Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
MIỄN PHÍ
Số trang
6
Kích thước
459.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1903

Tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Nguyễn Thị Yến và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 77 - 82

77

TÍNH ĐA DẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC Ở XÃ XUÂN SƠN,

HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

Nguyễn Thị Yến

1*, Lê Ngọc Công2

, Đỗ Hữu Thư

3

, Nguyễn Thị Hải Yến

1

1

Trường Đại học Khoa học - ĐHTN, 2

Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN,

3Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

TÓM TẮT

Xuân Sơn là một trong 4 xã miền núi thuộc Vườn Quốc gia Xuân Sơn, với diện tích tự nhiên chỉ

với 6.548 ha, nhưng số lượng các taxon thực vật thống kê được ở đây khá phong phú và đa dạng

(530 loài), trong đó có nhiều loài cây thuốc có giá trị. Kết quả điều tra thực địa về tính đa dạng

nguồn tài nguyên thực vật (đặc biệt là cây thuốc), chúng tôi đã thống kê được 530 loài, 382 chi và

134 họ thuộc 6 ngành thực vật bậc cao có mạch: Quyết lá thông (Psilotophyta), Thông đất

(Licopodiophyta), Cỏ tháp bút (Equisetophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta), Thông (Pinophyta),

Mộc lan (Magnoliophyta). Trong số đó có 323/530 loài được sử dụng làm thuốc (chiếm 60,94%)

tổng số loài thống kê được. Sự đa dạng nguồn dược liệu ở đây thể hiện ở số lượng các taxon, sự

phân bố trong nhiều sinh cảnh khác nhau và về giá trị sử dụng trong chữa trị bệnh.

Từ khoá: Xuân Sơn, Vườn Quốc gia, taxon, thực vật bậc cao có mạch, dược liệu.

∗ MỞ ĐẦU

Xuân Sơn là một xã miền núi nằm ở phía Tây

Nam của huyện Tân Sơn (tỉnh Phú Thọ), tổng

diện tích đất tự nhiên 6548 ha, trong đó chủ

yếu là đất lâm nghiệp chiếm trên 60%.

Xã Xuân Sơn nằm trong vành đai nhiệt đới nên

có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa

đông lạnh. Nhiệt độ trung bình hàng năm biến

động từ 220C - 250C, lượng mưa trung bình từ

1500 - 2000 mm. Đó là những điều kiện thuận

lợi để thảm thực vật rừng phát triển.

Trên địa bàn xã có 2 dân tộc chính là người

Dao và người Mường, sống phân bố trong 5

xóm (Cỏi, Lấp, Dù, Lạng và Lùng Mằng).

Nguồn sống chính của cộng đồng dân cư ở đây

là sản xuất nông nghiệp, trồng lúa nước, nhưng

chủ yếu vẫn là canh tác nương rẫy truyền

thống và khai thác nguồn tài nguyên rừng.

Để góp phần đánh giá đầy đủ về giá trị nguồn

tài nguyên cây có ích ở xã Xuân Sơn làm cơ sở

định hướng cho công tác quản lý, bảo tồn

nguồn tài nguyên sinh vật, chúng tôi đã tiến

hành điều tra, phân loại các nhóm thực vật

quan trọng ở xã Xuân Sơn.

Tel: 0912804990

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp điều tra trong dân: Phỏng vấn,

ghi chép giá trị và cách thức sử dụng các loài

cây, thu thập mẫu vật, chụp ảnh các mẫu vật

dùng làm thuốc do người dân cung cấp.

- Phương pháp điều tra thực địa:

+ Cùng người dân địa phương đi khảo sát, thu

thập mẫu trên tất cả các lối đi trong làng và

trong vườn.

+ Tiến hành các tuyến điều tra và lập các ô

tiêu chuẩn để thu mẫu (theo Nguyễn Nghĩa

Thìn 2007 và Hoàng Chung 2006).

- Định loại, xác định tên khoa học theo sách:

“Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ

(1991, 1993); “Thực vật chí Việt Nam tập 1 –

16”; “Từ điển cây thuốc” của Võ Văn Chi

(1996); “Danh lục thực vật Việt Nam tập II

(2003), tập III (2005)”.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tuy diện tích khu vực nghiên cứu chỉ 6548

ha, nhưng số lượng các taxon thực vật thống

kê được ở đây khá phong phú và đa dạng, có

530 loài, 382 chi và 134 họ thuộc 6 ngành

thực vật bậc cao có mạch. Trong số đó có

323/530 loài được sử dụng làm thuốc, chiếm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!