Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tình hình kiểm tra thuế gtgt treân địa bàn quận tân bình
MIỄN PHÍ
Số trang
70
Kích thước
300.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
727

Tình hình kiểm tra thuế gtgt treân địa bàn quận tân bình

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TPHCM

KHOA TAØI CHÍNH NHAØ NÖÔÙC



CHUYEÂN ÑEÀ TỐT NGHIEÄP

TÌNH HÌNH KIỂM TRA THUẾ GTGT

TREÂN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH

TP Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2011

MUÏC LUÏC

Trang

Chöông 1: Toång quan veà kieåm tra thueá vaø T.GTGT

1.1. Tổng quan về kiểm tra thuế ...............................................................................03

1.1.1. Khái niệm và vai trò của công tác kiểm tra thuế .................................03

1.1.2. Nhiệm vụ của công tác kiểm tra thuế.................................................04

1.1.3. Nguyên tắc của công tác kiểm tra thuế...........................................................04

1.1.4. Mục đích của công tác kiểm tra thuế..............................................................05

1.1.5. Tiêu chí để chọn doanh nghiệp kiểm tra.........................................................06

1.1.6. Nội dung kiểm tra thuế.............................................................................

1.2. Toång quan veà T.GTGT vaø kieåm tra T.GTGT

1.2.1. Tổng quan về thuế GTGT..............................................06

1.2.1.1. Khái niệm T. GTGT.............................................................06

1.2.1.2. Tóm lược lịch sử...................................................................................07

1.2.1.3. Đặc điểm của T.GTGT..........................................................................07

1.2.1.4. Vai trò của T.GTGT.............................................................08

1.2.1.5. Ưu nhược điểm......................................................................................08

1.2.2. Nội dung cơ bản của Luật thuế GTGT hiện hành ở VN..............09

1.2.2.1. Đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế..............................................09

1.2.2.2. Căn cứ tính thuế: ..................................................................................10

1.2.2.3. Phương pháp tính thuế..........................................................................14

1.2.2.4. Hoàn thuế..............................................................................................15

1.2.2.5. Nơi nộp thuế....................................................................18

1.2.3. Những qui định về kiểm tra thuế GTGT hiện hành ở VN................19

1.3. Kinh nghiệm về kiểm tra thuế GTGT ............................................................25

Chöông 2: Thực trạng kiểm tra thuế GTGT trên địa bàn Q. TB

2.1. Tình hình kinh tế - xã hội Q.TB...................................................... 27

2.2. Khái quát về chi cục thuế TB............................................................................29

2.3. Thực trạng công tác kiểm tra thuế GTGT trên địa bàn Q.TB...........................37

2.4. Thành quả và hạn chế của công tác kiểm tra thuế GTGT trên địa bàn

Q.TB.............................................................................................. 47

2.4.1. Thành quả..................................................................................................47

2.4.2. Hạn chế.......................................................................................................48

Chöông 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra thuế

GTGT trên địa bàn quận TB

3.1 Kiến nghị chung................................................................................................50

3.2 Kiến nghị riêng cho quận Tân Bình................................................................56

Phụ lục..............................................................................57

Tài liệu tham khảo.......................................................................................................68

LỜI MỞ ĐẦU

***

1. Lý do chọn đề tài:

Để hướng tới một hệ thống thuế tốt, Việt Nam đã chuyển từ cơ chế quản

lý thuế chuyên quản sang cơ chế quản lý tự kê khai tự nộp thuế. Cơ chế này phát

huy tính tự giác thực hiện, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của người dân

đồng thời cũng phù hợp với xu thế cải cách quản lý hành chính của Nhà nước

theo hướng dân chủ, thế nhưng nó cũng tạo điều kiện cho những hành vi gian lận,

trốn thuế phát triển. Với tình hình số lượng và quy mô doanh nghiệp ngày càng

tăng như hiện nay, công tác kiểm tra thuế đóng vai trò hết sức quan trọng trong

việc hạn chế thất thu thuế. Trong tổng số thu thuế hàng năm, thuế giá trị gia tăng

bao giờ cũng chiếm tỉ trọng lớn nên là nguồn thu quan trọng cho Ngân sách Nhà

nước. Với cách tính thuế theo phương pháp khấu trừ, thuế giá trị gia tăng dễ dàng

bị chiếm đoạt hơn những loại thuế khác. Chính những lý do trên đã khiến em

chọn đề tài " Tình hình kiểm tra thuế giá trị gia tăng trên địa bàn quận Tân

Bình" làm chuyên để tốt nghiệp.

2. Mục tiêu của đề tài:

Đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác Kiểm tra thuế giá trị gia

tăng trên phạm vi cả nước nói chung và trên phạm vi quận Tân Bình nói riêng.

3. Quy trình thực hiện đề tài:

Dựa trên kiến thức về thuế được học ở trường, lý luận chung về kiểm tra

thuế, những văn bản pháp luật do chi cục thuê Tân Bình cung cấp em thu thập

những số liệu phù hợp với đề tài; tiến hành tổng hợp, phân tích số liệu để nêu ra

thực trạng của công tác kiểm tra thuế giá trị gia tăng trên địa bàn quận Tân Bình;

và từ thực trạng đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra thuế giá trị

gia tăng.

4. Phạm vi thu thập dữ liệu:

Tài liệu thu thập liên quan tới những doanh nghiệp do chi cục thuế Tân

Bình quản lý.

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ KIỂM TRA THUẾ

VÀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

1.1. TỔNG QUAN VỀ KIỂM TRA THUẾ:

1.1.1. Khái niệm, vai trò của công tác kiểm tra thuế:

Khái niệm: Kiểm tra thuế là hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý thuế

với tổ chức, cá nhân là người phải nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của cơ quan

đó nhằm phát hiện những vi phạm về chính sách thuế.

Vai trò của công tác kiểm tra thuế:

- Công tác kiểm tra thuế đã góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách pháp

luật về thuế.

Một hệ thống thuế bao gồm nhiều sắc thuế khác nhau, mỗi sắc thuế điều

tiết đến một số đối tượng xã hội nhất định và có những phương pháp quản lý thu

khác nhau. Mỗi sắc thuế khi được ban hành đều đã được nghiên cứu kỹ và chuẩn

bị chu đáo nhưng khi vận dụng vào cuộc sống khó tránh khỏi những khiếm

khuyết, bất cập. Chính vì vậy kiểm tra thuế là nơi cung cấp các căn cứ, các bằng

chứng cụ thể phản ánh một cách chân thực, sống động các hoạt động diễn ra

trong thực tế, để phục vụ cho việc hoàn thiện, bổ sung các chính sách cho phù

hợp.

- Kiểm tra thuế là phương tiện phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật và

tội phạm nảy sinh trong hoạt động quản lý thu thuế.

Với tư cách là chức năng quản lý Nhà nước, hoạt động kiểm tra thuế chính

là xem xét việc làm của các tổ chức, cơ quan và các cá nhân có đúng quy định

của chính sách pháp luật về thuế hay không. Qua đó sử dụng các biện pháp chế

tài bằng mệnh lệnh hoặc các quyết định hành chính nhằm ngăn ngừa hành vi vi

phạm pháp luật của Đối tượng nộp thuế.

Thực tiễn cho thấy không có hệ thống pháp luật nào có thể đảm bảo là

không có cơ sở, khiếm khuyết. Đây chính là nguyên nhân để các Đối tượng lợi

dụng, cố tình lách luật để trục lợi cá nhân. Thanh tra kiểm tra phải phát hiện hành

vi tham nhũng, tiêu cực để ngăn chặn kịp thời.

- Kiểm tra thuế có vai trò quan trọng trong việc cải cách thủ tục hành

chính cả về quy chế và tổ chức thực hiện, giảm đến mức tối đa các thủ tục, quy

chế không cần thiết gây phiền hà đến nhân dân và doanh nghiệp.

1.1.2 Nhiệm vụ:

Hệ thống thuế nước ta đã qua hai lần cải cách để ngày càng hoàn thiện và

phù hợp với nền kinh tế. Điều đáng quan tâm là tình trạng vi phạm pháp luật về

thuế ngày càng tăng, càng đa dạng , phức tạp và tinh vi hơn. Vì vậy cần có một

bộ phận để giám sát, kiểm tra thường xuyên các hoạt động của doanh nghiệp

nhằm phát hiện kịp thới những hành vi tiêu cực, gian lận trong việc thực hiện các

luật thuế. Do đó, để đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước thì việc kiểm tra

thuế có một số nhiệm vụ như sau:

- Kiểm tra chống khai man trốn lậu thuế, kiểm tra chống thất thu thuế.

- Đề xuất xử lý về thuế từ các hồ sơ do các ban, ngành chuyển đến.

- Kiểm tra việc thực hiện sổ sách kế toán, chứng từ, hóa đơn của các

doanh nghiệp.

- Giải quyết đơn xin ngưng nghỉ của các doanh nghiệp.

1.1.3. Nguyên tắc kiểm tra thuế

- Thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp

thuế, đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xác minh và thu thập

chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

- Không cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là

người nộp thuế.

- Tuân thủ quy định của Luật quản lý thuế và các quy định khác của pháp

luật có liên quan.

1.1.4. Mục đích của việc kiểm tra thuế:

- Tăng cường kiểm tra, giám sát hồ sơ khai thuế của người nộp thuế nhằm

chống thất thu thuế qua việc khai thuế; đồng thời nâng cao tính tuân thủ pháp luật

thuế của người nộp thuế trong việc thực hiện tính thuế, kê khai thuế và nộp thuế.

- Tôn trọng và phát huy tính tự giác chấp hành và tự chịu trách nhiệm của

doanh nghiệp trong việc thực hiện đúng quy định của Pháp luật về kê khai, nộp

thuế.

- Thực hiện cải cách và hiện đại hoá công tác thanh tra, kiểm tra thuế, góp

phần tăng cường công tác quản lý cán bộ trong nội bộ ngành thuế. Việc thực hiện

cải cách hành chính trong việc kiểm tra thuế do việc kiểm tra hồ sơ thuế chủ yếu

thực hiện tại trụ sở cơ quan thuế; từ đó tránh gây phiền nhiễu cho người nộp

thuế; tạo điều kiện cho người nộp thuế tập trung vào phát triển sản xuất, kinh

doanh hàng hóa, dịch vụ.

1.1.5. Những tiêu chí để xác định doanh nghiệp cần kiểm tra:

Để có thể hoàn thành nhiệm vụ và đạt được mục tiêu của công tác kiểm

tra thuế thì việc lựa chọn doanh nghiệp để kiểm tra là hết sức quan trọng vì số

lượng doanh nghiệp ngày càng nhiều mà số lượng cán bộ thuế thì hạn chế, điều

đó chắc chắn rằng có những doanh nghiệp không được kiểm tra. Do đó cần có

một số tiêu chí để chọn lựa ra doanh nghiệp có khả năng vi phạm. Những tiêu chí

đó là:

- Các doanh nghiệp có lợi nhuận quá thấp hoặc lỗ kéo dài trong nhiều năm

(lợi nhuận thấp hơn cả tiền lãi ngân hàng nếu doanh nghiệp đem vốn điều lệ gởi

ngân hàng), và nhất là doanh nghiệp còn mở rộng quy mô như tăng thêm vốn

điều lệ, mua tài sản cố định, xây dựng thêm nhà xưởng.

- Các doanh nghiệp có doanh số ngày càng tăng nhưng lợi nhuận không

tăng hoặc lỗ kéo dài.

- Các doanh nghiệp có tỉ lệ chi phí trên doanh thu thay đổi bất thường nhất

là tỉ lệ chi phí trên doanh thu tăng.

- Những doanh nghiệp có tài khoản phải trả khách hàng, tài khoản những

khoản phải trả khác có số dư bên Có lớn. Có khả năng đây là những khoản doanh

thu doanh nghiệp đã thu tiền rồi nhưng không xuất hóa đơn để nộp thuế GTGT

và không hạch toán vào doanh thu để xác đinh kết quả kinh doanh, giảm nộp

thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!