Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tính toán lưới chọn cấu trúc hợp lý cho lưới phân phối 22kw tại khu vực miền trung và tây nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TÍNH TOÁN LỰA CHỌN CẤU TRÚC HỢP LÝ
CHO LƯỚI PHÂN PHỐI 22KV TẠI KHU VỰC
MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN
SELECTIVE CALCULATION OF A PROPER STRUCTURE FOR 22KV
ELECTRIC DISTRIBUTION GRID SYSTEM IN THE CENTRAL REGION
AND HIGHLANDS OF VIETNAM
NGÔ VĂN DƯỠNG
Đại học Đà Nẵng
NGUYỄN DƯƠNG LONG
Công ty Điện lực 3
TÓM TẮT
Bài báo trình bày phương pháp tính toán, phân tích để lựa chọn cấu trúc hợp lý cho lưới điện
phân phối 22KV. Qua tìm hiểu ưu nhược điểm các dạng cấu trúc lưới điện phân phối đang sử
dụng trên Thế Giới, đề xuất sử dụng kết hợp cấu trúc theo chuẩn Châu Âu và chuẩn Bắc Mỹ
cho lưới điện phân phối tại khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.
ABSTRACT
This article is aimed at finding the proper calculation and analysis to select a proper structure
for 22KV Electric Distribution Grid System. After studying the advantages and disadvantages
of structure forms for electric distribution grids used in the world, we decide to propose the
combination of the structures conforming to European and North - American standards to be
applied for electric distribution grid system in the Central Region and Highlands of Vietnam.
1. Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống điện (HTĐ) Việt Nam trong những
năm qua đã và đang phát triển nhanh cả về qui mô lẫn công nghệ. Bên cạnh việc hình thành
các đường dây truyền tải để liên kết giữa các khu vực, lưới điện phân phối (LĐPP) cũng phát
triển nhanh theo sự phát triển của các khu kinh tế, khu công nghiệp và các khu đô thị mới...
Tuy nhiên LĐPP ở Việt Nam đang tồn tại nhiều cấp điện áp khác nhau như: 6KV, 10KV,
15KV, 22KV và 35KV, theo chủ trương của Tổng công ty Điện lực Việt Nam [1] là từng
bước chuyển đổi sang cấp 22KV có trung tính trực tiếp nối đất. Hiện nay trên thế giới đang
tồn tại 2 dạng kết cấu LĐPP cơ bản đó là: theo chuẩn Bắc Mỹ có dạng 3 pha, 4 dây và máy
biến áp (MBA) phụ tải sử dụng chủ yếu là loại 1 pha; theo chuẩn Châu Âu có dạng 3 pha, 3
dây trung tính trực tiếp nối đất và MBA phụ tải sử dụng là loại 3 pha. Qua tìm hiểu ưu nhược
điểm của các dạng kết cấu trên [5], kết hợp với thực tế tại Việt Nam cho thấy có thể sử dụng
kết hợp 2 chuẩn trên cho LĐPP 22KV, đặc biệt là tại khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.
Nghĩa là: sử dụng phương án dùng MBA 3 pha cho các khu vực phụ tải chủ yếu là 3 pha như
các khu công nghiệp và sử dụng phương án dùng MBA 3 pha kết hợp với MBA 1 pha điện áp
dây và 1 pha điện áp pha cho các khu dân cư. Tuy nhiên, khi sử dụng phương án kết hợp có
thể xuất hiện mất đối xứng lớn trong LĐPP, do đó cần phải tính toán phân bố hợp lý trong
thiết kế và điều chỉnh trong vận hành đảm bảo cho hệ số không đối xứng (KĐX) về dòng và
áp trên lưới phải nằm trong giới hạn cho phép. Mặt khác, để lựa chọn kết cấu hợp lý cho
LĐPP của từng khu vực cụ thể cần có sự tính toán so sánh hiệu quả đầu tư công trình theo
phương án kết hợp so với phương án sử dụng MBA 3 pha như hiện nay.
2. Phương pháp tính toán hệ số không đối xứng
2.1. Lựa chọn phương pháp tính toán
Để tính toán phân tích chế độ KĐX của HTĐ thường sử dụng các phương pháp khác
nhau như: Phương pháp thành phần đối xứng, phương pháp giải tích tổ hợp mạng điện,
phương pháp toạ độ pha... Qua phân tích ưu nhược điểm của từng phương pháp [6] cho thấy