Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tình hình đầu tư phát triển Thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chi nhánh Nam Hà
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI MỞ ĐẦU
Trong cơ chế thị trường lợi nhuận là mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất
của các tổ chức tài chính, tín dụng, trong đó có các Ngân hàng thương mại
(NHTM). Hệ thống NHTM hoạt động có hiệu quả đáp ứng đủ cung và cầu vốn
cho nền kinh tế đảm bảo yêu cầu lưu thông tiền tệ là nhân tố đặc biệt quan trọng
đối với các mục tiêu kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững. Hệ thống NHTM Việt
nam đang ngày phải tự hoàn thiện, từng bước hoà nhập với nền kinh tế thế giới
và khu vực. Trong bối cảnh đó việc nghiên cứu, tìm tòi các giải pháp nâng cao
thu nhập và lợi nhuận của các NHTM đang là trung tâm chú ý của các nhà khoa
học và quản lý kinh tế. Hoạt động đầu tư vẫn được coi là hoạt động cốt lõi, là
động lực của sự phát triển nói chung, của sự phát triển kinh tế đối với mọi quốc
gia trên thế giới và là sự phát triển của các tổ chức tín dụng (trong đó có các
NHTM) nói riêng. Với mục tiêu hàng đầu là phát triển và rút ngắn khoảng cách
với các quốc gia phát triển trong khu vực và trên thế giới, có thể nói chưa bao
giờ nhu cầu đầu tư lại lớn và khẩn trương như hiện nay, nhất là khi các mục tiêu
trên lại được hướng tới trong một bối cảnh là xuất phát điểm của ta còn thấp.
Bản thân vốn đầu tư luôn là một nguồn lực có hạn. Chính vì thế mà đầu tư vào
đâu, đầu tư như thế nào lại thực sự là một vấn đề không hề đơn giản.
Không chỉ có việc, hoạt động đầu tư ngày nay đang dần từng bước hướng
người dân tới những dịch vụ tiện ích hơn. Từ xưa đến nay, người dân Việt Nam
chỉ quen với hình thức “gửi tiền tiết kiệm”. Trong vài năm trở lại đây mới biết
đến sản phẩm Thẻ ATM. Ngành ngân hàng phát triển ngày càng phong phú và
đa dạng các loại hình liên quan đến quá trình rút và gửi tiền hướng người tiêu
dùng tới việc sử dụng Thẻ cho quá trình thanh toán thay vì sử dụng tiền mặt như
hiện nay. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể thực hiện tốt công tác đầu tư có
NguyÔn TrÞnh Minh Hµ Kinh tÕ §Çu t 47B
hiệu quả cho các sản phẩm cũng như phát triển dịch vụ Thẻ. Để có thể thực hiện
tốt công tác này đòi hỏi các ngân hàng phải có một nghiệp vụ phát triển vững
chắc và mạng lưới máy móc, trang thiết bị đi kèm được cung cấp và sử dụng một
cách đồng bộ và chính xác, đóng góp quan trọng trong hoạt động kinh doanh
cũng như sự an toàn của các NHTM.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội là Chi nhánh
Loại I của NHNoVN có trụ sở tại Phường Phương Liệt Quận Thanh Xuân Hà
Nội, được thành lập từ tháng 5/2001. Sau gần 6 năm đi vào hoạt động NHNo
Nam Hà Nội đã nhanh chóng vươn lên Top 10 chi nhánh mạnh nhất NHNoVN
về nguồn vốn, dư nợ. Tuy nhiên, hệ thống các chỉ tiêu phát triển, tăng trưởng
còn thiếu tính ổn định và bền vững. Trong bối cảnh cạnh tranh của cơ chế thị
trường, để có thể tồn tại và phát triển NHNo Nam Hà Nội ngày càng phải quan
tâm hơn nữa tới các hoạt động đầu tư phát triển, các gói dịch vụ tiện ích có khả
năng thanh khoản cao và thời gian, chi phí bỏ ra thấp nhất. Đó cũng là xu hướng
hiện nay của các NHTM Việt Nam và đây cũng chính là cơ sở xuất phát để lựa
chọn đề tài "Tình hình đầu tư phát triển Thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, chi nhánh Nam Hà Nội. Giai đoạn 2003 - 2007”.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được trình bày trong 62 trang
với 11 Bảng biểu và được kết cấu bởi 2 chương:
Chương 1: Thực trạng đầu tư phát triển Thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam Hà Nội.
Chương 2: Định hướng và giải pháp nâng cao hoạt động đầu tư phát triển
Thẻ tại Chi nhánh Nam Hà Nội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn.
NguyÔn TrÞnh Minh Hµ Kinh tÕ §Çu t 47B
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THẺ TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI
1.1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo Chi nhánh Nam Hà
Nội
Trong những năm đầu của thế kỷ 21, nền kinh tế Việt Nam luôn phát triển
ổn định, bền vững tạo tiền đề cho việc mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới.
Không nằm ngoài xu hướng đó, các NHTM cạnh tranh gay gắt để chiếm lĩnh thị
trường và khách hàng đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh để
khẳng định và tạo lập vị trí của mình. Đối với NHNo VN tổng nguồn vốn huy
động tại các thành phố lớn luôn chiếm trên 30% tổng nguồn vốn huy động của
toàn hệ thống, nhằm cung ứng vốn cho khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và
tập trung cho vay các dự án lớn của chính phủ. Trước bối cảnh về điều kiện kinh
tế chính trị - xã hội trên địa bàn cũng như các điều kiện về phát triển chung của
toàn ngành nên ngày 12/03/2001 NHNo Nam Hà Nội được thành lập theo Quyết
định số 48/NHNo/QĐHĐQT. Đây là một Chi nhánh trực thuộc NHNo Việt
Nam, có trụ sở tại toà nhà C3 Phương Liệt, Quận thanh Xuân, Thành phố Hà
Nội. Ngày 05/08/2001 Chi nhánh chính thức khai trương đi vào hoạt động. Với
mạng lưới ngoài trụ sở chính gồm 3 chi nhánh cấp 2 là: chi nhánh Giảng Võ, chi
nhánh Tây Đô, chi nhánh Nam Đô và các phòng giao dịch được bố trí rải rác
trên các địa bàn dân cư như: phòng giao dịch số 1- chi nhánh Giảng Võ tại số 84
Quán Thánh – Ba Đình, phòng giao dịch số 1 – chi nhánh Tây Đô tại trường
PTTH Đoàn Thị Điểm, phòng giao dịch số 2 – chi nhánh Nam Đô tại 113 Chùa
NguyÔn TrÞnh Minh Hµ Kinh tÕ §Çu t 47B
Bộc, phòng giao dịch số 4 tại số 4 Triệu Quốc Đạt – Hoàn Kiếm, phòng giao
dịch số 5 – Nam Hà Nội tại số 270 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân, phòng giao
dịch số 6 tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Phòng giao dịch số 9 – Nam Hà
Nội tại trường Đại học Quản trị Kinh doanh.
Việc khai trương hoạt động Chi nhánh không chỉ góp phần phát triển kinh
tế của địa bàn Hà Nội mà còn khai thác khả năng nguồn vốn nội lực tại các đô
thị lớn phục vụ nhu cầu vốn cho sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất
nước. Ngay từ khi mới ra đời Ban lãnh đạo Chi nhánh đã đề ra các nhiệm vụ
chính đó là: Nhanh chóng ổn định hoạt động của Chi nhánh, về con người cũng
như trang bị cơ sở vật chất. Triển khai các hoạt động kinh doanh với phương
châm hành động là "Vì sự thành đạt của khách hàng và ngân hàng"; Tăng cường
công tác Marketing thu hút khách hàng; Xây dựng các nội quy, quy chế điều
hành, cơ chế khoán. . .
1.1.2. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Nam Hà Nội. Giai đoạn 2005 –
2007
1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn:
Cơn bão tài chính mới bắt đầu vào cuối năm 2008 và theo dự đoán 2009
sẽ là đáy của cuộc suy thoái kinh tế. Cơn bão này đã trực tiếp tác động vào các
doanh nghiệp, nhà máy, đặc biệt là các tổ chức tín dụng (NHTM). Đầu năm
2009, Chính phủ các nước liên tục mở các gói hỗ trợ nhằm kích thích thị trường
trong và ngoài nước. Các gói hỗ trợ kinh tế tập trung vào kích cầu các hoạt động
đầu tư phát triển của các doanh nghiệp, các công ty TNHH. Ở Việt Nam gói kích
thích kinh tế đang được áp dụng với một số hình thức như: hỗ trợ 4% lãi suất
vay ngắn hạn trong thời gian 12 tháng, tăng lãi suất huy động từ 7,5%/năm lên
NguyÔn TrÞnh Minh Hµ Kinh tÕ §Çu t 47B
7,69%/năm (hiện nay) nhằm tăng lượng vốn lưu động của các NHTM và đáp
ứng nhu cầu huy động vốn của các doanh nghiệp, mở rộng kinh doanh. Tính đến
quý I năm 2009, dư nợ tín dụng tăng tuy chưa đạt được như mong muốn nhưng
đã phần nào cải thiện so với cuối năm 2008.
Trước khi cuộc suy thoái kinh tế xảy ra, năm 2005 và năm 2006 hoạt động
huy động vốn luôn ổn định và tăng đều trong các năm. Tuy nhiên, tính đến năm
2007, số vốn huy động được so với năm 2006 có xu hướng giảm ở một số chỉ
tiêu thể hiện ở bảng sau:
BẢNG 1.1: HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
Tỷ.VNĐ Tû trg Tỷ.VNĐ Tû trg Tỷ.VNĐ Tû trg Tỷ.VNĐ %T-G
Theo tiÒn tÖ 4,429 100.00 7,953 100.00 8,320 100.00 367 105
Nguån vèn néi tÖ 3,592 81.10 7,373 92.71 7,748 93.13 375 105
Nguån vèn ngo¹i tÖ 837 18.90 580 7.29 572 6.88 (8) 99
Theo thµnh phÇn Kinh tÕ 4,429 100.00 7,953 100.00 8,319 100.00 366 105
TiÒn göi d©n c 1,393 31.45 4,226 53.14 4,182 50.27 (44) 99
TiÒn göi c¸c TCKT 1,632 36.85 2,903 36.50 3,565 42.85 662 123
TiÒn göi, tiÒn vay c¸c TCTD 551 12.44 818 10.29 569 6.84 (249) 70
Nguån vèn uû th¸c ®Çu t 853 19.26 6 0.08 3 0.04 (3) 50
Ph©n theo thêi gian 4,429 100.00 7,953 100.00 8,320 100.00 367 105
TiÒn göi kh«ng kú h¹n 894 20.19 1,189 14.95 1,238 14.88 49 104
TiÒn göi CKH < 12 th¸ng 1,057 23.87 1,489 18.72 1,591 19.12 102 107
TiÒn göi CKH >= 12 th¸ng 1,625 36.69 5,269 66.25 5,488 65.96 219 104
Nguån uû th¸c ®Çu t 853 19.26 6 0.08 3 0.04 (3)
2007/2006 ChØ tiªu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005 – 2007)
Với số liệu tổng hợp từ báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm tại Chi
NguyÔn TrÞnh Minh Hµ Kinh tÕ §Çu t 47B
nhánh cho thấy năm 2005 tổng nguồn vốn huy động là 4.429 tỷ đồng trong đó
nguồn huy động bằng nội tệ là 3.592 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 81%; Nguồn huy động
bằng ngoại tệ chiếm 19%, nguồn ngoại tệ mà Chi nhánh huy động được chủ yếu
là tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn của dân cư và các dự án. Trong cơ cấu nguồn vốn
huy động thì tỷ trọng tiền gửi dân cư và tổ chức kinh tế chiếm một tỷ lệ tương
đối cao đạt 3.025 tỷ và đạt 68% trong tổng nguồn vốn cả về nguồn nội tệ và
nguồn ngoại tệ, đây là nguồn vốn ổn định qua các năm kể từ khi chi nhánh đi
vào hoạt động và đã tạo được niềm tin với khách hàng. Cơ cấu nguồn vốn theo
kỳ huy động cho thấy tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tại Chi nhánh chiếm
tỷ trọng cao nhất 37% trong tổng nguồn vốn.
Trong năm 2006 tổng nguồn vốn huy động tại Chi nhánh là 7.953 tỷ đồng
tăng 3.524 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2005, trong đó nguồn huy động bằng nội
tệ 7.373 tỷ đồng chiếm 92% trong tổng nguồn vốn tăng 3.781 tỷ đồng so với
năm 2005, nguồn huy động nội tệ tăng do tăng mạnh về tiền gửi của dân cư và
các tổ chức kinh tế. Tuy nhiên trong điều kiện cạnh tranh về nguồn vốn trên thị
trường giữa các NHTM thì việc thu hút được nguồn vốn là rất quan trọng, việc
đa dạng hoá các hình thức thu hút vốn với lãi suất cao nhằm tăng tổng nguồn
vốn huy động cũng là một chiến lược được ban lãnh đạo Chi nhánh đề ra và thực
hiện nhưng nguồn vốn huy động đó phải có lãi suất thấp hơn mức lãi suất điều
vốn của NHNo VN. Bên cạnh nguồn huy động bằng nội tệ thì nguồn huy động
bằng ngoại tệ tại Chi nhánh giảm về số lượng tuyệt đối là 257 tỷ đồng so với
năm 2005. Nguyên nhân giảm là do nguồn vốn uỷ thác bằng ngoại tệ đến hạn
thanh toán.
Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước năm 2007 có nhiều biến động, tỷ lệ
NguyÔn TrÞnh Minh Hµ Kinh tÕ §Çu t 47B