Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

toàn cầu hóa và vấn đề hội nhập cửa việt nam
MIỄN PHÍ
Số trang
33
Kích thước
215.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
962

toàn cầu hóa và vấn đề hội nhập cửa việt nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI NÓI ĐẦU

Toàn cầu hóa là một hiện thực mới ở Việt Nam. Chúng ta mới chỉ thực sự làm

quen với toàn cầu hóa trong vòng 20 năm trở lại đây. Nhớ lại là vào cuối thế kỷ 15, khi

làn sóng toàn cầu hóa thứ nhất bắt đầu thì dân tộc ta vẫn còn bế tắc dưới thời vua Lê,

chúa Trịnh; và đèo Ngang vẫn còn sừng sững trên tiến trình Nam tiến của dân tộc.

Trong làn sóng toàn cầu hóa thứ hai, chúng ta, lại một lần nữa, không phải là người

trong cuộc. Nếu như dân tộc ta đã không có ý thức về làn sóng thứ nhất thì chúng ta đã

chủ động chối bỏ một cách có ý thức làn sóng thứ hai. Rất may là đối với làn sóng toàn

cầu hóa thứ ba này, dân tộc ta đã có ý thức hơn và đã chủ động hòa mình vào làn sóng

ấy, dám chấp nhận vị mặn chát của nó để đổi lấy sức mạnh của đại dương. Chỉ có tinh

thần ấy mới tương xứng với những cơ hội và thách thức to lớn mà toàn cầu hóa đang

đem lại cho dân tộc chúng ta.

Trước tình hình chung cũa thế giới,và Việt Nam đang có xu hướng toàn cầu hóa

nên em chọn đề tài: "Toàn cầu hóa và vấn đề hội nhập cửa Việt Nam"

Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng xong vì mới làm quen với hình thức viết tiểu luận

cũng như sự hiểu biết còn rất hạn chế của một sinh viên còn đang học tập và nghiên

cứu trong nhà trường nên bài viết của em không thể tánh được nhiều thiếu xót. Em rất

mong sự giúp đỡ, góp ý và dạy bảo của các thầy cô cũng như những người quan tâm

tới vấn đề này. Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn thầy Võ Minh Tuấn giáo viên

trực tiếp giảng dạy bộ môn Triết học đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu

luận này.

Em xin chân thành cảm ơn!

1

NỘI DUNG

ChươngI:Lý luận chính vấn đề toàn cầu hóa và vấ đề hội nhập của

Việt Nam:

1.1:Định nghĩa:

Là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xả hội và trong nền kinh tế thế

giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quôc gia , các tổ chức

hay các cá nhân ở góc độ văn hoá, kinh tế, v.v. trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong

phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại

nói chung và tự do hóa thương mại hay “tự do thương mại” nói riêng. Cũng ở góc độ

kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng

chảy thương mại,kỷ thuật,công nghệ,thông tin,văn hóa

1.2:Lịch sử toàn cầu hóa

Toàn cầu hoá, theo nghĩa cổ điển, đã bắt đầu vào khoảng thế kỷ 15, sau khi có

những cuộc thám hiểm hàng hải quy mô lớn. Cuộc thám hiểm lớn lần đầu tiên vòng

quanh thế giới do Ferdinand Magillan thực hiện vào năm 1522. Cũng như việc xuất

hiện các trục đường trao đổi thương mại giữa, châu Á,châu Phi,châu Âu và châu Mỹ

không phải là hiện tượng gần đây. Ngoài những trao đổi về hàng hoá vật chất, một số

giống cây cũng được đem trồng từ vùng khí hậu này sang vùng khí hậu khác (chẳng

hạn như khoai tây, cà chua và thuốc lá).

Do có hai khía cạnh kỹ thuật và chính trị, "toàn cầu hoá" sẽ có nhiều lịch sử khác

nhau. Thông thường trong phạm vi của kinh tế học và kinh tế chính trị học, toàn cầu

hoá chỉ là lịch sử của việc trao đổi thương mại không ngừng giữa các nước dựa trên

những cơ sở ổn định cho phép các cá nhân và công ty trao đổi hàng hoá với nhau một

cách trơn tru nhất.

Thuật ngữ "tự do hoá" xuất hiện để chỉ sự kết hợp của học thuyết kinh tế về thị

trương tự do tuyệtđối Thuật ngữ "tự do hoá" xuất hiện để chỉ sự kết hợp của học thuyết

2

kinh tế về chấm dứt hàng rào thuế quan bảo hộ và các rào cản khác. Thời kỳ bắt đầu

dung vàng làm tiêu chuẩn cũa hệ thống tiền tệ (bản vị vàng) và tự do hoá trong thế kỷ

19 thường được chính thức gọi là "thời kỳ đầu của toàn cầu hoá". Cùng với thời kỳ

bành trướng cũa đế quốc Anh và việc trao đổi hàng hoá bằng các loại tiền tệ có sử

dụng tiền xu, thời kỳ này là cùng với giai đoạn công nghiệp hoá. Cơ sở lý thuyết là

công trình của David Ricardo nói về lợi thế so sánh và luật cân bằng chung của Jean￾Batise Say cho rằng, về cơ bản các nước sẽ trao đổi thương mại một cách hiệu quả, và

bất kỳ những bất ổn tạm thời về cung hay cầu cũng sẽ tự động được điều chỉnh. Việc

thiết lập bản ng mại một cách hiệu quả, và bất kỳ những bất ổn tạm thời về cung hay

cầu cũng sẽ tự động được điều chỉnh. Việc thiết lập bản vị vàng bắt đầu ở các nước

công nghiệp hoá chính khoảng giữa năm 1850 và năm 1880 , mặc dù chính xác khi nào

các nước này áp dụng bản vị vàng vẫn còn là đề tài gây nhiều tranh cãi.

"Thời kỳ đầu của toàn cầu hoá" rơi vào thoái trào khi bắt đầu bước vào chiến

tranh thế giới thứ nhất và sau đó sụp đổ hẳn khi xảy ra khủng hoảng bản vị vàng vào

cuối những năm 1920 và đầu những năm 1930.

Trong môi trường hậu chiến tranh thế giới hai , thương mại quốc tế đã tăng

trưởng đột ngột do tác động của các tổ chức kinh tế quốc tế và các chương trình tái

kiến thiết. Kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai, các Vòng đàm phán thương mại do

GATT khởi xướng, đã đặt lại vấn đề toàn cầu hoá và từ đó dẫn đến một loạt các hiệp

định nhằm gỡ bỏ các hạn chế đối với “thương mại tự do” Vòng đàm phán Uruguay đã

đề ra hiệp ước thành lập tổ chức thương mại thế giới hay WTO, nhằm giải quyết các

tranh chấp thương mại. Các hiệp ước thương mạisong phương khác, bao gồm một phần

của hiệp ước Maastricht của châu Âu và hiệp ước tự do mậu dịch Bắc Mỹ (NAFTA)

cũng đã được ký kết nhằm mục tiêu giảm bớt các thuế quan và rào cản thương mại. Từ

thập kỷ 1970, các tác động của thương mại quốc tế ngày càng rõ rệt, cả về mặt tích cực

lẫn tiêu cực.

3

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!