Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

TÌNH HÌNH CẤP TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM ĐANG HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG.doc
MIỄN PHÍ
Số trang
45
Kích thước
586.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1101

TÌNH HÌNH CẤP TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM ĐANG HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG.doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Tình hình cấp tín dụng của các NHTM đang hoạt động trên địa bàn tỉnh An Giang

MỤC LỤC

CHƯƠNG I – GIỚI THIỆU..............................................................................................................3

CHƯƠNG II – CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................................4

I. Khái niệm ngân hàng thương mại...........................................................................................4

II. Tín dụng......................................................................................................................................4

1. Khái niệm, bản chất và vai trò của tín dụng ........................................................................4

1.1 Khái niệm tín dụng..........................................................................................................4

1.2 Tín dụng ngân hàng........................................................................................................5

1.3 Bản chất tín dụng ...........................................................................................................5

1.4 Vai trò của tín dụng .......................................................................................................5

2. Một số khái niệm liên quan......................................................................................................5

2.1 Doanh số cho vay.............................................................................................................5

2.2 Doanh số thu nợ...............................................................................................................5

2.3 Dư nợ................................................................................................................................5

2.4 Nợ quá hạn.......................................................................................................................5

2.5 Nợ xấu...............................................................................................................................6

CHƯƠNG III – SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN KT – XH TỈNH AN GIANG......................7

I. Tiềm năng, lợi thế của Tỉnh .....................................................................................................7

1. Vị trí và thuận lợi .....................................................................................................................7

2. Tiềm năng phát triển công nghiệp, dịch vụ ..........................................................................7

II. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội An Giang......................................................................8

1. Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội An Giang trong những năm

gần đây ...........................................................................................................................................8

2. Tình hình kinh tế - xã hội An Giang giai đoạn 2009 – 2011 ...............................................9

2.1 Hoạt động kinh tế An Giang năm 2009 .......................................................................9

2.2 Hoạt động kinh tế An Giang năm 2010......................................................................10

2.3 Hoạt động kinh tế An Giang 5 tháng đầu năm 2011.................................................11

III. Chính sách tiền tệ, định hướng phát triển kinh tế xã hội Tỉnh, dự đoán nhu cầu sử

dụng vốn trong thời gian tới của các thành phần kinh tế thông qua các dự án đầu tư.........12

1. Chính sách tiền tệ của Tỉnh thực hiện theo Nghị quyết 11/NQ – CP...............................12

1.1 Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng.....................................................12

1.2 Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công..............................13

GVHD: Thầy Trần Công Dũ 1

Nhóm 5 – DH10NH

Tình hình cấp tín dụng của các NHTM đang hoạt động trên địa bàn tỉnh An Giang

1.3 Thúc đẩy sản xuất, khuyến khích xuất khẩu, kìm chế nhập siêu............................13

2. Định hướng phát triển............................................................................................................13

3. Nhu cầu sử dụng vốn của Tỉnh.............................................................................................14

CHƯƠNG IV – TÌNH HÌNH CẤP TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM ĐANG HOẠT ĐỘNG

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG..............................................................................................15

I. Tổng quan các hoạt động của các NHTM đang hoạt động trên địa bàn Tỉnh.................15

II. Tình hình cấp tín dụng của các NHTM từ năm 2007.........................................................15

III. Hoạt động tín dụng tại một số ngân hàng trên địa bàn Tỉnh............................................20

1. Ngân hàng Quốc tế Việt Nam chi nhánh An Giang............................................................20

2. Ngân hàng TMCP Sài gòn thương tín chi nhánh An Giang..............................................23

3. Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh An Giang.................................................................26

4. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh An Giang.....................................28

5. Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn chi nhánh An Giang...........................33

IV. Nhận định về tình hình cấp tín dụng của các NHTM trên địa bàn Tỉnh.........................36

V. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho các NHTM...................................................37

CHƯƠNG IV – KẾT LUẬN ..........................................................................................................39

PHỤ LỤC...........................................................................................................................................40

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................43

GVHD: Thầy Trần Công Dũ 2

Nhóm 5 – DH10NH

Tình hình cấp tín dụng của các NHTM đang hoạt động trên địa bàn tỉnh An Giang

CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU

Năm 2010 và những tháng đầu năm 2011, kinh tế của Việt Nam tiếp tục có sự phục hồi

nhanh chóng sau tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Kinh tế có sự tăng trưởng thúc đẩy

đầu tư phát triển, làm nhu cầu vốn trong nền kinh tế gia tăng. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, thị

trường vốn chưa phải là kênh phân bổ vốn một cách có hiệu quả của nền kinh tế, do đó vốn đầu tư

cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế vẫn phải dựa vào nguồn vốn tín dụng của hệ

thống ngân hàng. Các ngân hàng thương mại (NHTM), một mặt họ là những người có quan hệ tín

dụng với ngân hàng, mặt khác họ là nơi cung ứng nguồn vốn huy động cho ngân hàng, chính vì thế

mà các NHTM trở thành kênh cung ứng vốn hữu hệu cho nền kinh tế, vì vậy vốn tín dụng hiên nay

là rất cần thiết.

Trong những năm qua, hệ thống NHTM ở Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc,

kể cả số lượng, quy mô, nội dung và chất lượng; đã có những đóng góp xứng đáng vào công cuộc

công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế nói chung và quá trình đổi mới, phát triển của các thành

phần kinh tế, các doanh nghiệp và dân doanh nói riêng; thực sự là ngành tiên phong trong quá trình

đổi mới cơ chế kinh tế. Đặc biệt, với những nghiệp vụ không ngừng được cải thiện và mở rộng,

hoạt động ngân hàng nước ta đã góp phần tích cực huy động vốn, mở rộng vốn đầu tư cho lĩnh vực

sản xuất phát triển, tạo điều kiện thu hút vốn nước ngoài để tăng trưởng kinh tế trong nước.

An Giang là một tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long, tuy phát triển đa dạng các nghành

nghề nhưng An Giang chỉ có thế mạnh về phát triển nông nghiệp, nuôi trồng và chế biến thủy sản.

Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh An Giang tháng 5/2011 và 5 tháng đầu năm tiếp tục phát triển theo

chiều hướng tích cực, giá trị sản xuất công nghiệp ổn định và có tăng trưởng; sản xuất nông nghiệp

diễn biến theo chiều hướng tích cực; giá cá tra vẫn ở mức cao nhiều hộ nuôi đã thu lãi cao, nên nhu

cầu nuôi cá tra đang tăng trở lại... Sự phấn đấu ra sức khắc phục các bất lợi, tập trung khai thác các

thế mạnh và lợi thế của tỉnh nhà đã đem lại hiệu quả lớn, đạt tốc độ tăng trưởng cao. Một trong

những đóng góp tích cực vào thành quả này là hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại trên

đại bàn tỉnh. Thông qua hoạt động huy động vốn và cho vay, ngân hàng sẽ gián tiếp kích thích tiết

kiệm, đẩy mạnh đầu tư của dân cư và các thành phần kinh tế, góp phần tăng trưởng kinh tế.

Để tìm hiểu rõ hơn về những đóng góp đó, qua bài báo cáo nhóm chúng tôi mong muốn

mang đến một cái nhìn khái quát về: “Tình hình cấp tín dụng hiện nay của các Ngân hàng

thương mại trên đại bàn tỉnh An Giang”.

GVHD: Thầy Trần Công Dũ 3

Nhóm 5 – DH10NH

Tình hình cấp tín dụng của các NHTM đang hoạt động trên địa bàn tỉnh An Giang

CHƯƠNG II – CƠ SỞ LÝ THUYẾT

I. N gân hàng thương mại

I.1. Khái niệm

Ngân hàng thương mại (NHTM) là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các công ty, xí

nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, rồi sử dụng số vốn đó

để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho

các đối tượng nói trên.

(Theo PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn)

Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân

hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận.

(Trích khoản 3, điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010)

1.2. Vai trò của NHTM

– Đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, từng bước duy trì sự ổn

định giá trị đồng tiền và tỉ giá, góp phần cải thiện kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư và sản

xuất kinh doanh.

– Góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất

nhập khẩu.

– Hỗ trợ có hiệu quả trong việc tạo việc làm mới và thu hút lao động, góp phần cải thiện thu

nhập và giảm nghèo bền vững.

– Thực thi chính sách tiền tệ do NHTW hoạch định thông qua các công cụ như lãi suất, dự

trữ bắt buộc, tái chiết khấu, thị trường mở, hạn mức tín dụng…Các NHTM là chủ thể chịu

sự tác động trực tiếp của các công cụ này, đồng thời đóng vai trò cầu nối trong việc

chuyển tiếp các tác động của chính sách tiền tệ đến khu vực phi ngân hàng và nền kinh tế.

II. Tín dụng

1. Khái niệm, bản chất và vai trò tín dụng

1.1. Khái niệm

Tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế xã hội.

Ngày nay tín dụng được hiểu là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật,

trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả vốn gốc và lãi sau một khoản thời gian nhất

định. Trong thực tế tín dụng hoạt động rất phong phú và đa dạng, nhưng ở bất cứ dạng nào tín

dụng cũng thể hiện ở ba mặt cơ bản:

– Có sự chuyển giao quyền sử dụng từ người này sang người khác

– Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời

– Đến thời hạn do hai bên thỏa thuận, người sử dụng hoàn lại cho người sở hữu một giá trị

lớn hơn. Phần tăng thêm được gọi là phần lời hay nói theo ngôn ngữ kinh tế là lợi tức.

GVHD: Thầy Trần Công Dũ 4

Nhóm 5 – DH10NH

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!