Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tính toán thiết kế mạch điều khiển hệ thống gạt mưa sử dụng, bố trí trên xe cơ sở kia morning 2016
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỞ ĐẦU
Thế giới đã đi đến đâu? Chúng ta đang đi sau sự phát triển của thế giới bao
xa? Chúng ta cần làm gì để đuổi kịp công nghệ 4.0 của thế giới. Đây không chỉ
là câu hỏi của các nhà khoa học, nhà chính trị, mà nó còn là câu hỏi của hầu hết
các sinh viên đại học nói chung và sinh viên kỹ thuật nói riêng.
Thời đại 4.0 bắt đầu từ đâu? Chúng bắt đầu từ những công nghệ tiên tiến, cơ
khí chính xác và các vi mạch,... Tạo nên một sản phẩm gọi là cơ điện tử. Từ đó
giúp tăng hiệu suất làm việc, tăng độ an toàn, tăng sự tiện nghi khi sử dụng. Các
thành tự đó hiện đang được áp dụng trên hầu hết các hệ thống trên Ôtô. Cụ thể
là trong các hệ thống gầm, động cơ và cả thân xe. Trên thế giới các công nghệ
này đã phát triển rất xa. Tuy nhiên ở Việt Nam một số hệ thống phức tạp này
vẫn còn đang dừng lại ở phạm vi nghiên cứu.
Với vai trò là một sinh viên đại học, cụ thể là sinh viên ngành cơ điện tử. Để
đưa đất nước cùng chạy theo xu thế 4.0, giảm khối lượng chi tiết hoạt động
bằng truyền động cơ khí, ma sát, thiếu chính xác, kém an toàn khi một chiếc xe
vận hành.Và từ những kiến thức đã được trang bị trong trường học cùng sự giúp
đỡ của các thầy cô trong bộ môn ôtô, bộ môn điện tử. Em xin chọn đề tài “Tính
toán thiết kế mạch điều khiển hệ thống gạt mưa” sử dụng, bố trí trên xe cơ sở
Kia morning 2016. Em xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô trong
bộ môn, đã giúp em hoàn thành tốt sản phẩm và bài báo cáo của mình.
Xin trân thành cảm ơn!
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ ĐIỆN TỬ
1.1Cơ điện tử là gì
1.1.1 khái niệm và ứng dụng
Hình 1.1. Khái niệm cơ điện tử
Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, sức mạnh của một quốc gia được thể
hiện qua sự phát triển của nền công nghiệp chính quốc gia đó. Cơ điện tử là
một lĩnh vực chuyên môn kết nối đa ngành kỹ thuật cho phép tạo ra các sản
phẩm trí tuệ. Với các tính năng đa dạng, giúp tăng hiệu suất làm việc, giảm chi
phí, độ tin cậy, chính xác cao. Cơ điện tử đã dần thay thế các cỗ máy cồng kềnh,
làm việc nặng nhọc và kém năng suất . Sự phát triển của máy tính và công nghệ
phần mềm làm cho cơ điện tử trở thành một đòi hỏi cấp thiết trong đời sống
hiện nay. Trong tương lai Cơ điện tử sẽ bao phủ khắp mọi nơi, trong mọi lĩnh
vực, thậm chí cơ điện tử có thể làm được những thứ con người không thể làm
được.
Hình 1.2. Robot hoạt động trên sao hỏa
Thuật ngữ cơ điện tử (mechatronic) ra đời ở Nhật Bản vào những năm cuối
thập niên 1960. Khi đó người ta coi cơ điện tử là một lĩnh vực công nghệ liên
ngành giữa cơ khí, điện/điện tử. Công nghệ này đã tạo ra nhiều sản phẩm mới
cũng như cung cấp một giải pháp tăng hiệu quả và tính năng của các máy móc
thông dụng trong đời sống con người. Từ đó đến nay cơ điện tử có sự phát triển
không ngừng và đóng vai trò quan trọng trong khoa học công nghệ, nhất là khi
kỹ thuật vi xử lý ra đời vào những năm 1970. Là một thể thống nhất nên thiết kế
các sản phẩm cơ điện tử phải là một thiết kế tối ưu, cộng năng của các công
nghệ khác nhau tạo nên một thiết bị, một hệ thống có sự kết hợp phần cơ khí,
phần điện tử, phần điều khiển, phần mềm, sensor, actuator, v.v... . Do vậy cấu
trúc của các công nghệ khác nhau phải thay đổi để tạo nên một cấu trúc thống
nhất trong một sản phẩm. “Một hệ thống cơ điện tử không chỉ là sự kết hợp chặt
chẽ các hệ thống cơ khí - điện và còn hơn cả một hệ thống điều khiển; nó là sự
tích hợp hoàn toàn của tất cả những thứ đó”. Tuy nhiên khó có thể miêu tả hoàn
thiện “cơ điện tử là gì”.
Hội xúc tiến công nghiệp máy của Nhật (the Japan Society for the Promotion of
Machine Industry – JSPMI) phân chia sản phẩm cơ điện tử thành 4 loại:
+) Loại I: Các sản phẩm cơ khí là chính với sự kết hợp của điện tử để
nâng cao chức năng. Ví dụ như các công cụ máy được điều khiển số hoá và điều
chỉnh tốc độ biến thiên trong máy sản xuất.
+) Loại II: Các hệ thống cơ khí truyền thống với sự hiện đại hoá đặc biệt
các thiết bị bên trong bằng việc kết hợp điện tử. Giao diện người dùng bên ngoài
không đổi. Ví dụ như máy khâu hiện đại và các hệ thống sản xuất được tự động.
+) Loại III: Các hệ thống giữ lại chức năng của hệ thống cơ khí truyền
thống nhưng máy móc bên trong được thay thế bằng điện tử. Ví dụ như đồng hồ
số hóa.
+) Loại IV: Các sản phẩm được thiết kế với các công nghệ cơ khí và điện
tử tích hợp hỗ trợ nhau. Ví dụ như máy photocopy, máy làm khô và rửa thông
minh, nồi cơm điện, và lò tự động. Các công nghệ cho mỗi loại sản phẩm cơ
điện tử minh họa sự tiến bộ của các sản phẩm cơ - điện với bước dài của những
sự phát triển lý thuyết điều khiển, các công nghệ tính toán, và các bộ vi xử lý.
Các sản phẩm loại I dùng công nghệ servo, điện tử công suất, lý thuyết điều
khiển. Các sản phẩm loại II dùng khả năng của các thiết bị nhớ vào tính toán,
khả năng thiết kế mạch theo đơn đặt hàng. Các sản phẩm loại III dựa vào bộ vi
xử lý và các mạch tích hợp thay thế các hệ thống cơ khí. Cuối cùng, các sản
phẩm loại IV đánh dấu sự bắt đầu của hệ thống cơ điện tử thực sự, thông qua sự
tích hợp các hệ thống cơ khí và điện tử. Đến tận những năm 1970 với sự phát
triển bộ vi xử lý của Intel thì việc kết hợp hệ thống máy tính với hệ thống cơ khí
mới trở nên thực tế. Sang thập niên 1980, công nghệ thông tin được hình thành
thì các bộ vi xử lý được nhúng vào trong các hệ thống cơ khí để nâng cao tính
năng của hệ thống. Máy công cụ điều khiển số và robot trở nên hoàn hảo hơn,
trong khi đó các ứng dụng trong ôtô như hệ thống điều khiển động cơ điện tử và
hệ thống phanh chống bó cứng được dùng rộng rãi. Trong thập niên 1990, công
nghệ truyền thông được đưa vào các sản phẩm cơ điện tử làm chúng có khả
năng kết nối trong mạng rộng. Sự phát triển này mang đến những chức năng
mới như điều khiển cánh tay robot từ xa. Trong thời gian này, các công nghệ
sensor và actuator mới, nhỏ hơn – thậm chí cấp độ micro –được dùng ngày càng
nhiều trong các sản phẩm mới. Hệ thống vi cơ-điện như vi gia tốc kế silicon
dùng để khởi động túi khí ôtô là một ví dụ mới nhất. Sự phát triển của cơ điện tử
đến giai đoạn này tạo nên một hệ nhất quán và là một giai đoạn phát triển về
chất chứ không đơn thuần chỉ là sự phát triển rầm rộ về số lượng. Máy tính và
các chíp vi xử lý đó mạnh và rẻ để có thể nhúng vào các sản phẩm cùng với các
công nghệ cao khác như sensor, actuator, công nghệ phần mềm, công nghệ điều
khiển số hiện đại ... cho ra những sản phẩm thông minh. Các chức năng của máy
móc và hệ thống kỹ thuật hiện nay phụ thuộc chủ yếu vào phần mềm có thể là
một thuật toán, mạng nơron, hệ mờ trong máy tính của sản phẩm. Như vậy cơ
điện tử là một công nghệ tổng hợp ngày càng nhiều các công nghệ khác trong
nó để có thể có được các sản phẩm ngày càng hoàn hảo hơn.
*) Xu hướng phát triển của cơ điện tử
Xu thế phát triển của cơ điện tử là tích hợp trong đó ngày càng nhiều
công nghệ cao, trí tuệ của sản phẩm ngày càng thông minh hơn và kích thước
ngày càng nhỏ hơn. Với các công nghệ mới, các sản phẩm cơ điện tử sẽ có chức
năng hội thoại và hợp tác phối hợp thực hiện được nhiều nhiệm vụ có độ phức
tạp cao hoặc đồng thời ở nhiều địa điểm trên diện rộng. Công nghệ vật liệu mới
cho ta nhiều vật liệu có đặc tính như điều khiển được hoặc có khả năng biến
dạng để chế tạo các cơ cấu chấp hành hoặc cấu trúc cơ khí không gian 3 chiều
phong phú cho các sản phẩm cơ điện tử. Công nghệ micro/nano nhằm thu nhỏ
các thiết bị máy móc xuống kích thước của phân tử cho các sản phẩm công nghệ
trong tương lai. Với việc điều khiển chính xác các nguyên tử và phân tử, con