Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Tình trạng trẻ em nghèo đa chiều vùng Nam Trung Bộ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------------
TRỊNH NGỌC DUỆ
TÌNH TRẠNG TRẺ EM NGHÈO ĐA CHIỀU
VÙNG NAM TRUNG BỘ
Chuyên ngành : Kinh tế học
Mã số chuyên ngành : 60 03 01 01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ THỊ THANH LOAN
TP. Hồ Chí Minh, Năm 2015
iii
TÓM TẮT
Trong luận văn này tình trạng trẻ em nghèo được tính toán từ số liệu khảo sát
mức sống năm 2012 do Tổng cục Thống kê tiến hành, theo hai phương pháp tiếp cận
tiền tệ và đa chiều, tuy nhiên chủ yếu tập trung đo lường nghèo ở trẻ em theo phương
pháp đa chiều. Trong đó nghèo tiền tệ tính theo chi tiêu và nghèo đa chiều tính theo 6
trong 8 nhu cầu cơ bản của trẻ, gồm giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nhà ở, nước sạch và vệ
sinh, vui chơi giải trí, lao động sớm, sự thừa nhận và bảo trợ xã hội dựa theo quan
điểm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và UNICEF . Do khảo sát mức sống
năm 2012 không thu thập số liệu về dinh dưỡng và vui chơi giải trí của trẻ em nên luận
văn sẽ tập trung phân tích 6 lĩnh vực (chiều nghèo), trừ 2 lĩnh vực dinh dưỡng và vui
chơi giải trí của trẻ. Theo quan điểm đa chiều, một trẻ em được xác định là nghèo khi
không được đảm bảo ít nhất 2 trong 6 nhu cầu cơ bản trên. Các chỉ tiêu đặc thù cho trẻ
em được sử dụng để đo mức thiếu thốn trong từng chiều và áp dụng một ngưỡng để
xác định liệu một trẻ em có chịu thiếu thốn trong một chiều cụ thể hay không.
Kết quả tính toán trẻ em nghèo vùng Nam Trung Bộ năm 2012 dựa trên mẫu
thu nhập chi tiêu của khảo sát mức sống 2012 gồm 1.089 hộ gia đình, với 4.326 nhân
khẩu. Trong số 1.089 hộ gia đình có 439 hộ không có trẻ em, 650 hộ có trẻ em gồm
1.156 trẻ em.
Dựa vào các nghiên cứu trước, đặc điểm của vùng nghiên cứu Nam Trung Bộ
và mức độ sẵn có của dữ liệu nghiên cứu xác định được các yếu tố có thể ảnh hưởng
đến tình trạng trẻ em nghèo đa chiều, gồm giới tính của trẻ em, giới tính của chủ hộ,
tuổi của chủ hộ, khu vực, dân tộc, quy mô hộ, tỷ lệ phụ thuộc lao động, trình đ ộ học
vấn của chủ hộ, tình trạng hôn nhân của chủ hộ, tình trạng nghề nghiệp của chủ hộ.
Theo phương pháp đa chiều thì tỷ lệ trẻ em nghèo là 20,67%, tức là ước khoảng
538.474 trẻ em vùng Nam Trung Bộ dưới 16 tuổi đang sống trong cảnh nghèo đa
chiều. Theo phương pháp tiền tệ thì tỷ lệ trẻ em nghèo là 19,98%. Cả 2 phương pháp
đều cho thấy có sự bất bình đẳng về giới tính, dân tộc của trẻ và khu vực sinh sống của
trẻ.
iv
Tình trạng trẻ em nghèo đa chiều vùng Nam Trung Bộ phần lớn liên quan đến
sự thiếu hụt ở hai chiều y tế (85,27%), nước sạch và vệ sinh môi trường (32,18%). Các
nhu cầu cơ bản không được đáp ứng tiếp theo là giáo dục (12,19%), thừa nhận và bảo
trợ xã hội (8,91%), lao động trẻ em (6,56%), nhà ở (5,36%). Đặc biệt trẻ em dân tộc
thiểu số có đến 5/6 chiều có tỷ lệ nghèo cao hơn so với trẻ em dân tộc Kinh, bao gồm y
tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường, lao động trẻ em.
Tình trạng giao nhau giữa các nhóm trẻ em nghèo được xác định theo 2 phương
pháp đo lường nghèo tiền tệ và nghèo đa chiều cho thấy có 11,33% trẻ em được xác
định là chỉ nghèo theo phương pháp đa chiều (nhóm A), 10,64% trẻ em được xác định
là sống trong các hộ gia đình chỉ nghèo về tiền tệ (nhóm B), 9,34% trẻ em được xác
định là nghèo theo cả hai phương pháp (nhóm AB) và còn lại 68,69% trẻ không nghèo.
Nghiên cứu nghèo đa chiều dựa trên các đặc tính của trẻ, của chủ hộ, các thành
viên trong hộ gia đình có thể làm rõ những nguyên nhân nghèo của trẻ em. Tỷ lệ trẻ
em nghèo đa chiều có sự chênh lệch giữa giới tính của trẻ, khu vực thành thị/nông
thôn, dân tộc, giới tính của chủ hộ, tuổi của chủ hộ, số thành viên trong hộ, tỷ lệ phụ
thuộc lao động, trình độ học vấn của chủ hộ, tình trạng hôn nhân của chủ hộ, tình trạng
nghề nghiệp của chủ hộ.
Xác suất nghèo của trẻ giảm khi: tuổi chủ hộ không quá già, trẻ em ở khu vực
thành thị, chủ hộ là dân tộc Kinh, chủ hộ có trình độ học vấn càng cao, chủ hộ đang có
vợ hoặc chồng, chủ hộ có nghề nghiệp đã qua đào tạo. Xác suất nghèo của trẻ tăng khi:
giới tính cùa trẻ là nam, số người trong hộ tăng.
v
MỤC LỤC
Lời cam đoan ....................................................................................................................i
Lời cám ơn.......................................................................................................................ii
Tóm tắt........................................................................................................................... iii
Mục lục ............................................................................................................................v
Mục lục hình................................................................................................................ viii
Mục lục bảng ..................................................................................................................ix
Bảng chữ viết tắt.............................................................................................................xi
Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................1
1.1. Vấn đề nghiên cứu................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................3
1.5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3
1.5.1. Phương pháp định lượng ............................................................................3
1.5.2. Phương pháp phân tích và thống kê mô tả .................................................3
1.6. Dữ liệu nghiên cứu...............................................................................................4
1.7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu..............................................................................4
1.8. Kết cấu luận văn...................................................................................................4
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC .....................6
2.1. Các khái niệm.......................................................................................................6
2.1.1. Khái niệm trẻ em ........................................................................................6
2.1.2. Độ tuổi trẻ em.............................................................................................6
2.1.3. Các khái niệm về nghèo..............................................................................7
2.1.4. Một số phương pháp xác định nghèo đói ...................................................8
2.1.5. Các khái niệm trẻ em nghèo .....................................................................10
2.1.6. Một số phương pháp tiếp cận nghèo trẻ em hiện nay...............................11
2.2. Một số lý thuyết về nghèo và nghèo đa chiều....................................................13
vi
2.2.1. Lý thuyết tăng trưởng nông nghiệp và sự nghèo đói ở nông thôn
(trích bởi Đinh Phi Hổ, 2008)..................................................................13
2.2.2. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói của Phil Bartle...............14
2.2.3. Mô hình nghèo đói của Gillis - Perkins - Roemer – Snodgrass
(trích bởi Nguyễn Trọng Hoài, 2010)......................................................16
2.2.4. Mô hình vòng luẩn quẩn của nghèo khổ của Đinh Phi Hổ.......................17
2.2.5. Mô hình nghèo đói của Nguyễn Minh Đức..............................................18
2.2.6. Phương pháp đo lường nghèo đa chiều của Alkire và Foster (AF)..........19
2.2.7. Các thước đo chỉ số nghèo và bất bình đẳng (Nguyễn Trọng Hoài, 2010;
Dwight H.Perkins, Steven Radelet và David L.Lindauer, 2006) ............22
2.3. Các nghiên cứu có liên quan đến nghèo đói và trẻ em nghèo............................23
2.3.1. Nguyễn Trọng Hoài (2005) ......................................................................23
2.3.2. Nguyễn Sinh Công (2004)........................................................................24
2.3.3. Bùi Quang Minh (2007) ...........................................................................24
2.3.4. Lê Thanh Sơn (2008)................................................................................25
2.3.5. Trần Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh (2012)........................................25
2.3.6. Nghèo đa chiều ở thành phố Hồ Chí Minh – Phát hiện từ các cuộc điều
tra cho đề xuất chính sách và hỗ trợ trong tương lai (Nguyễn Bùi Linh,
Phạm Minh Thu, Richard Marshall và Mihika Chatterjee, 2014)...........25
2.3.7. Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu? – xây dựng và áp dụng
cách tiếp cận đa chiều về trẻ em nghèo (Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội và UNICEF, 2008) ............................................28
2.3.8. Báo cáo tình trạng trẻ em nghèo đa chiều tại Việt Nam
(Tổng cục Thống kê và UNICEF, 2011).................................................30
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................32
3.1. Tổng quan phương pháp nghiên cứu..................................................................32
3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể .........................................................................32
3.2.1. Phương pháp trích thông tin từ bộ dữ liệu VHLSS 2012.........................32
vii
3.2.2. Phương pháp phân tích và mô hình kinh tế lượng....................................33
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................41
4.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu vùng Nam Trung Bộ.........................................41
4.1.1. Vị trí địa lý và các lợi thế của vùng Nam Trung Bộ ................................41
4.1.2. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội và nghèo đói ...........................................43
4.2. Kết quả tính toán các chỉ tiêu trẻ em nghèo đa chiều ........................................44
4.2.1. Mô tả dữ liệu nghiên cứu..........................................................................45
4.2.2. Kết quả tính toán các chỉ tiêu nghèo trẻ em (bước 1)...............................47
4.2.3. Tỷ lệ trẻ em nghèo theo từng chiều (bước 2) ...........................................55
4.2.4. Tỷ lệ trẻ em nghèo đa chiều (bước 3).......................................................58
4.2.5. Phân tích tình trạng trẻ em nghèo đa chiều và nghèo về chi tiêu .............60
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng trẻ em nghèo đa chiều.............................63
4.3.1. Phân tích nghèo trẻ em theo các đặc điểm cá nhân và hộ gia đình ..........63
4.3.2. Phân tích kết quả hồi quy Binary Logistic xác định các yếu tố
ảnh hưởng đến xác suất trẻ em rơi vào tình trạng nghèo.........................70
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................77
5.1. Kết luận ..............................................................................................................77
5.2. Kiến nghị............................................................................................................79
5.3.1. Đối với chính quyền các tỉnh vùng Nam Trung Bộ
và các ngành chức năng...........................................................................79
5.3.2. Đối với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, UNICEF và
các nhà nghiên cứu có liên quan..............................................................80
5.3. Hạn chế của luận văn .........................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................82
PHỤC LỤC ..................................................................................................................85
Phụ lục 1: Định nghĩa và phương pháp tính các chỉ tiêu về trẻ em nghèo ...............85
Phụ lục 2: Kết quả hồi quy Binary Logistis Trẻ em nghèo
vùng Nam Trung Bộ 2012.......................................................................88
viii
MỤC LỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ 5 nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói của Phil Bartle ...........................15
Hình 2.2. Mô hình vòng luẩn quẩn của nghèo khổ của Đinh Phi Hổ ...........................17
Hình 2.3. Mô hình nghèo đói theo Nguyễn Minh Đức .................................................18
Hình 3.1. Sơ đồ 3 giác độ để xác định tỷ lệ trẻ em nghèo đa chiều ..............................36
Hình 4.1. Cơ cấu GRDP theo giá hiện hành của vùng Nam Trung Bộ phân theo
nhóm ngành so với cả nước năm 2012..........................................................43
Hình 4.2. Tỷ lệ trẻ em nghèo theo từng chiều ...............................................................56
Hình 4.3. Tỷ lệ trẻ em nghèo theo từng chiều chia theo giới tính của trẻ .....................57
Hình 4.4. Tỷ lệ trẻ em nghèo theo từng chiều chia theo thành thị và nông thôn ..........57
Hình 4.5. Tỷ lệ trẻ em nghèo theo từng chiều chia theo dân độc..................................58
Hình 4.6. Tỷ lệ trẻ em nghèo đa chiều theo nhóm tuổi .................................................59
Hình 4.7. Sơ đồ Venn biểu thị 4 nhóm trẻ.....................................................................61
Hình 4.8. Trẻ em nghèo đa chiều theo số thành viên trong hộ gia đình........................67
ix
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn nghèo đói của World Bank (Đinh Phi Hổ, 2008).........................9
Bảng 2.2. Sử dụng phương pháp Alkire Foster.............................................................21
Bảng 2.3. Thước đo của nghèo đa chiều TP. Hồ Chí Minh,
Khảo sát nghèo đô thị 2012 (UPS 2012).....................................................26
Bảng 2.4. Nghèo đa chiều ở thành phố Hồ Chí Minh, UPS 2012.................................28
Bảng 3.1. Bảng trích dữ liệu chi tiêu hộ gia đình, VHLSS 2012 ..................................33
Bảng 3.2. Bảng trích dữ liệu các chỉ tiêu trẻ em nghèo theo từng lĩnh vực ..................33
Bảng 3.3. Bảng trích dữ liệu các nhân tố có thể ảnh hưởng đến trẻ em nghèo.............34
Bảng 3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng trẻ em nghèo đa chiều......................38
Bảng 4.1. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá hiện hành
các tỉnh Nam Trung Bộ ...............................................................................43
Bảng 4.2. Tỷ lệ người nghèo – Khoảng cách nghèo – Hệ số bất bình đẳng chi tiêu ....44
Bảng 4.3. Số hộ và trẻ em trong vùng Nam Trung Bộ..................................................45
Bảng 4.4. Tỷ lệ trẻ em trong hộ gia đình vùng Nam Trung Bộ ....................................45
Bảng 4.5. Số trẻ em theo các chỉ tiêu nghèo đa chiều...................................................46
Bảng 4.6. Tỷ lệ trẻ em nghèo theo chỉ tiêu ở vùng Nam Trung Bộ 2012 .....................47
Bảng 4.7. Tỷ lệ trẻ em không đi học đúng tuổi .............................................................48
Bảng 4.8. Tỷ lệ trẻ em không hoàn thành cấp tiểu học trong độ tuổi ...........................49
Bảng 4.9. Tỷ lệ trẻ em không đến cơ sở y tế trong 12 tháng qua..................................50
Bảng 4.10. Tỷ lệ Trẻ em từ 0-15 tuổi sống trong các
hộ gia đình không có điện sinh hoạt..........................................................51
Bảng 4.11. Tỷ lệ trẻ em từ 0-15 tuổi sống trong hộ gia đình có nhà ở
không đạt tiêu chuẩn..................................................................................51
Bảng 4.12. Tỷ lệ trẻ em sống trong hộ gia đình không có hố xí hợp vệ sinh................52
Bảng 4.13. Tỷ lệ trẻ em sống trong hộ gia đình không có nguồn nước uống sạch .......52
Bảng 4.14. Tỷ lệ trẻ từ 6-15 tuổi phải làm việc tạo ra thu nhập
trong hoặc ngoài hộ gia đình trong 12 tháng qua ......................................53
x
Bảng 4.15. Tỷ lệ trẻ em sống trong hộ gia đình có chủ hộ
không làm việc do già yếu hoặc tàn tật .....................................................54
Bảng 4.1.6. Bảng tỷ lệ trẻ em nghèo theo từng chiều (lĩnh vực)...................................55
Bảng 4.17. Tỷ lệ trẻ em nghèo đa chiều ở vùng Nam Trung Bộ...................................59
Bảng 4.18. Tỷ lệ trẻ em nghèo chi tiêu và tỷ lệ trẻ em nghèo đa chiều ........................60
Bảng 4.19. Tỷ lệ trẻ em theo đặc điểm nhân khẩu học giữa các nhóm
trẻ em nghèo, VHLSS 2012 ......................................................................62
Bảng 4.20. Trẻ em nghèo đa chiều theo giới tính của trẻ..............................................64
Bảng 4.21. Trẻ em nghèo đa chiều theo giới tính của chủ hộ .......................................64
Bảng 4.22: Trẻ em nghèo đa chiều theo tuổi của chủ hộ ..............................................64
Bảng 4.23. Trẻ em nghèo đa chiều theo khu vực ..........................................................65
Bảng 4.24. Trẻ em nghèo đa chiều theo dân tộc của chủ hộ .........................................66
Bảng 4.25. Trẻ em nghèo đa chiều theo số người phụ thuộc trong hộ..........................67
Bảng 4.26. Trẻ em nghèo đa chiều theo số lao động trong độ tuổi...............................68
Bảng 4.27. Trẻ em nghèo đa chiều theo trình độ học vấn của chủ hộ ..........................68
Bảng 4.28. Trẻ em nghèo đa chiều theo tình trạng nghề nghiệp của chủ hộ ................69
Bảng 4.29. Trẻ em nghèo đa chiều theo tình trạng hôn nhân của chủ hộ .....................69
Bảng 4.30. Kiểm tra dữ liệu của mô hình......................................................................70
Bảng 4.31. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình....................................................71
Bảng 4.32. Tóm tắt kết quả hồi quy Binary Logistis của mô hình nghiên cứu.............71
Bảng 4.33. Kiểm định mức độ giải thích của mô hình..................................................72
Bảng 4.34. Kiểm định mức độ dự báo chính xác của mô hình .....................................73
Bảng 4.35. Bảng xác suất trẻ em rơi vào tình trạng nghèo ...........................................73