Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tình cảm yêu nước của Vũ Phạm Hàm qua một số bài thơ chữ Hán
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Ngô Thị Thu Trang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 121 - 124
121
TÌNH CẢM YÊU NƯỚC CỦA VŨ PHẠM HÀM
QUA MỘT SỐ BÀI THƠ CHỮ HÁN
Ngô Thị Thu Trang*
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Vũ Phạm Hàm (1864 – 1906) quê ở làng Đôn Thư, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà
Nội). Ông là người có nhiều đóng góp cho nền văn hoá, giáo dục nước nhà. Ông sống và hoạt
động trong một giai đoạn đất nước từng bước rơi vào tay bọn thực dân. Qua những bài thơ chữ
Hán của ông chúng ta cảm nhận được tâm sự u hoài trước thời cuộc và một tấm lòng yêu nước kín
đáo. Tuy chưa bộc lộ thành những hành động cụ thể nhưng thái độ và tình cảm của ông đối với đất
nước cũng là một điều đáng trân trọng.
Từ khóa: Vũ Phạm Hàm, cuối thế kỉ XIX, thơ chữ Hán, yêu nước, danh nhân văn hóa.
Vũ Phạm Hàm (1864 – 1906), tự là Mộng
Hải, hiệu Thư Trì, người làng Đôn Thư,
huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà
Nội). Ngay từ nhỏ ông đã được ngợi ca là “rất
thông minh, học giỏi có tiếng, mọi người vẫn
gọi ông là thần đồng” [4, 922]. Ông là một
trong ba vị Tam nguyên của lịch sử thi cử
Hán học (cùng với Nguyễn Khuyến, Trần
Bích San) và là danh nhân có nhiều đóng góp
cho nền văn hoá, giáo dục nước nhà thời kỳ
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Dù tuổi đời
ngắn ngủi nhưng ông đã để lại nhiều áng thơ
ca, câu đối tuyệt tác được người đời sau yêu
mến và đánh giá cao. Tác phẩm của ông có cả
chữ Hán và chữ Nôm, trong đó chủ yếu là
những sáng tác viết bằng chữ Hán. Sự nghiệp
trước tác của Vũ Phạm Hàm tuy không phải
đồ sộ nhưng những gì ông để lại rất đáng
được trân trọng.*
Vũ Phạm Hàm sống và hoạt động trong giai
đoạn rối ren đầy biến động. Lúc bấy giờ, thực
dân Pháp đã chiếm được nước ta, triều đình
nhà Nguyễn vẫn tồn tại song thực chất chỉ là
bù nhìn tay sai. Ở vào thời kỳ vận nước gian
nan như vậy, nhà Nho chân chính như Vũ
Phạm Hàm chắc hẳn không thể không có
những tâm sự, những nỗi niềm về nước, về
dân. Qua các bài thơ chữ Hán của ông người
đọc có thể nhận thấy tấm lòng yêu nước kín
đáo. Mặc dù niềm ái quốc ấy đôi khi còn chưa
bộc lộ rõ thành những hành động cụ thể
*
Tel: 0915 176762, Email: [email protected]
nhưng xét trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ
thì đó cũng là điều đáng ghi nhận. Đây chính
là một trong những mặt tích cực góp phần
khẳng định giá trị thơ văn của ông trong dòng
chảy văn học dân tộc.
Vũ Phạm Hàm sinh ra trong thời kỳ nhiều
buồn thương của đất nước. Ông chứng kiến
cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp
và cũng chịu chung nỗi đau của người dân
một nước nô lệ .
Quân khan thế sự thù nhi hí,
Bán bích sơn hà khởi chiến tranh.
(Trung thu đăng)
Kìa xem việc đời như trò chơi con trẻ,
Một nửa giang sơn nổi chiến tranh
(Đèn trung thu)
Ông sinh ra chỉ sáu năm sau khi quân Pháp nổ
súng tấn công Đà Nẵng. Khoảng thời gian
ông học hành, thi cử cũng là lúc thực dân
Pháp đang chiếm dần nước ta. Ông đau lòng
khi thấy xã hội đổi thay, chiến tranh gây đau
thương mất mát cho dân lành. Trong hoàn
cảnh đó, Vũ Phạm Hàm cùng với nhiều nhà
Nho khác cùng thời vẫn ôm chí của kẻ sĩ lập
công danh phò vua giúp nước. Ông chọn cho
mình con đường mà người xưa vẫn đi: thi đỗ
và ra làm quan cho nhà Nguyễn. Trong quan
niệm của ông, con đường làm quan là con
đường duy nhất để ông có thể thực hiện được
lý tưởng “trí quân trạch dân” của mình.
Nhưng đến lúc này, trong ông đã có sự phân