Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

TL on thi (1)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GDCD 9
--------------------------********************---------------------------
Câu 1: Em hãy cho biết những trường hợp nào thì thực hiện quyền khiếu nại, trường hợp nào thì thực
hiện quyền tố cáo? Cho ví dụ minh họa?
Trả lời
* Những trường hợp được thực hiện quyền khiếu nại là: Khi lợi ích của mình bị xâm hại và chỉ
có đương sự mới có quyền khiếu nại.
VD: Tháng trước gia đình nộp thuế 1 triệu, tháng này cán bộ thu thuế thu 1.5 triệu mà không
nói rõ lí do.
* Những trường hợp thực hiện quyền tố cáo là: Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật và ai
cũng có quyền tố cáo.
VD: Phát hiện anh Nguyễn Văn A là cán bộ thu thuế ở huyện nhận hối lộ.
Câu 2: Cho tình huống sau:
Bạn A là học sinh chậm tiến của lớp: Thường xuyên bỏ tiết, nghỉ học không phép, không học
bài cũ, nhiều lúc còn đánh nhau với các bạn ở trong và ngoài trường. Hỏi ?
a. Bạn A đã vi phạm những chuẩn mực đạo đức nào ?
b. Bạn A đã vi phạm những chuẩn mực pháp luật nào ?
c. Ai có quyền xử lý việc vi phạm của Bạn A ? Xác định hậu quả của những hành vi trên theo
quan điểm của em ?
Trả lời
a. A đã vi phạm những chuẩn mực đạo đức là:
- A Là một học sinh chưa ngoan, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học, vô ý thức
trong việc chấp hành các quy định của nhà trường dẫn đến bỏ tiết, nghỉ học không phép. Vậy A đã vi
phạm chuẩn mực đạo đức: “ Sống có kỉ luật, sống có mục đích”
- Hành vi đánh nhau với bạn ở trong và ngoài trường thể hiện rõ sự mất đoàn kết, thiếu tôn
trọng người khác, làm ảnh hưởng đến tình bạn (lẽ ra phải xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh)
đồng thời làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự, văn hóa địa phương. Vậy A đã vi phạm chuẩn mực đạo
đức: Sống tự trọng, tôn trọng người khác. Sống nhân ái, vị tha, sống có văn hóa.
b. A đã vi phạm những chuẩn mực pháp luật.
- Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân do thiếu ý thức học tập.
- Quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân do đánh nhau với bạn; Quyền và nghĩa vụ
của công dân về trật tự xã hội.
c. Nhà trường hoặc giáo viên chủ nhiệm ( được ủy quyền) là đại diện cơ quan nhà nước có quyền
xử lý việc vi phạm của A.
* Hậu quả của những hành vi đó là:
+ Bản thân A sẽ bị lưu ban (Nếu A cứ bỏ tiết thường xuyên, nghỉ học không rõ lý do, không học
bài cũ thì sẽ không tiếp thu được bài lâu ngày kiến thức bị hổng, không theo kịp chương trình).
+ Gia đình phải mất một khoản chi phí cho việc học lại của A và xấu hổ với mọi người.
+ A không thực hiện tốt nghĩa vụ của một công dân; gây mất trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng
xấu đến lối sống của cộng đồng dân cư.
Câu 3: Em hiểu tự chủ là gì? Ý nghĩa của tính tự chủ trong cuộc sống? Hãy viết một đoạn ngắn trong
đó nêu được tính tự chủ của bản thân về một việc cụ thể?
Trả lời
- Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được những suy nghĩ, tình
cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự
điều chỉnh hành vi của mình.
- Ý nghĩa: Tự chủ là một đức tính quý giá và rất cần thiết trong cuộc sống. Nhờ có tính tự chủ
mà con người biết sống một cách đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hóa. Tính tự chủ giúp ta
đứng vững trước những tình huống khó khăn và những thử thách, cám dỗ, tránh được những sai lầm
không đáng có.
- Học sinh viết được đoạn văn ngắn, diễn đạt lưu loát, trình bày rõ ràng. Trong đoạn văn nêu
được tính tự chủ của bản thân về một sự việc cụ thể nào đó.
Câu 4: Thế nào là bảo vệ hòa bình? Vì sao chúng ta phải bảo vệ hòa bình, ngăn ngừa chiến tranh?
Trả lời
- Bảo vệ hòa bình là: Giữ gìn cuộc sống xã hội bình yên; dùng thương lượng đàm phán để giải
quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo; không để xảy ra chiến tranh hay xung đột
vũ trang.
- Chúng ta phải bảo vệ hòa bình, ngăn ngừa chiến tranh vì: Hòa bình đem lại cuộc sống bình
yên, ấm no, hạnh phúc… là khát vọng của toàn nhân loại. Còn chiến tranh chỉ đem lại đau thương, đói
nghèo, thất học, mất mát…chiến tranh là thảm họa của loài người.
Câu 5: Em hiểu như thế nào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam? Những câu tục ngữ, ca
dao, danh ngôn sau nói về truyền thống gì của dân tộc Việt Nam? (Đánh dấu x vào ô trống đúng tương
ứng)
Tục ngữ, ca dao, danh ngôn Đoàn kết Nhân nghĩa Biết ơn Siêng năng
a. Có công mài sắt có ngày nên kim
b. Ăn trái nhớ kẻ trồng cây
Ăn gạo nhớ kẻ đâm, xay, giần sàng
c. Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
d. Thương người như thể thương thân
e. Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh
Trả lời
- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần ( những tư tưởng, đức tính, lối
sống, cách ứng xử tốt đẹp…) được hình thành trong qua trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp đáng tự hào như yêu nước, bất khuất chống
giặc ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo…các truyền thống
về văn hóa, nghệ thuật.
- Mỗi lựa chọn đúng được 0,25điểm
Đoàn kết: C; Biết ơn: B Siêng năng: A Nhân nghĩa: D
Câu 6: Hợp tác là gì? Vì sao sự hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc hiện nay lại trở thành một vấn đề
quan trọng và tất yếu ? Là một học sinh em thấy mình cần phải làm gì để rèn luyện tinh thần hợp tác.
Trả lời
- Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó
vì mục đích chung. Hợp tác phải dựa trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi và không làm phương
hại đến lợi ích của người khác.
- Sự hợp tác giữa các quốc gia dân tộc hiện nay trở thành một vấn đề quan trọng và tất yếu vì:
trong bối cảnh thế giới đang đứng trước những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu ( bảo vệ môi trường,
hạn chế sự bùng nổ dân số, khắc phục tình trạng đói nghèo…) mà không một quốc gia dân tộc riêng lẻ
nào có thể tự giải quyết thì hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu.
- Trách nhiệm của bản thân em:
+ Rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh.
+ Có thái độ hữu nghị, đoàn kêt với người nước ngoài.
+ Luôn quan tâm đến tình hình thế giới và vai trò của Việt Nam.
+ Tham gia hoạt động hợp tác trong học tập, lao động, và hoạt động tinh thần khác.
CÂU 7: Trong phần Đặt vấn đề, SGK Giáo dục công dân 9, Bài 7 “Kế thừa và phát huy truyền thống
tốt đẹp của dân tộc”đã nói đến những truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc ta? Theo em chúng ta cần
làm gì để kế thừa và phát huy các truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc ?
Trả lời
Học sinh nêu được các nội dung sau:
+ Khái niệm truyền thống tốt đẹp: Là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, đức tính, lối
sống, cách ứng xử tốt đẹp) được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác
+ Trong phần đặt vấn đề, sgk Giáo dục công dân 9, Bài 7 “Kế thừa và phát huy truyền thống tốt
đẹp của dân tộc”đã nói đến là:
- Truyền thống yêu nước, đấu tranh đến cùng để bảo vệ nần độc lập nước nhà, thống nhất đất
nước.
- Truyền thống tôn sư trọng đạo.
+ Những việc cần làm để kế thừa và phát huy các truyền thống tốt đẹp đó:
- Tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc.
CÂU 8: Thế nào là tệ nạn xã hội ? Chúng có tác hại như thế nào? Theo em những nguyên nhân nào
khiến con người sa vào tệ nạn xã hội? Hãy nêu những quy định cơ bản của pháp luật về phòng, chống
tệ nạn xã hội ?
Trả lời
* Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm
đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu đến mọi mặt đối với đời sống xã hội.
* Tác hại
+ Làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người.
+ Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.
+ Gây rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi dân tộc.
+ Là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.
* Nguyên nhân:
+ Chủ quan: - Lười lao động, ham chơi, đua đòi với bạn bè xấu.
- Do tò mò, thiếu hiểu biết về tác hại của TNXH.
- …………………………
+ Khách quan :
- Do hoàn cảnh éo le, cha mẹ nuông chiều, buông lỏng việc giáo dục con cái.
- Do các tiêu cực trong xã hội, bị dụ dỗ, bị ép buộc hoặc khống chế .
- Do bị bạn bè xấu lôi kéo, rủ rê mà không biết tự chủ.
+ Nguyên nhân chính: Chủ yếu là do nguyên nhân chủ quan.
* Những quy định của pháp luật:
+ Cấm đánh bạc dưới mọi hình thức nào, nghiêm cấm tổ chức đánh bạc.
+ Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng,cưỡng bức,
lôi kéo sử dụng trái phép chất ma túy. Người nghiện ma túy bắt buộc phải đi cai nghiện.
+ Nghiêm cấm hành vi mại dâm,dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm ….
+ Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng các chất kích thích có hại cho
sức khỏe.
+ Nghiêm cấm lôi kéo trẻ em đánh bạc, uống rượu, hút thuốc, dùng chất kich thích có hại cho
sức khỏe, nghiêm cấm lôi kéo,dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em mại dâm, bán hoặc cho trẻ em sử dụng những văn
hóa phẩm đồi trụy, đồ chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ.
CÂU 9: Chủ Tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về những phẩm đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính,
chí công vô tư”. Hiện nay, chúng ta đang hưởng ứng thực hiện cuộc vận động: “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Vậy em hiểu thế nào về những phẩm chất đạo đức đó? Bản thân em
đã thực hiện ra sao?
Trả lời
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là tấm gương sáng về ngững phẩm chất đạo đức “cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư”. Hiện nay cả nước chúng ta đang tích cực hưởng ứng cuộc vận động học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Em hiểu về những phẩm chất đạo đức của Hồ Chí Minh đó cũng chính là những chuẩn mực
chung nhất của đạo đức cách mạng Việt Nam trong thời đại mới cụ thể là:
Cần : Tức là đạo đức cần cù siêng năng lao động có kế hoạch, sáng tạo có năng suất cao lao
động với tinh thần tự lực cánh sinh không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ lao
động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống nguồn hạnh phúc của chúng ta.
Kiệm: Tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân của nước, của
bản thân mình,phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to, Không xa xỉ ,
không hoang phí, không bừa bãi, không phô trương hình thức, không liên hoan chè chén lu bù.
Liêm: Tức là luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân, phải trong sạch, không tham
lam, không hám danh, không hám lợi, quang minh chính đại, không hủ hóa, không nhỏ nhen ích kỷ.
Chính: Nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn đối với mình, không tự cao, không tự
đại luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát huy điều hay, sửa đổi đều dở của bản
thân mình.
Chí công vô tư: Có nghĩa là công bằng không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất
phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân .