Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

TÍNH MINH BẠCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH 135.DOC
MIỄN PHÍ
Số trang
24
Kích thước
406.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
750

TÍNH MINH BẠCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH 135.DOC

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TÍNH MINH BẠCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH 135

I. Giới thiệu chung về chương trình 135:

1. Mục tiêu đối tượng và phạm vi của trương trình 135:

Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng

dân tộc thiểu số và miền núi, là một trong các chương trình xóa đói giảm

nghèo ở Việt Nam do Nhà nước Việt Nam triển khai từ năm 1998. Chương trình

được biết đến rộng rãi dưới tên gọi Chương trình 135 theo Quyết định số

135/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 31 tháng

7 năm 1998. Nhằm phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân

tộc thiểu số và miền núi

Theo kế hoạch ban đầu, chương trình sẽ kéo dài 7 năm và chia làm hai

giai đoạn; giai đoạn 1 từ năm ngân sách 1998 đến năm 2000 và giai đoạn 2 từ

năm 2001 đến năm 2005. Tuy nhiên, đến năm 2006, Nhà nước Việt Nam quyết

định kéo dài chương trình này thêm 5 năm, và gọi giai đoạn 1997-2006 là giai

đoạn I. Tiếp theo là giai đoạn II (2006-2010).

2. Đối tương và phạm vi áp dụng của chương trình 135:

-Các xã đặc biệt khó khăn

-Các xã biên giới, an toàn khu

-Thôn, buôn, làng, bản, xóm ấp… đặc biệt khó khăn ở các khu vực.

Giai đoạn I (1997-2006)

Điều hành Chương trình 135 là Ban chỉ đạo chương trình phát triển kinh tế

xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa. Người đứng đầu

ban này là một phó thủ tướng chính phủ, phó ban là Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc,

và các thành viên là một số thứ trưởng các bộ ngành và các đại diện đoàn thể xã

hội.

Mục tiêu cụ thể của Chương trình 135 là:

1

•Phát triển sản xuất, nâng cao mức sống cho các hộ dân tộc thiểu số;

•Phát triển cơ sở hạ tầng;

•Phát triển các dịch vụ công cộng địa phương thiết yếu như điện, trường

học, trạm y tế, nước sạch

•Nâng cao đời sống văn hóa.

Có nhiều biện pháp thực hiện chương trình này, bao gồm đầu tư ồ ạt của

nhà nước, các dự án nhà nước và nhân dân cùng làm (nhà nước và nhân dân

cùng chịu kinh phí, cùng thi công), miễn giảm thuế, cung cấp miễn phí sách giáo

khoa, một số báo chí, v.v...

Năm 1999, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh sách 1.870 xã đặc biệt

khó khăn và các xã biên giới làm phạm vi của Chương trình 135. Các năm tiếp

theo, do có sự chia tách và thành lập xã mới, nên số xã thuộc phạm vi Chương

trình 135 đã vượt con số trên. Khi giai đoạn I kết thúc, Nhà nước Việt Nam đã

chi khoảng 10 nghìn tỷ đồng, cả nước đã xây dựng và đưa vào sử dụng hơn 25

nghìn công trình thiết yếu các loại, góp phần thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn

miền núi, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, cũng có đánh

giá rằng hiệu quả của Chương trình 135 còn chưa cao, nhiều mục tiêu chưa

thực hiện được.

Giai đoạn II (2006-2010)

Chính phủ Việt Nam đã xác định có 1.946 xã và 3.149 thôn, buôn, làng,

bản, xóm ấp đặc biệt khó khăn thuộc 46 tỉnh, thành được đưa vào phạm vi của

Chương trình 135.

Mục tiêu tổng quát

•Tạo chuyển biến nhanh về sản xuất

•Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất

gắn với thị trường.

•Cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

2

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!