Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tính toán cân bằng nước hệ thống lưu vực sông cầu bằng mô hình mike basin
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tính toán cân bằng nƣớc hệ thống lƣu vực
sông Cầu bằng mô hình Mike Basin
Nguyễn Phƣơng Nhung
Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên
Chuyên ngành: Thủy văn học; Mã số: 60 44 90
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Sơn
Năm bảo vệ: 2011
Abstract. Tổng quan về điều kiện địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội lƣu vực
sông Cầu: Đặc điểm địa lý tự nhiên; Đặc điểm kinh tế - xã hội. Tổng quan
cân bằng nƣớc hệ thống: Khái niệm về hệ thống nguồn nƣớc và cân bằng
nƣớc hệ thống; Giới thiệu một số mô hình tính toán cân bằng nƣớc; Cơ sở lý
thuyết của mô hình MIKE BASIN. Áp dụng mô hình MIKE BASIN cân
bằng nƣớc hệ thống lƣu vực sông Cầu: Phân vùng tính cân bằng nƣớc; Tính
toán dòng chảy đến tại các tiểu khu; Tính toán nhu cầu dùng nƣớc tại các tiểu
khu; Cân bằng nƣớc hệ thống lƣu vực sông Cầu.
Keywords. Thủy văn học; Sông Cầu; Mô hình Mike Basin; Tính toán; Cân
bằng nƣớc hệ thống
Content:
Lƣu vực sông Cầu là một lƣu vực quan trọng ở miền bắc Việt Nam, trên địa
phận của 5 tỉnh: Bắc Cạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang và thành
phố Hà Nội. Rất nhiều kế hoạch phát triển về kinh tế xã hội quan trọng đang đƣợc
dự định tiến hành cho khu vực này. Tuy vậy, việc sử dụng tài nguyên nƣớc trên lƣu
vực sông Cầu vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.
Luận văn với đề tài “Tính toán cân bằng nƣớc hệ thống lƣu vực sông Cầu
bằng mô hình MIKE BASIN” đã đƣợc thực hiện để giải quyết bài toán cân bằng
nƣớc hệ thống cho lƣu vực sông Cầu.
1
Chương 1. ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
LƯU VỰC SÔNG CẦU
1.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
1.1.1 Vị trí địa lý
Lƣu vực sông Cầu nằm ở toạ độ từ 210
07’ đến 220
18’ vĩ độ bắc, 1050
28’ đến
1060
08’ kinh độ đông và có diện tích 6.030 km2
. Lƣu vực bao gồm toàn bộ hoặc
một phần lãnh thổ của các tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh
Phúc, Hà Nội. Sông Cầu bắt nguồn từ vùng núi Phia-Đeng cao 1527 m ở sƣờn đông
nam của dãy Pia-bi-óc, vùng núi cao của tỉnh BắcCạn.
1.1.2 Địa hình
Địa hình lƣu vực sông Cầu đa dạng và phức tạp bao gồm cả 3 dạng địa hình
miền núi, trung du và đồng bằng. Ở phía bắc và tây bắc có những đỉnh núi cao trên
1000m (Hoa Sen 1525m, Phia Đeng 1527m, Pianon 1125m. Ở phía đông có những
đỉnh núi cao trên 700m (Cóc Xe 1131m, Lung Giang 785m, Khao Khiên 1107m).
Dãy núi Tam Đảo ở phía tây có đỉnh Tam Đảo cao 1592m, chạy theo hƣớng tây
bắc-đông nam. Nhìn chung, địa hình lƣu vực thấp dần theo hƣớng tây bắc-đông nam
và có thể chia ra làm 3 vùng: thƣợng lƣu, trung lƣu và hạ lƣu.[11]
1.1.3 Địa chất
Trên lƣu vực có 4 tầng chứa nƣớc lỗ hổng, 21 tầng chứa nƣớc khe nứt và 2
tầng rất nghèo nƣớc. Trong đó có 4 tầng chứa nƣớc thuộc tầng chứa nƣớc lỗ hổng
và 4 tầng chứa nƣớc (tầng trầm tích cacbonat hệ tầng Bắc Sơn, tầng trầm tích Đề
vôn hệ tầng Tốc Tác, tầng trầm tích Đề vôn hệ tầng Nà Quản và tầng trầm tích
Silua- Đề vôn hệ tầng Pia Phƣơng) thuộc hệ tầng chứa nƣớc khe nứt là những tầng
chứa nƣớc đƣợc khai thác phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho các tỉnh trên lƣu vực.
1.1.4 Thổ nhưỡng
Dựa theo nguồn gốc phát sinh, thổ nhƣỡng trong lƣu vực sông Cầu có thể
phân thành những nhóm chính dƣới đây: