Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tình huống pháp luật người khuyết tật
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
2, Có một gia đình có con bị khuyết tật. Nhưng họ đối xử tệ với
người con này, biểu hiện bằng các hành vi: không cho đi học, ăn mặc
rách rưới, chỗ ở tồi tàn so với những người con khác, dấu diếm không
cho người khác biết, gạt người khuyết tật ra khỏi những quyết định
quan trọng của gia đình…
a, Ý kiến của bản thân đối với tình huống trên:
Thứ nhất, hành động của gia đình trên đã đi ngược lại với đạo đức xã
hội và truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Truyền thống Việt Nam đề
cao tinh thần nhân đạo, các thành viên trong gia đình phải quan tâm, chăm
sóc nhau. Đối với người khuyết tật, những con người khiếm khuyết và yếu
thế hơn trong xã hội đáng lẽ càng phải được quan tâm, chăm sóc hơn nữa, bù
đắp cho họ những thiếu thốn về mặt thể chất. Những hành động của gia đình
trên (cho ăn mặc rách rưới, dấu diếm không cho người khác biết, không cho
đi học…) là những hành động đáng bị phê phán.
Thứ hai, hành động của gia đình trên còn thể hiện sự phân biệt đối xử
với người khuyết tật. Khoản 3 Điều 2 Luật người khuyết tật quy định về
phân biệt đối xử đối với người khuyết tật như sau: “Phân biệt đối xử người
khuyết tật là hành vi xa lánh, từ chối, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến
hoặc hạn chế quyền của người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó”.
Mỗi con người sinh ra đều được quyền học tập, được bảo đảm nhu cầu sống
tối thiểu. Trong tình huống này gia đình đã có những hành động phân biệt
đối xử giữa người khuyết tật với những người con bình thường. Người
khuyết tật là người khiếm khuyết một phần cơ thể nhưng không có nghĩa là
họ mất đi khả năng hưởng quyền của mình. Việc gia đình không cho họ đi
học, cho ăn mặc rách rưới, chỗ ở tồi tàn,…đã vi phạm quy định của pháp