Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tính hợp lý , khả thi của một số biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VÊn ®Ò phßng, chèng b¹o lùc ®èi víi phô n÷ vµ trÎ em trong c¸c lÜnh vùc ph¸p luËt
t¹p chÝ luËt häc sè 2/2009 41
Ths. Phan ThÞ Lan H−¬ng *
ại Việt Nam, những tư tưởng lạc hậu
như “chồng chúa vợ tôi”, “quyền huynh
thế phụ” hay “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”
vẫn còn tồn tại. Xuất phát từ quan niệm trên,
người chồng, người cha đã tự cho mình có
“quyền” thực hiện những hành vi làm tổn hại
đến sức khoẻ, tinh thần của vợ, con mình và
họ không cho rằng các hành vi đó là bạo lực
và trái pháp luật. Ngoài ra, “nạn nhân” của
các hành vi này thường nhẫn nhịn, chịu đựng
vì tư tưởng không muốn “vạch áo cho người
xem lưng”, rất ít trường hợp muốn chính
quyền bảo vệ và can thiệp. Do đó, câu
chuyện bạo lực vẫn là câu chuyện tế nhị,
riêng tư trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, trước
xu thế bạo lực gia đình (BLGĐ) ngày càng
gia tăng, Nhà nước với mong muốn ngăn
chặn các hành vi bạo lực trong gia đình đã
ban hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình
năm 2007 (PCBLGĐ).
Luật PCBLGĐ ra đời đánh dấu mốc quan
trọng trong việc điều chỉnh các mối quan hệ
giữa các thành viên trong gia đình. Thông qua
đó, các mối quan hệ này không còn đơn thuần
là các quan hệ xã hội, quan hệ đạo đức mà
nó đã được pháp luật điều chỉnh và bảo vệ.
Theo khoản 2 Điều 1 Luật PCBLGĐ thì
“BLGĐ là hành vi cố ý của thành viên gia
đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại
về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành
viên khác trong gia đình”. Như vậy, BLGĐ
không chỉ là hành vi bạo lực về thể chất, tinh
thần mà còn là các hành vi bạo lực về kinh tế.
Bên cạnh đó, khái niệm bạo lực gia đình
không chỉ giới hạn trong quan hệ giữa vợ
chồng mà còn mở rộng đối với các thành viên
khác trong gia đình như giữa bố mẹ với con
cái, giữa bố mẹ chồng với con dâu v.v..
Các hành vi vi phạm pháp luật về phòng,
chống BLGĐ cần phải bị xử lí theo quy định
của pháp luật. Các hành vi này có thể bị áp
dụng các chế tài hình sự, hành chính và kỉ
luật.(1) Tuy nhiên, không giống như các quan
hệ xã hội khác được pháp luật điều chỉnh và
bảo vệ, các quan hệ này thường rất “tế nhị và
nhạy cảm” vì giữa chủ thể thực hiện hành vi
bạo lực với “nạn nhân” có mối quan hệ gia
đình thân thích. Do đó, các biện pháp chế tài
này không chỉ là biện pháp trừng phạt, giáo
dục, răn đe đối với người có hành vi bạo lực
mà còn phải bảo đảm khắc phục được các
hành vi BLGĐ tiếp diễn và có ý nghĩa “hàn
gắn” các mối quan hệ trong gia đình. Thực
tế, chỉ trong trường hợp nạn nhân của BLGĐ
không tự giải quyết được thì họ mới yêu cầu
cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp
và họ luôn mong muốn sự can thiệp của Nhà
nước có thể “cải thiện” được tình trạng bạo
lực trong gia đình. Do đó, bên cạnh tính hợp
T
* Giảng viên Khoa hành chính - nhà nước
Trường Đại học Luật Hà Nội