháp lý. Trong đó, hợp đồng vay tài

sản là giao dịch dân sự được thực hiện dưới dạng hành vi pháp lý đa phương nhằm

làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự, trong giao dịch dân sự

này các bên thể hiện ý chí, mục đích của mình. Hậu quả pháp lý của hợp đồng vay

tài sản được phát sinh ngay sau khi các bên giao kết hợp đồng. Mỗi bên trong hợp

đồng vay tài sản có thể có một hoặc nhiều chủ thể tham gia. Trong hợp đồng vay tài

sản ý chí của một bên đòi hỏi sự đáp lại của bên kia, tạo thành sự thống nhất ý chí

của các bên, từ đó mới hình thành được hợp đồng

8

.

Từ định nghĩa của hợp đồng vay tài sản thì chủ thể của hợp đồng vay, nghĩa

vụ chính của mỗi chủ thể khi tham gia vào giao dịch, đối tượng của hợp đồng vay,

các loại hợp đồng vay tài sản. Theo đó, chủ thể của hợp đồng vay bao gồm bên

vay và bên cho vay, có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, có năng lực hành vi dân

sự (về độ tuổi, khả năng nhận thức, làm chủ hành vi) hoàn toàn tự nguyện khi

tham gia giao kết hợp đồng. Nhìn chung bất kỳ chủ thể nào có quyền sở hữu hợp

pháp tài sản (tài sản thỏa mãn các điều kiện của pháp luật để trở thành đối tượng

của hợp đồng vay tài sản) đều được phép mang tài sản đó đi cho vay. Khi hợp

đồng vay tài sản được giao kết, nghĩa vụ chính của bên cho vay là giao tài sản cho

bên vay và nghĩa vụ chính của bên vay là hoàn trả tài sản cùng loại theo đúng số

lượng, chất lượng cho bên cho vay, bên vay chỉ có nghĩa vụ trả lãi nếu có thỏa

thuận lãi suất hoặc theo pháp luật quy định. Đối tượng của hợp đồng vay tài sản là

vật và tiền (không bao gồm quyền tài sản và vật đặc định). Tuy nhiên, thông

thường đối tượng vay tài sản là tiền, nếu đối tượng của hợp đồng vay là vật thì

phải vật cùng loại, bởi vì khi hết thời hạn vay, bên vay phải trả lại tài sản đó cho

bên vay hoặc trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị

giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý

9

.

Hợp đồng vay tài sản có thể bao gồm các loại sau đây: hợp đồng vay tài sản có kỳ

hạn và hợp đồng vay tài sản không có kỳ hạn (căn cứ vào thời hạn vay), hợp đồng

vay tài sản có bảo đảm và hợp đồng vay tài sản không có bảo đảm (căn cứ vào tài

7 Điều 116 BLDS năm 2015.

8 Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình luật dân sự Việt Nam (Tập 1), Nxb. Công an nhân dân, tr. 136

9 Khoản 2, Điều 466 BLDS 2015.

10

sản bảo đảm), hợp đồng vay tài sản có trả lãi và hợp đồng vay tài sản không trả lãi

(căn cứ vào lãi suất).

Hợp đồng vay tài sản trong giao dịch dân sự gồm 02 loại: “Hợp đồng cho vay

tài sản là tiền giữa tổ chức tín dụng với khách hàng (sau đây gọi là hợp đồng tín

dụng) và hợp đồng vay tài sản là tiền giữa cá nhân, pháp nhân không phải là tổ chức

tín dụng với nhau (sau đây gọi là hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín

dụng)10

. Điều 201 BLHS năm 2015 quy định về Tội cho vay lãi nặng trong giao

dịch dân sự chỉ điều chỉnh đối với hợp đồng vay là tiền giữa cá nhân, pháp nhân

không phải là tổ chức tín dụng với nhau tức là hợp đồng vay không phải là hợp

đồng tín dụng, mặt khác các vấn đề về lãi suất để tính số tiền thu lợi bất chính trong

Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự là lãi suất được quy định trong BLDS,

còn đối với hợp đồng vay tài sản là hợp đồng tín dụng sẽ do Luật Ngân hàng, Luật

các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn liên quan đến Luật Ngân hàng, Luật

các tổ chức tín dụng điều chỉnh mà không thuộc đối tượng điều chỉnh của BLDS.

Trong phần lớn các hợp đồng vay tài sản thì bên vay phải trả thêm một khoản

tiền ngoài tiền gốc cho bên cho vay (hay gọi là tiền lãi), tiền lãi này các bên tính

dựa trên phần trăm số tiền gốc tương ứng (hay còn gọi là lãi suất).

- Về lãi suất, hiện nay có nhiều cách định nghĩa khác nhau như: theo Từ điển

luật học thì lãi suất cho vay là “lãi suất tính trên số vốn mà bên vay phải trả kèm

theo gốc tiền vay…lãi suất cho vay thể hiện dưới hình thức tỷ lệ phần trăm trên số

tiền vay theo khoảng thời gian xác định (tháng, ngày, năm). Lãi suất cho vay là nội

dung bắt buộc các bên phải thỏa thuận khi ký kết hợp đồng tín dụng”

11 lãi suất còn

được hiểu là “tỉ lệ phần trăm số tài sản tăng thêm trên số tài sản vay do các bên

thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Lãi suất được dùng để xác định số lãi trên

nợ gốc và lãi nợ quá hạn mà bên vay phải trả cho bên cho vay”

12

, hay “Lãi suất là

phần trăm nhất định mà người vay phải trả thêm vào số tài sản đã vay tính trên đơn

vị thời gian, nếu các bên có thỏa thuận về việc trả lãi hoặc pháp luật có quy định về

việc trả lãi”

13

.

10 Điều 1 Nghị định 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân

dân tối cao về hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm.

11 Từ điển luật học (2006), Nxb Từ điển Bách Khoa, tr.452

12 Nguyễn Văn Cừ - Trần Thị Huệ (2017) “Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2015 của nước cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, tr.702

13 Nguyễn Ngọc Chung (2018), Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản theo quy định của pháp luật Việt Nam,

Luật văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.14

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!