Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tính tin cậy và tính giá trị của thang đánh giá trầm cảm hamilton và cornell trên bệnh nhân cao tuổi
PREMIUM
Số trang
170
Kích thước
2.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1593

Tính tin cậy và tính giá trị của thang đánh giá trầm cảm hamilton và cornell trên bệnh nhân cao tuổi

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021

TRẦN NGUYỄN KHÁNH MINH

TÍNH TIN CẬY VÀ TÍNH GIÁ TRỊ

CỦA THANG ĐÁNH GIÁ TRẦM CẢM

HAMILTON VÀ CORNELL

TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI

NẰM VIỆN NỘI TRÚ

LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ

.

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021

TRẦN NGUYỄN KHÁNH MINH

TÍNH TIN CẬY VÀ TÍNH GIÁ TRỊ

CỦA THANG ĐÁNH GIÁ TRẦM CẢM

HAMILTON VÀ CORNELL

TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI

NẰM VIỆN NỘI TRÚ

CHUYÊN NGÀNH: TÂM THẦN

MÃ SỐ: NT 62 72 22 45

LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. NGUYỄN THỊ MỸ CHÂU

.

.

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số

liệu kết quả nghiên cứu chưa từng được ai khác công bố trong bất kì công trình nào

trước đó hay được báo cáo trong bất kì luận văn tốt nghiệp đại học, sau đại học của

Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh hay trường đại học khác. Các số liệu kết

quả trong luận văn được thu thập, nhập liệu và phân tích một cách rõ ràng, trung

thực và minh bạch.

Nghiên cứu đã được chấp thuận về các khía cạnh đạo đức từ Hội đồng Đạo đức

trong nghiên cứu y sinh học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, số

782/HĐĐĐ-ĐHYD kí ngày 02/11/2020.

Tác giả luận văn

Trần Nguyễn Khánh Minh

.

.

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... i

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT ................................................................. iii

DANH MỤC BẢNG................................................................................................ iv

DANH MỤC BIỂU ĐỒ........................................................................................... vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ .............................................................................................. vii

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

Chƣơng 1. TỔNG QUAN .........................................................................................3

1.1. Trầm cảm, giai đoạn trầm cảm chủ yếu và giai đoạn giống trầm cảm chủ yếu...3

1.2. Trầm cảm ở người cao tuổi ..................................................................................4

1.3. Các phương pháp đánh giá trầm cảm...................................................................6

1.4. Quy trình chuyển ngữ và chuẩn hóa thang đo ...................................................13

1.5. Các thuộc tính của thang đo...............................................................................16

1.6. Nghiên cứu về chuẩn hóa và thuộc tính thang đánh giá trầm cảm Hamilton và

Cornell.......................................................................................................................21

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................28

2.1. Chuyển ngữ thang đánh giá trầm cảm Hamilton ...............................................28

2.2. Đánh giá thuộc tính thang đánh giá trầm cảm Hamilton và Cornell ................31

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................44

3.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu ...........................................................................44

3.2. Phân bố điểm số thang đánh giá trầm cảm Hamilton và Cornell.......................49

3.3. Tính tin cậy nội bộ của thang đánh giá trầm cảm Hamilton và Cornell ............54

3.4. Tính tin cậy giữa các quan sát viên của thang đánh giá Hamilton và Cornell...56

3.5. Tính giá trị cấu trúc thang đánh giá trầm cảm Hamilton và Cornell trên đối

tượng bệnh nhân cao tuổi nằm viện nội trú...............................................................61

3.6. Tính giá trị theo điều kiện của thang đánh giá trầm cảm Hamilton và Cornell

bằng phương pháp phân tích đường cong ROC........................................................68

Chƣơng 4. BÀN LUẬN ...........................................................................................74

4.1. Đặc điểm của đối tượng tham gia nghiên cứu ...................................................75

.

.

4.2. Tính tin cậy của thang đánh giá trầm cảm Hamilton và Cornell trên bệnh nhân

cao tuổi nằm viện nội trú...........................................................................................80

4.3. Tính giá trị của thang đánh giá trầm cảm Hamilton và Cornell trên bệnh nhân

cao tuổi nằm viện nội trú...........................................................................................86

4.4. Những điểm mạnh và hạn chế của đề tài ...........................................................97

4.5. Tính mới và tính ứng dụng của đề tài ................................................................99

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................101

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN.............104

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: Bảng thu thập thông tin cơ bản của bệnh nhân

PHỤ LỤC 2: Mẫu đơn xin đồng thuận tham gia nghiên cứu

PHỤ LỤC 3: Chứng nhận được chuyển ngữ từ cơ quan sở hữu bản quyền thang

điểm Hamilton

PHỤ LỤC 4: Các phiên bản chuyển ngữ thang điểm Hamilton

PHỤ LỤC 5: Thang điểm đánh giá trầm cảm Hamilton (Phiên bản Tiếng Việt)

PHỤ LỤC 6: Thang đo trầm cảm Cornell (Phiên bản Tiếng Việt)

PHỤ LỤC 7: Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn trầm cảm chủ yếu theo DSM-5

PHỤ LỤC 8: Bảng câu hỏi bán cấu trúc giai đoạn trầm cảm theo SCID-5

PHỤ LỤC 9: Thang đánh giá trạng thái Tâm thần tối thiểu (MMSE)

PHỤ LỤC 10: Hệ số tải của các câu hỏi trong thang điểm Hamilton trường hợp cấu

trúc thang đo gồm 3 nhân tố (N = 65)

PHỤ LỤC 11: Hệ số tải của các câu hỏi trong thang điểm Cornell trường hợp cấu

trúc thang đo gồm 3 nhân tố (N = 65)

PHỤ LỤC 12: Hệ số tải của các câu hỏi trong thang điểm Cornell trường hợp cấu

trúc thang đo gồm 5 nhân tố (N = 65)

.

.

i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TÊN VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ - DỊCH NGHĨA TIẾNG VIỆT

APA

American Psychiatry Association

Hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ

AUC

Area Under the Curve

Diện tích dưới đường cong

CES-D

The Center for Epidemiologic Studies Depression Scale

Thang đánh giá trầm cảm của trung tâm nghiên cứu dịch tễ

CFA

Confirmatory Factor Analysis

Phân tích nhân tố xác định

CSDD

Cornell Scale for Depression in Dementia

Thang đo trầm cảm Cornell ở người sa sút trí tuệ

DSM-5

Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth

edition

Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần, Phiên

bản Thứ năm

EFA

Exploratory Factor Analysis

Phân tích nhân tố khám phá

GDS

Geriatric Depression Scale

Thang đo trầm cảm lão khoa

HAM-D

Hamilton Depression Rating Scale

Thang đo đánh giá trầm cảm Hamilton

HDRS

Hamilton Depression Rating Scale

Thang đo đánh giá trầm cảm Hamilton

ICC

Intraclass Correlation Coefficient

Hệ số tương quan nội nhóm

.

.

i

TÊN VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ - DỊCH NGHĨA TIẾNG VIỆT

ICD-10

International Classification of Diseases, 10th Revision

Phân loại thống kê quốc tế về các bệnh tật và vấn đề sức khỏe

liên quan phiên bản thứ 10

MADRS

Montgomery Asberg Depression Rating Scale

Thang đo đánh giá trầm cảm Montgomery Asberg

MMSE

Mini-Mental Status Exam

Thang đánh giá trạng thái Tâm thần tối thiểu

PCA

Principal Component Analysis

Phân tích thành tố chính

RDC

Research Diagnostic Criteria

Tiêu chuẩn chẩn đoán cho nghiên cứu

RLTCCY Rối loạn trầm cảm chủ yếu

ROC Curve

Receiver operating characteristic curve

Đường cong ROC

SCID-5

Structured Clinical Interview for DSM-5

Bảng phỏng vấn lâm sàng có cấu trúc của DSM-5

WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế Thế giới

.

.

ii

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT

THUẬT NGỮ TIẾNG ANH THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT

Absolute agreement Sự đồng thuận tuyệt đối

Concurrent validity Tính giá trị đồng thời

Construct validity Tính giá trị cấu trúc

Content validity Tính giá trị nội dung

Criterion validity Tính giá trị theo điều kiện

Cut – off point Điểm cắt

Eigenvalue Giá trị eigen

Internal consistency reliability Tính tin cậy nội bộ

Interrater reliability Tính tin cậy giữa các quan sát viên

Item – test Correlation Hệ số tương quan biến – tổng

Major depressive disorder Rối loạn trầm cảm chủ yếu

Reliability Tính tin cậy

Scree plot Biểu đồ Scree

Test – retest reliability Tính tin cậy giữa hai lần đo

Validity Tính giá trị

.

.

v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: So sánh đặc điểm của các thang đánh giá trầm cảm sử dụng ở người cao

tuổi....................................................................................................................12

Bảng 1.2: Một số kết quả nghiên cứu về tính tin cậy và tính giá trị của thang đánh

giá trầm cảm Hamilton .....................................................................................22

Bảng 1.3: Một số kết quả nghiên cứu về tính tin cậy và tính giá trị của thang đánh

giá trầm cảm Cornell. .......................................................................................25

Bảng 3.1: Đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu (N = 65) ................44

Bảng 3.2: Đặc điểm của đối tượng tham gia nghiên cứu giữa nhóm hiện mắc trầm

cảm và nhóm không mắc trầm cảm (N = 65)...................................................47

Bảng 3.3: Phân bố điểm số từng câu hỏi và tổng điểm của thang đánh giá trầm cảm

Hamilton (N = 65) ............................................................................................49

Bảng 3.4: Phân bố điểm số từng câu hỏi và tổng điểm của thang đánh giá trầm cảm

Cornell (N = 65) ...............................................................................................51

Bảng 3.5: Tính tin cậy nội bộ của thang đánh giá trầm cảm Hamilton trên đối tượng

bệnh nhân cao tuổi nằm viện nội trú (N = 65) .................................................54

Bảng 3.6: Tính tin cậy nội bộ của thang đánh giá trầm cảm Cornell trên đối tượng

bệnh nhân cao tuổi nằm viện nội trú (N = 65) .................................................55

Bảng 3.7: Tính tin cậy giữa các quan sát viên của thang điểm Hamilton khi áp dụng

trên nhóm đối tượng bệnh nhân cao tuổi nằm viện nội trú (N = 16)................57

Bảng 3.8: Tính tin cậy giữa các quan sát viên trên thang điểm Cornell khi áp dụng

trên nhóm đối tượng bệnh nhân cao tuổi nằm viện nội trú (N = 16)................59

Bảng 3.9: Kết quả phân tích thành tố chính để thăm dò số nhân tố tiềm năng của

thang đánh giá trầm cảm Hamilton (N = 65). ..................................................62

Bảng 3.10: Hệ số tải của các câu hỏi trong thang đo Hamilton (N = 65).................64

Bảng 3.11: Kết quả phân tích thành phần chính để thăm dò số nhân tố tiềm năng của

thang đánh giá trầm cảm Cornell (N = 65).......................................................65

Bảng 3.12: Hệ số tải của các câu hỏi trong thang đo Cornell (N = 65)....................67

Bảng 3.13: Kết quả phân tích ROC của thang đánh giá trầm cảm Hamilton trong

việc tiên lượng mắc trầm cảm trên đối tượng bệnh nhân cao tuổi nằm viện nội

trú (N = 65).......................................................................................................72

Bảng 3.14: Kết quả phân tích ROC của thang đánh giá trầm cảm Cornell trong việc

tiên lượng mắc trầm cảm trên đối tượng bệnh nhân cao tuổi nằm viện nội trú

(N = 65) ............................................................................................................73

.

.

v

Bảng 4.1: Một số kết quả phân tích nhân tố khám phá thang đánh giá trầm cảm

Hamilton ...........................................................................................................88

Bảng 4.2: Một số kết quả phân tích nhân tố khám phá thang đánh giá trầm cảm

Cornell ..............................................................................................................91

.

.

i

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Đặc điểm triệu chứng trầm cảm ở bệnh nhân cao tuổi nằm viện nội trú

(N = 30) ............................................................................................................49

Biểu đồ 3.2: Tương quan giữa tổng điểm thang đánh giá trầm cảm Hamilton và

thang Cornell ....................................................................................................53

Biểu đồ 3.3: Biểu đồ Bland & Altman đánh giá mức độ đồng thuận về tổng điểm

thang đánh giá trầm cảm Hamilton giữa các quan sát viên (N = 16)...............58

Biểu đồ 3.4: Biểu đồ Bland & Altman đánh giá mức độ đồng thuận về tổng điểm

thang đánh giá trầm cảm Cornell giữa các quan sát viên (N = 16). .................61

Biểu đồ 3.5: Biểu đồ Scree của giá trị eigen ứng với mỗi thành phần chính của

thang đánh giá trầm cảm Hamilton (N = 65). ..................................................63

Biểu đồ 3.6: Biểu đồ Scree của giá trị eigen ứng với mỗi thành phần chính của

thang đánh giá trầm cảm Cornell (N = 65).......................................................66

Biểu đồ 3.7: Đường cong ROC của thang điểm Hamilton và Cornell .....................71

.

.

ii

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Quy trình chuyển ngữ thang đánh giá trầm cảm Hamilton .....................30

Sơ đồ 2.2: Quy trình tiến hành nghiên cứu giai đoạn hai .........................................39

.

.

1

MỞ ĐẦU

Hiện nay, dân số thế giới đang già đi nhanh chóng đặc biệt ở các nước đang phát

triển. Ước tính từ năm 2015 đến năm 2050, tỷ lệ dân số trên 60 tuổi sẽ tăng gần gấp

đôi, từ 12% lên 22% [105]. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019,

dân số Việt Nam đang già hóa với tốc độ rất nhanh với tỷ lệ người cao tuổi từ 60

tuổi trở lên chiếm 11,86% và chỉ số già hóa tăng từ 35,9% vào năm 2009 lên 48,8%

năm 2019 [8]. Điều này đã và đang đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho

Việt Nam trên toàn bộ các lĩnh vực bao gồm chăm sóc y tế, đặc biệt là sức khỏe tâm

thần cho nhóm dân số này. Thống kê cho thấy rằng có đến khoảng 15% dân số

người từ 60 tuổi trở lên mắc một rối loạn tâm thần, trong đó trầm cảm xảy ra ở 7%

dân số người ở nhóm tuổi này và cũng là rối loạn tâm thần thường gặp nhất [116].

Tại Việt Nam, một số nghiên cứu từ năm 2015 – 2019 cũng cho thấy tỷ lệ rối loạn

trầm cảm ở người cao tuổi trong cộng đồng dao động từ 19,2% - 22,4% [3], [4], [7].

Trầm cảm ở người cao tuổi có nhiều nét đặc thù riêng khác hẳn so với tuổi trẻ.

Trong đó, các biểu hiện về mặt cơ thể như mất ngủ, giảm ngon miệng, dễ mệt mỏi

hay các than phiền về triệu chứng cơ xương khớp, tim mạch, hô hấp, tiêu hoá, lại

nổi trội, có thể che mờ các triệu chứng của trầm cảm. Vì thế, nhiều bác sĩ, bệnh

nhân và gia đình vẫn xem các triệu chứng của trầm cảm là một biểu hiện bệnh lý

nội khoa mà không chuyển đến với bác sĩ tâm thần. Thực tế việc chẩn đoán trầm

cảm ở người cao tuổi thường là khó và hay bị bỏ qua, dẫn đến hơn 90% người cao

tuổi có các biểu hiện trầm cảm nhưng không được chẩn đoán và điều trị thoả đáng

[5], [6]. Theo một nghiên cứu trước đây chỉ có 12% - 15% người cao tuổi có trầm

cảm được bác sĩ đa khoa chữa trị và khoảng 0,2% trong số họ được các bác sĩ

chuyên khoa tâm thần chăm sóc [61]. Điều này là rất nghiêm trọng vì trầm cảm có

thể làm tăng tỷ lệ mắc hoặc làm nặng thêm các bệnh lý nội khoa mạn tính mà bệnh

nhân hiện mắc như tăng huyết áp, đái tháo đường (hai trong số những bệnh lý

thường gặp nhất ở đối tượng người cao tuổi), gây ra gánh nặng bệnh tật, giảm tuân

thủ, làm suy giảm chất lượng cuộc sống [18], [51], [69], [90].

.

.

2

Hiện tại, đã có nhiều công cụ giúp tầm soát, phát hiện, chẩn đoán và lượng giá

trầm cảm được sử dụng rộng rãi tại các khoa phòng chuyên về lão khoa trên toàn

thế giới. Tuy nhiên, phần lớn các công cụ này chưa được chuyển ngữ và chuẩn hóa

trên dân số người cao tuổi tại Việt Nam, đặc biệt là người cao tuổi nằm viện nội trú.

Theo nhiều nghiên cứu, thang điểm Hamilton (áp dụng cho mọi lứa tuổi) và thang

điểm Cornell (áp dụng cho người cao tuổi có khả năng mắc sa sút trí tuệ) đều có

tiềm năng phát hiện, chẩn đoán chính xác và định lượng được độ nặng, cũng như

giúp theo dõi đáp ứng điều trị trầm cảm trên bệnh nhân cao tuổi nằm viện nội trú

[12], [32]. Việc thiếu hụt công cụ chuẩn hóa sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả chẩn đoán

và điều trị cho bệnh nhân. Do đó chúng tôi chọn hai thang điểm này để đánh giá độ

tin cậy cũng như tính giá trị của chúng. Bên cạnh đó, nghiên cứu của chúng tôi được

tiến hành tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – một bệnh viện đa khoa toàn diện với

đầy đủ các chuyên khoa – ở đây người cao tuổi nhập viện điều trị với nhiều triệu

chứng đa dạng chứ không chỉ gói gọn ở các triệu chứng tâm thần kinh, điều này

khiến cho việc cần có một công cụ hỗ trợ chẩn đoán là hết sức cần thiết. Vì vậy,

mục tiêu chính của nghiên cứu của chúng tôi là tìm ra các thang đánh giá trầm cảm

đơn giản, phù hợp, có tính giá trị và chính xác cao, nhằm giúp các bác sĩ lâm sàng

(đặc biệt là các bác sĩ không phải chuyên khoa tâm thần) có thể phát hiện và chẩn

đoán trầm cảm ở đối tượng bệnh nhân cao tuổi nằm viện nội trú. Từ đó, có thể có

hướng xử trí và điều trị phù hợp cho bệnh nhân, góp phần cải thiện tiên lượng, giảm

thiểu biến chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho những bệnh nhân này.

Nhằm thực hiện mục tiêu chính đó, chúng tôi có các mục tiêu chuyên biệt:

1. Xác định độ tin cậy của thang đánh giá trầm cảm Hamilton và Cornell trong

việc đo lường các triệu chứng của trầm cảm trên đối tượng bệnh nhân cao tuổi nằm

viện nội trú.

2. Xác định tính giá trị của thang đánh giá trầm cảm Hamilton và Cornell trong

việc tiên lượng, tầm soát trầm cảm trên đối tượng bệnh nhân cao tuổi nằm viện nội

trú.

.

.

3

Chƣơng 1. TỔNG QUAN

1.1. Trầm cảm, giai đoạn trầm cảm chủ yếu và giai đoạn giống trầm cảm chủ

yếu

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trầm cảm là một trong hai rối loạn tâm thần thường

gặp nhất. Năm 2017, thống kê của tổ chức này cho thấy có hơn 300 triệu người

chiếm khoảng 4,4% dân số toàn thế giới ở mọi lứa tuổi mắc trầm cảm. Tại Việt

Nam, thống kê của Viện Sức khỏe tâm thần cũng cho thấy hiện có khoảng 30% dân

số có rối loạn tâm thần, trong đó tỷ lệ trầm cảm chiếm 25% [115].

Về mặt thuật ngữ, cụm từ “trầm cảm” thông thường được sử dụng phổ biến như

một cách nói rút gọn của một bệnh lý (rối loạn trầm cảm chủ yếu). Tuy nhiên, “trầm

cảm” cũng được dùng với nhiều ý nghĩa khác như: mô tả một cảm xúc, chỉ một triệu

chứng, một hội chứng, một giai đoạn khí sắc (giai đoạn trầm cảm chủ yếu). Để phù

hợp với mục tiêu nghiên cứu là xác định tính giá trị và độ tin cậy của thang đo, khái

niệm “trầm cảm” trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ bao gồm “giai đoạn trầm cảm

chủ yếu” và “giai đoạn giống trầm cảm chủ yếu”.

Hai bộ tiêu chí để định nghĩa và chẩn đoán trầm cảm được sử dụng rộng rãi nhất

hiện nay là Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần, phiên bản Thứ

năm (DSM-5) của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ và Phân loại thống kê quốc tế về

các bệnh tật và vấn đề sức khỏe liên quan phiên bản thứ 10 (ICD-10) của Tổ chức Y

tế Thế giới. Ở nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng DSM-5 để định nghĩa chẩn đoán

và cũng là tiêu chuẩn vàng để so sánh với hai thang đánh giá trầm cảm Hamilton và

Cornell. Theo DSM-5, các rối loạn trầm cảm đặc trưng ở (1) khí sắc trầm buồn, (2)

cảm giác mất hứng thú, (3) rối loạn giấc ngủ và (4) rối loạn ăn uống, (5) cảm giác

mệt mỏi mất năng lượng, (6) chậm chạp hoặc kích thích tâm thần vận động, (7) khó

tập trung, (8) cảm thấy tội lỗi và/hoặc hình ảnh bản thân thấp, (9) suy nghĩ và/hoặc

hành vi lặp đi lặp lại về cái chết. Tình trạng này có thể kéo dài mạn tính hoặc có đợt

tăng giảm, làm suy giảm chất lượng cuộc sống, suy giảm chức năng làm việc, học

tập hay các lĩnh vực quan trọng khác trong đời sống. Trong đó, “giai đoạn trầm cảm

.

.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!