Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tính toán tối ưu tuyến thông tin sợi quang sử dụng khuếch đại hfa tốc độ bít cao
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TÍNH TOÁN TỐI ƯU TUYẾN THÔNG TIN SỢI QUANG
SỬ DỤNG KHUẾCH ĐẠI HFA TỐC ĐỘ BIT CAO
OPTIMAL CALCULATION OF FIBER OPTIC COMMUNICATION LINK
USING HYBRID HFA AMPLIFIER AT HIGH BIT-RATE
NGUYỄN VĂN TUẤN
Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng
NGUYỄN TRẦN TÚ NHI
Công ty Acronics Systems
TÓM TẮT
Bài báo này đề xuất mô hình tính toán tuyến thông tin sợi quang sử dụng khuếch đại ghép lai
HFA tốc độ bit cao (gồm khuếch đại Raman phân bố kết hợp với 2 EDFA). Sau đó, xây dựng
lưu đồ thuật toán, viết chương trình tính toán bằng ngôn ngữ MathCAD nhằm xác định giá trị
tối ưu của các thông số như công suất bơm và chiều dài khuếch đại Raman, chiều dài sợi bù
tán sắc, độ khuếch đại của 2 EDFA và khoảng cách giữa chúng sao cho tỉ số OSNR tại đầu
vào máy thu đạt giá trị cực đại. Tiếp đến, xây dựng bảng kết quả tính toán và vẽ đồ thị cho
phép xác định ngay các thông số tối ưu tương ứng với các khoảng cách truyền dẫn khác
nhau. Kết quả này có thể được sử dụng hiệu quả trong công tác thiết kế tuyến nhằm nâng cao
chất lượng tín hiệu truyền dẫn.
ABSTRACT
In this paper, we propose the model for calculating Fiber Optic Communication Link using HFA
at High Bite-Rate (including combination of Distributed Raman Amplifier and 2 EDFAs). Then,
building algorithm chart and writing MathCAD-based calculating program are carried out to
determine the optimal values of parameters such as pumping power and length of Raman
Amplifier, length of DCF, Gain of two EDFAs and Span between them in order to achieve the
maximum of OSNR at Optic Receiver’s input. In addition, we calculate and find out the set of
optimal parameters corresponding to the different distances and present the results through
tables and the graphs. The results can be applied effectively in designing fiber optic
communication links to improve the quality of signal transferred through them.
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc ngày càng gia
tăng nhanh chóng với nhiều loại hình dịch vụ băng rộng khác nhau, người ta đã tiến hành các
thực nghiệm và triển khai nhiều tuyến thông tin sử dụng bộ khuếch đại ghép lai [1], [2], [3],
kết hợp giữa khuếch đại Raman phân bố và EDFA, gọi tắt là HFA. Thành công ban đầu của
các dự án này đã khẳng định được các ưu điểm nổi trội của HFA là khả năng tăng dung lượng
thông tin nhờ mở rộng băng thông truyền dẫn và nâng cao được tỉ số tín hiệu trên nhiễu
(OSNR) tại cuối tuyến. Hiệu quả việc khai thác các ưu điểm trên của HFA phụ thuộc chủ yếu
vào việc đề xuất các mô hình HFA và xác định các thông số tối ưu của các thành phần tạo nên
bộ khuếch đại này. Tuỳ thuộc vào cự ly thông tin, dung lượng truyền dẫn và tốc độ dữ liệu mà
người ta có thể chọn mô hình HFA phù hợp [4], [5], [6].
Trong phạm vi nghiên cứu tuyến truyền dẫn có khoảng cách từ 150km đến 300km, tốc
độ bit 10Gbit/s, chúng tôi đề xuất mô hình bộ khuếch đại ghép lai gồm khuếch đại Raman
phân bố sử dụng một bơm ngược chiều, kết hợp với hai khuếch đại EDFA và sợi quang bù tán
sắc đặt giữa chúng như hình1. Mô hình HFA cơ bản này có thể được mắc nối tiếp nhau (N x
HFA) để tạo nên tuyến thông tin có khoảng cách truyền dẫn cực lớn. Bước đầu, chúng tôi