Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tính chất nhân dân trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời trung đại việt nam.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
Tính chất nhân dân trong các cuộc kháng
chiến chống xâm lược thời trung đại Việt Nam
Sinh viên thực hiện: Dương Thị Thùy Nhung
Chuyên ngành: Sư phạm Lịch sử
Lớp: 11SLS
Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Xuyên
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2015
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................3
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................3
5. Nguồn tư liệu.......................................................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................4
7. Đóng góp của đề tài.............................................................................................4
8. Bố cục của đề tài .................................................................................................5
NỘI DUNG ............................................................................................................6
CHƯƠNG 1: CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG XÂM LƯỢC THỜI
TRUNG ĐẠI VIỆT NAM .....................................................................................6
1.1. Các nhân tố tác động tới lịch sử chống xâm lược trong thời trung đại Việt Nam.6
1.1.1. Vị trí địa lý ....................................................................................................6
1.1.2. Kinh tế...........................................................................................................7
1.1.3. Bối cảnh khu vực và quốc tế ..........................................................................7
1.1.4. Các tác động chính trị, văn hóa, xã hội...........................................................8
1.2. Khái quát các cuộc kháng chiến thời trung đại Việt Nam............................9
1.2.1. Chống Tống lần thứ nhất (981)......................................................................9
1.2.2. Chống Tống lần thứ hai (1075 - 1077).........................................................10
1.2.3. Chống Mông - Nguyên lần thứ nhất (1258)..................................................13
1.2.4. Chống Mông – Nguyên lần thứ hai (1285)...................................................14
1.2.5. Chống Mông - Nguyên lần thứ ba (1287 - 1288)..........................................17
1.2.6. Chống Minh (1406 - 1427) ..........................................................................19
1.2.7. Chống Xiêm (1784 - 1785)..........................................................................26
1.2.8. Chống Thanh (1788 - 1789).........................................................................27
CHƯƠNG 2: TÍNH NHÂN DÂN TRONG CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG XÂM LƯỢC THỜI TRUNG ĐẠI VIỆT NAM..................................32
2.1. Cở sở lý luận về tính chất nhân dân.............................................................32
2.1.1. Khái niệm nhân dân và tính chất nhân dân...................................................32
2.1.1.1. Khái niệm nhân dân ..................................................................................32
2.1.1.2. Khái niệm tính chất nhân dân....................................................................34
2.2. Tính chất nhân dân thể hiện trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược
thời trung đại Việt Nam ......................................................................................37
2.2.1. Lực lượng tham gia......................................................................................37
2.2.2. Nhân dân trong việc phối hợp với lực lượng chính qui.................................40
2.2.3. Tác động đến kết quả kháng chiến ...............................................................44
2.2.4. Chính sách của nhà nước đối với lực lượng nhân dân ..................................48
2.3. Những nhận định, đánh giá..........................................................................54
2.3.1. Đặc điểm của tính chất nhân dân trong các cuộc kháng chiến thời trung đại
Việt Nam...............................................................................................................54
2.3.2. Vai trò của tính chất nhân dân trong các cuộc kháng chiến thời trung đại Việt
Nam ......................................................................................................................57
KẾT LUẬN..........................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................62
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhìn lại con đường lịch sử đã qua, trong bốn nghìn năm dựng nước và giữ
nước, dân tộc ta đã phải chiến đấu chống ngoại xâm gần như thường xuyên và đã
chiến thắng ngoại xâm một cách oanh liệt. Đó là nét nổi bật của lịch sử Việt Nam,
là thử thách gay go nhất nhưng cũng là niềm tự hào lớn nhất của dân tộc ta.
Nước ta có tài nguyên phong phú, ở vào một vị trí địa lý quan trọng ở vùng
Đông Nam Á. Với vị trí đó, nước ta là nơi gặp gỡ của nhiều nhóm cư dân trên
đường thiên di, nơi giao lưu của nhiều luồng văn hóa phương Đông và cũng là địa
bàn chiến lược mà nhiều thế lực xâm lược khao khát, nhòm ngó. Trong lịch sử
nhiều đế quốc cường thịnh thời Cổ - Trung đại và nhiều cường quốc đế quốc chủ
nghĩa thời Cận – Hiện đại đã âm mưu xâm chiếm nước ta. Chính vì vậy, kể từ khi
dựng nước cho đến nay, trong suốt lịch sử lâu dài của mình “dân tộc ta phải luôn
luôn ở trong tư thế sẵn sàng chống ngoại xâm và phải liên tiếp đương đầu với nhiều
cuộc chiến tranh xâm lược, phần lớn là của những quốc gia lớn mạnh, những đế
quốc cường bạo”[11, tr.2]. Vừa mới dựng nước thì nhân dân ta đã phải chiến đấu
chống lại nhiều mối đe dọa từ bên ngoài xô tới.
Trong thời trung đại Việt Nam, có rất nhiều cuộc kháng chiến chống xâm lược,
trong hơn chín thế kỉ, dân tộc ta đã phải tiến hành tám cuộc kháng chiến giữ
nước.Những cuộc chiến tranh giữ nước và chiến tranh giải phóng thắng lợi trên đây
cũng như nhiều cuộc chiến tranh yêu nước khác trong lịch sử chống xâm lược của
dân tộc ta, đều đánh dấu và kết thúc bằng những trận quyết chiến chiến lược lừng
lẫy.
Các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời kì này đã thể hiện được tính chất
nhân dân rất rõ rệt. Qua đó, đã gây cho địch những tổn thất nhất định, bảo đảm giữ
vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.Nền
độc lập tự chủ của dân tộc Việt Nam bắt đầu từ những năm đầu của thế kỉ X, tiếp
theo đó đã trụ vững trước sự tấn công xâm lược của ngoại xâm chủ yếu là nhờ vào
sức mạnh của toàn thể nhân dân. Một trong những quy luật cơ bản của chiến tranh
giữ nước là phải dựa vào nhân dân, phải dựa vào khối đại đoàn kết toàn dân, tổ chức
nhân dân thành một lực lượng vật chất mới có thể chiến thắng.Chính vì vậy, dựa
2
vào dân, đoàn kết toàn dân và cả đoàn kết trong nội bộ giai cấp thống trị để có sức
mạnh trong chiến tranh vệ quốc đã trở thành vấn đề trung tâm của tư tưởng thời đại.
Tuy vậy, trên thực tế phong trào kháng chiến chống xâm lược thời trung đại
của Việt Nam cũng như tính nhân dân trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược
vẫn chưa được nghiên cứu đúng mức, có ít tác phẩm, công trình nghiên cứu cụ thể.
Khi nghiên cứu các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời trung đại Việt Nam giúp
ta hiểu rõ vai trò, đóng góp của nhân dân trong sự nghiệp chống xâm lược, làm sáng
tỏ được tính chất nhân dân được biểu hiện trên những khía cạnh nào.
Từ việc nghiên cứu đó, cũng đã hiểu rõ hơn, đầy đủ hơn về kế sách đánh trận
giữ nước, tính nhân dân thể hiện trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Hiện
nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc vững chắc phải dựa vào những
đường lối chính sách của Đảng mà còn phải dựa vào lực lượng nhân dân, phát huy
sức mạnh vô địch của dân, phải biết kết hợp giữa nhà nước với toàn dân, có sự đóng
góp của nhân dân sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp là việc hết sức cần thiết trong bối
cảnh thế giới có nhiều thế lực thù địch quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc có ý đồ độc
chiếmbiển Đông xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam thì việc phát
huy sức mạnh của nhân dân, tập hợp sức mạnh toàn dân tộc có ý nghĩa hết sức cấp
thiết.
Với giá trị khoa học và thực tiễn đó, tôi chọn đề tài: “Tính chất nhân dân
trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời trung đại Việt Nam” đề làm khóa
luận.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tính chất nhân dân trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời trung đại
Việt Nam là một trong những nhân tố quan trọng đưa đến thắng lợi trong các cuộc
kháng chiến chống xâm lược. Đây là đề tài không phải là hoàn toàn mới vì thế, có
nhiều học giả trong và ngoài nước bàn đến ở một số khía cạnh:
Trước hết phải kể đến: Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử Việt
Nam (Phan Huy Lê, 1976) …. Cuốn sách này mới chỉ đề cập đến những chiến thắng
oanh liệt có ý nghĩa quyết định của quân dân ta trong những cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm thời kì phong kiến độc lập, chưa đi sâu vào phân tích tính chất
nhân dân trong các cuộc kháng chiến.
3
Trong chuyên đề “Lịch sử chống ngoại xâm và những vấn đề về nghệ thuật
quân sự Việt Nam”(Phan Huy Lê, Nguyễn Hải Kế). Trong chuyên đề này, tác giả đã
có những hướng nghiên cứu về: Chế độ sở hữu ruộng đất và làng xã Việt Nam thời
Cổ - Trung đại, quá trình hình thành dân tộc Việt Nam, quá trình phát triển của các
hình thái kinh tế - xã hội ở Việt Nam, kinh tế hàng hóa và đô thị trong lịch sử cổ
trung đại Việt Nam, kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử cổ trung đại Việt
Nam, lịch sử chống ngoại xâm và nghệ thuật quân sự Việt Nam thời kì cổ trung đại.
Chứ chưa nghiên cứu rõ và sâu sắc về tính chất nhân dân trong các cuộc kháng
chiến chống xâm lược thời trung đại Việt Nam.
Trong cuốn sách “Tìm hiểu về tổ tiên ta đánh giặc” (Hoàng Minh Thảo, 1985)
viết về một số cuộc chiến tranh chống ngoại xâm trong lịch sử, truyền thống quân
sự Việt Nam trong lịch sử nổi bật lên tài thao lược của ông cha ta và khái quát
những bài học kinh nghiệm phong phú và đa dạng về mặt chỉ đạo chiến tranh nghệ
thuật quân sự thông qua các cuộc chiến tranh giải phóng và đấu tranh bảo vệ Tổ
Quốc trong lịch sử dân tộc chứ cuốn sách này chưa nói rõ về tính chất nhân dân
trong cuộc chiến tranh chống xâm lược thời trung đại Việt Nam.
Với những nguồn tư liệu tiếp cận được cho thấy rằng, các công trình, các bài
viết nghiên cứu về tính chất nhân dân trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược
thời trung đại Việt Nam chỉ mới bước đầu nghiên cứu hoặc nghiên cứu về một vấn
đề của đề tài chứ chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện sâu sắc
về tính chất nhân dân trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời trung đại
Việt Nam. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các học giả tôi tiếp tục tổng hợp tài
liệu nghiên cứu và làm rõ hơn về vấn đề này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: Đề tài đi vào nghiên cứu các
cuộc kháng chiến chống xâm lược thời trung đại Việt Nam để từ đó thấy rõ được
tính chất nhân dân trong các cuộc kháng chiến thời trung đại Việt Nam.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài này tôi muốn làm rõ về tính chất nhân dân trong các
cuộc kháng chiến thời trung đại Việt Nam.
4
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ trên, tôi tiến hành sưu tầm tập hợp các nguồn tài liệu
để thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời trung đại Việt Nam.
- Từ đó đề tài sẽ đi sâu phân tích, làm rõ tính chất nhân dân trong các cuộc
kháng chiến chống xâm lược thời trung đại Việt Nam.
5. Nguồn tư liệu
Để hoàn thành đề tài này, tôi sử dụng các nguồn tài liệu thành văn như sách,
báo, tạp chí đã được xuất bản và lưu trữ từ trước đến nay tại thư viện trường Đại
học Sư phạm Đà Nẵng, phòng học liệu khoa Lịch sử, thư viện Đại học sư phạm Huế,
thư viện tổng hợp Đà Nẵng và các nhà sách tại Đà Nẵng và các Website.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: nghiên cứu đề tài, tôi đứng trên quan điểm của chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về nghiên cứu lịch sử làm kim chỉ Nam định hướng cho các hoạt động nghiên
cứu.
- Phương pháp nghiên cứu: đề tài hoàn thành là kết quả của sự kết hợp chặt
chẽ cả hai phương pháp nghiên cứu của chuyên ngành lịch sử là phương pháp lịch
sử và phương pháp logic. Ngoài ra, tôi còn sử dụng và kết hợp với các liên ngành
khác như: Phương pháp sưu tầm, xử lí tư liệu, phân tích – tổng hợp; thống kê – mô
tả; so sánh – đối chiếu.
7. Đóng góp của đề tài
Đề tài tôi đã tiến hành nghiên cứu tính chất nhân dân trong các cuộc kháng
chiến thời trung đại Việt Nam, do đó đề tài góp phần quan trọng vào nghiên cứu về
tính chất nhân dân, về các cuộc kháng chiến thời trung đại Việt Nam.
Công trình này, còn góp phần đóng góp một phần tài liệu nghiên cứu về lịch
sử Việt Nam.Với đóng góp đó, tôi hi vọng đề tài là tài liệu quan trọng để phục vụ
việc tìm hiểu, giảng dạy lịch sử Việt Nam trong thời trung đại. Công trình là tài liệu
tham khảo cho sinh viên chuyên ngành Lịch sử, Đông phương học…