Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Toàn cầu hoá và những mặt trái.doc
MIỄN PHÍ
Số trang
20
Kích thước
230.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1807

Toàn cầu hoá và những mặt trái.doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Toàn cầu hoá và những mặt trái

Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham

gia, xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia

chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp

tác vừa có đấu tranh, vừa tạo ra những cơ hội cho sự phát triển nhưng cũng vừa có những

thách thức đối với các quốc gia, nhất là các quốc gia đang ở trình độ kém phát triển. Vì toàn

cầu hoá là một xu thế, một quá trình khách quan cho nên không thể đảo ngược.

1 Lời hứa của các tổ chức toàn cầu:

1.1 Lợi ích của toàn cầu hoá: thông qua thương mại quốc tế giúp các quốc gia tăng

trưởng nhanh hơn, nhiều người trên thế giới sống lâu hơn và hưởng mức sống cao hơn trước

đây, giảm đi tình trạng cô lập mà các nước đang phát triển thường gặp và tạo ra cơ hội tiếp

cận tri thức cho nhiều người ở các nước đang phát triển…

1.2 Tác hại của toàn cầu hoá: làm gia tăng tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng trong

xã hội, tự do hoá thị trường tài chính nhanh chóng trong khi chưa có các cơ chế cạnh tranh và

kiểm soát đã dẫn tới khủng hoảng tài chính châu Á (1997), việc xoá bỏ các hàng rào thương

mại để thị trường tự do cạnh tranh (không có sự điều tiết của chính phủ) đã gây thiệt hại lớn

cho các nước đang phát triển bởi hàng hoá của họ sản xuất ra không thể cạnh tranh được với

hàng hoá nước ngoài, việc nới lỏng kểm soát thị trường vốn ở Mỹ Latinh và châu Á đưa đến

sự sụp đổ của hệ thống tỉ giá và sự suy yếu của hệ thống ngân hàng, môi trường bị huỷ hoại,

tham nhũng gia tăng…

1.3 Những sai lầm của 3 tổ chức (IMF, WB, WTO) điều phối toàn cầu hoá:

1.3.1 Cơ sở hình thành IMF: IMF được thành lập trên cơ sở niềm tin thị trường

thường là không hoàn hảo nhưng nó lại quá tin vào sự hoạt động hiệu quả của thị trường tự

do và cần có áp lực quốc tế buộc các nước theo đuổi chính sách kinh tế tiền tệ -tài khoá mở

rộng nhằm kích thích nền kinh tế thì IMF lại thường chỉ chấp nhận cho vay nếu các nước

thực hiện chính sách tiền tệ -tài khóa khắc khổ (giảm thâm hụt ngân sách, tăng thuế, tăng lãi

suất) dẫn tới sự thu hẹp nền kinh tế. Từ 2 nguyên nhân trên mà từ khi thành lập đến nay các

chính sách của IMF đưa ra thường mang lại tác hại nhiều hơn là những lợi ích mà nó đem lại

cho nền kinh tế toàn cầu.

1.3.2 Những sai lầm của IMF: Thứ nhất, do quá tin vào hiệu quả của tự do hoá mà nó

thường xem nhẹ vai trò của chính phủ (luôn xem chính phủ là nguồn gốc của mọi vấn đề).

Thứ hai, mặc dù IMF và WB – 2 tổ chức được lập ra với những mục đích khác nhau (nhiệm

vụ của IMF là tập trung vào các vấn đề khủng hoảng, nhiệm vụ của WB là giải quyết các vấn

đề cơ cấu kinh tế các nước) nhưng hoạt động thì ngày càng chồng chéo lên nhau (WB chỉ

cho các nước vay khi có sự chấp thuận của IMF. Chính vì thế mà nó đã áp đặt một số điều

kiện lên các quốc gia khi các nước này cần sự giúp đỡ của nó). Thứ ba, IMF đã đi quá xa giới

hạn và khả năng của nó thay vì tập trung vào việc giải quyết những vấn đề kinh tế vĩ mô. Nó

cho rằng, các vấn đề cơ cấu đều ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế và do đó sẽ ảnh hưởng

tới ngân sách chính phủ hay thâm hụt thương mại. Vì vậy, nó cảm thấy mọi vấn đề đều nằm

trong quyền quản lí của mình. Thứ 4, IMF là một tổ chức công đại diện cho các nước thì nó

phải là một tổ chức độc lập và minh bạch nhưng trên thực tế các hoạt động của IMF không

những bị chi phối bởi ý chí chung của các nước G7 mà còn bởi giới tư bản thương mại, tài

chính ở nước đó. Thứ 5 là sự thiếu minh bạch – dân chủ trong việc thảo luận về các chiến

lược giải pháp của tổ chức này cho các quốc gia đang phát triển.

Như vậy, trong suốt nửa thế kỉ kể từ khi thành lập đến nay, IMF gần như đã thất bại

trong sứ mệnh của nó. Lẽ ra, khi các nước gặp khó khăn về kinh tế thì nó phải trợ giúp tài

1

Toàn cầu hoá và những mặt trái

chính cho các nước này phục hồi trạng thái gần toàn dụng lao động thì nó lại không thực

hiện. Điều này đã dẫn tới khủng hoảng kinh tế nổ ra ngày càng nhiều và ngày càng khốc liệt.

Tồi tệ hơn, những chính sách mà IMF áp đặt, đặc biệt là tự do hoá thị trường tài chính quá

sớm đã đưa đến sự bất ổn định toàn cầu và khi một nước bị khủng hoảng thì các trợ giúp của

các chương trình IMF lại càng làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt là người nghèo.

1.3.3 Thoả thuận Bretton Woods: đã kêu gọi thành lập một tổ chức kinh tế quốc tế thứ

3, WTO, để kiểm soát quan hệ thương mại quốc tế không những nhằm hạn chế việc các nước

tăng thuế nhập khẩu bảo vệ nền kinh tế nội địa gây ra sự tràn lan của suy thoái kinh tế mà

còn thúc đẩy sự lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ và tạo ra một diễn đàn để đảm bảo đàm

phán thương mại được diễn ra và những thoả thuận được thực hiện. Như vậy, những ý tưởng

và dự định đằng sau sự hình thành của các tổ chức quốc tế đều là tốt đẹp, nhưng dần qua thời

gian đã bị biến dạng thành những thứ khác nhau. Những định hướng hoạt động của IMF,

nhấn mạnh đến sự thất bại của thị trường và vai trò của chính phủ trong việc tạo việc làm đã

bị thay thế bởi tư tưởng thị trường tự do. Tư tưởng này, chính là một phần của đồng thuận

Washington- một sự đồng thuận giữa IMF, WB, Bộ tài chính Mỹ về "các chính sách đúng"

cho các nước phát triển.

1.3.4 Những hạn chế căn bản trong đồng thuận Washington: thứ nhất là khá nhiều ý

tưởng trong sự đồng thuận mới này được hình thành trong quá trình đối phó với những vấn

đề của Mỹ Latinh, nơi các chính phủ thường mất kiểm soát chi tiêu ngân sách trong khi lại

thực thi nới lỏng tiền tệ và hậu quả là lạm phát lại được áp dụng cho những nước mà nền

kinh tế có cấu trúc, thế mạnh, điểm yếu hoàn toàn khác. Thứ hai, những chính sách như tự do

hoá thị trường vốn được đẩy mạnh trên khắp các nước Mỹ Latinh góp phần tạo ra những bất

ổn định thì những chính sách này vẫn được thúc đẩy ở nơi khác. Thứ ba, các chính sách được

đưa ra không hề phù hợp với những nước trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển hay

chuyển đổi kinh tế như việc bắt một nước đang phát triển mở cửa thị trường cho hàng hoá

nhập khẩu cạnh tranh với sản phẩm của các ngành công nghiệp nội địa còn non nớt và dễ bị

tổn thương đã gây ra những hậu quả kinh tế xã hội nghiêm trọng. Hay việc yêu cầu các nước

phát triển phải thắt chặt chính sách tiền tệ đẩy lãi suất lên cao trong khi mạng lưới an sinh xã

hội chưa hình thành đã dẫn đến những người mất việc bị đẩy vào cảnh nghèo đói túng quẫn.

Hay việc bắt các nước đang phát triển với hệ thống ngân hàng vừa chỉ mới phát triển phải đối

mặt với những rủi ro khi mở cửa thị trường đã làm cho các nước này không thể kiểm soát

được dòng chu chuyển vốn khi mà sự lưu chuyển tiền vào và ra ở các nước này diễn ra với

tần suất quá lớn. Thêm vào đó, chính sách thắt lưng buộc bụng đã không làm tăng trưởng

kinh tế các nước như đã hứa hẹn mà còn là nguyên nhân cản trở tăng trưởng, gia tăng nghèo

đói. Tuy nhiên, một số cải cách kiểu thị trường tự do của IMF cũng có đem lại thành công

cho một số nước như Chile chẳng hạn nhưng phần còn lại của lục địa này vẫn còn phải tiếp

tục bù lại một thập kỉ đã mất mát. Thậm chí, ngay cả khi những nước này đã đẩy lùi được

lạm phát thì tình trạng thất nghiệp cao kinh niên vẫn còn. Thêm vào đó, tại các quốc gia có

được một chút tăng trưởng ta cũng thấy rõ là lợi ích chỉ tập trung vào trong tay những người

giàu và đặc biệt là tầng lớp cực giàu trong khi nghèo đói vẫn hoành hành.

1.3.5 Vấn đề người đại diện trong IMF: những người đứng đầu trong IMF và bộ tài

chính Mỹ thường xuất thân từ các công ty tài chính và sau khi kết thúc nhiệm kì trong chính

phủ họ lại trở về nơi đó làm việc. Điều này đã cho thấy, những cá nhân này đương nhiên sẽ

nhìn thế giới bằng con mắt của cộng đồng tài chính và những quyết định của các tổ chức này

luôn luôn phản ảnh quan điểm và lợi ích của những người ra quyết định.

2

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!