Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tính biểu tượng trong bức tranh, bến quê, chiếc thuyền ngoài xa của nguyễn minh châu.
MIỄN PHÍ
Số trang
62
Kích thước
597.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1962

Tính biểu tượng trong bức tranh, bến quê, chiếc thuyền ngoài xa của nguyễn minh châu.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------

TRỊNH NHƯ TUYỀN

Tính biểu tượng trong Bức tranh, Bến quê,

Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Là một trong những người mở đường trong quá trình đổi mới của nền

văn xuôi Việt Nam hiện đại, Nguyễn Minh Châu luôn tìm hướng đi cho mình

trên bình diện nội dung phản ánh lẫn bút pháp thể hiện. Ở ông nổi bật niềm

đam mê sáng tạo cùng tình yêu cuộc sống, con người, quê hương đất nước sâu

nặng. Tác phẩm của Nguyễn Minh Châu không đồ sộ nhưng đa dạng về thể

loại: bao gồm truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, bút ký, phê bình… khi

miêu tả không khí hào hùng và phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam

trong chiến đấu, khi bộc lộ niềm âu lo khắc khoải và khát vọng thức tỉnh

lương tâm trong cảm hứng nhân văn mãnh liệt. Sau 1975, nhất là sau Đại hội

Đảng toàn quốc lần thứ VI, ngòi bút của ông luôn luôn thể hiện sự trăn trở,

bản lĩnh và nhiệt thành với công cuộc đổi mới đất nước nói chung và đổi mới

văn học nói riêng. Nguyễn Minh Châu là nhà văn tài năng và giàu tâm huyết,

một nhà văn có tư tưởng phong phú và phong cách sáng tạo riêng. Và một

trong những yếu tố tạo nên nét độc đáo trong phong cách sáng tác của ông đó

là sử dụng hình ảnh biểu tượng. Hầu hết các truyện ngắn của ông đều xuất

hiện những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng có sức ám ảnh người đọc,

khiến cho những sáng tác sau này của ông trở nên đa dạng, phong phú, sâu

sắc và biến ảo hơn trong việc thể hiện cuộc sống, đi sâu vào nội tâm con

người, đồng thời cũng là cơ sở để ông tạo nên những điểm nhìn mới, giọng

điệu mới cho tác phẩm của mình.

Đọc các truyện ngắn: Bức tranh, Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa của

Nguyễn Minh Châu, ta thấy có những hình ảnh được tác giả nhắc đến nhiều

lần. Đó không chỉ là những hình ảnh ngẫu nhiên mà được lặp đi lặp lại tạo

nên sức ám gợi lớn đối với bạn đọc như: bức tranh, bờ sông, cánh buồm, con

thuyền, ... tất cả đều mang những ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Mỗi biểu tượng

như mang một triết lý nhân sinh, một thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm

đến độc giả để suy ngẫm, chiêm nghiệm và rút ra bài học cho riêng mình.

Với sự trân trọng tài năng và cảm quan nghệ thuật độc đáo của Nguyễn

Minh Châu, chúng tôi chọn đề tài "Tính biểu tượng trong Bức tranh, Bến quê,

Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu" là nhằm hướng tới khám phá

biểu tượng nghệ thuật trong truyện ngắn của ông để giải mã ý nghĩa những

thông điệp thẩm mĩ được gửi gắm trong đó. Đồng thời, tác giả khóa luận hy

vọng việc tìm hiểu này sẽ bổ sung những kiến thức, hiểu biết vô cùng hữu ích,

thiết thực giúp cho việc học tập và nghiên cứu sau này.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi tiếp cận với các công trình

nghiên cứu và bài viết có nội dung liên quan đến biểu tượng nghệ thuật trong

truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu như:

Tác giả Dương Thị Thanh Hiên trong Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu\

nói về biểu tượng trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu như một nét độc đáo

trong phong cách nghệ thuật của nhà văn. Tác giả cho rằng: "Nó như một dấu

ấn đặc sắc đánh dấu một chất lượng mới của sự phát triển tư duy nghệ thuật".

Nguyễn Trọng Hoàn trong cuốn Nguyễn Minh Châu – Về tác gia và tác

phẩm, giải nghĩa biểu tượng của tác phẩm Nguyễn Minh Châu trong truyện

ngắn Bức tranh là "khát vọng tìm tòi và phục hiện ánh sáng nhân tính trong

khả năng tự thứ tỉnh của con người bên trong con người".

Với bài viết Nguyễn Minh Châu và thi pháp "gói rào" trong Chiếc

thuyền ngoài xa, Chu Văn Sơn đề cập đến những biểu tượng mà Nguyễn

Minh Châu sử dụng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa cả về nội dung

lẫn phương thức thể hiện. Theo ông, "tính chất nhận thức, phẩm chất triết

luận của Chiếc thuyền ngoài xa chắc chắn sẽ kém sắc nét nếu thiếu đi tiếng

nói từ những hàm ý tượng trưng ẩn trong các hình ảnh, hình tượng bàng bạc

khắp truyện".

Trần Thế Hùng với bài viết Dòng trữ tình vẫn chảy trong truyện ngắn

Nguyễn Minh Châu nói về biểu tượng như một đặc trưng phong cách của

Nguyễn Minh Châu: "Những biểu tượng ấy mở rộng khả năng bao quát hiện

thực vủa ông, giúp ông lí giải được nhiều điều "vô thường"nơi cõi nhân gian

đầy tục lụy, làm sáng tỏ những khoảnh khắc bừng ngộ" của nhận thức mà lí

tính tỉnh táo không lí giải được".

Nguyễn Văn Long: Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại, tập II, trong

đó tác gải thống kê sơ bộ tần suất xuất hiện của những biểu tượng trong các

truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu trước mà sau 1975.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, các bài viết về hình ảnh biểu

tượng cũng như ý nghĩa của chúng trong các sáng tác của Nguyễn Minh Châu

không phải là ít nhưng chỉ dừng ở mức độ giới thiệu riêng lẻ. Song, đó là

những gợi ý và là nguồn tham khảo rất thiết thực, bổ ích đối với chúng tôi

trong việc lựa chọn đề tài nghiên cứu và quá trình thực hiện luận văn này. Vì

vậy chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài dưới góc độ lí luận văn học nhằm

đi sâu hơn vào tìm hiểu tính biểu tượng trong truyện ngắn của Nguyễn Minh

Châu.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những nét đặc sắc của tính

biểu tượng nghệ thuật.

- Phạm vi nghiên cứu: khóa luận khảo sát ba truyện ngắn: Bức tranh,

Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để đáp ứng yêu cầu chính của đề tài chúng tôi vận dụng các phương

pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thống kê, phân loại: Thống kê số lần xuất hiện của

những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng trong từng tác phẩm nghiên cứu cụ

thể.

- Phương pháp phân tích – tổng hợp: Đi sâu vào các biểu tượng xuất

hiện trong các tác phẩm, sau đó đi phân tích tổng hợp các dữ liệu để có được

một cái nhìn tổng quát nhất về tính biểu tượng trong các tác phẩm nghiên cứu.

- Phương pháp hệ thống: Nghiên cứu các tác phẩm dưới góc độ hệ

thống từ sự kết hợp các lý thuyết tự sự học, thi pháp học và văn học so sánh.

Từ đó khái quát các đặc điểm nổi bật tính biểu tượng trong các truyện ngắn

Bức tranh, Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.

5. Bố cục

Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận thì khóa luận được triển khai

thành hai chương:

Chương 1. Biểu tượng nghệ thuật trong văn xuôi Việt Nam hiện đại

Chương 2. Đặc sắc của tính biểu tượng trong truyện ngắn

Nguyễn Minh Châu

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG VĂN XUÔI

VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

1.1.Biểu tượng nghệ thuật

1.1.1. Khái niệm

Biểu tượng nghệ thuật không phải là khái niệm riêng của văn học. Các

loại hình nghệ thuật khác như hội họa, điêu khắc, múa, … cũng xây dựng cho

mình nhiều biểu tượng nghệ thuật. Điều này cũng có nghĩa là biểu tượng có

thể được hình thành từ những chất liệu khác nhau như: với hội họa là màu

sắc, đường nét; với điêu khắc là hình khối; với múa là động tác, điệu bộ… Vì

xét trong phạm vi một tác phẩm văn học nên biểu tượng nghệ thuật ở đây

được mặc định đồng nghĩa với biểu tượng văn học – tức những biểu tượng

trong sáng tạo văn học, nghĩa là chất liệu để xây dựng nên biểu tượng là ngôn

từ. Vấn đề lí luận cần giải quyết ở đây là: biểu tượng là gì, cơ chế cấu tạo biểu

tượng và đặc trưng của những biểu tượng nghệ thuật. Cũng cần nói thêm rằng,

chính từ nghệ thuật đi kèm đã giúp chúng tôi hạn định lại ý nghĩa của từ biểu

tượng không theo cách hiểu của triết học và tâm lý học (chỉ một giai đoạn cao

hơn của nhận thức so với cảm giác, cho ta thấy hình ảnh của sự vật còn giữ lại

trong đầu sau khi tác động của sự vật vào giác quan của ta kết thúc) mà theo

cách hiểu của lí luận văn học, của ngôn ngữ học.

Biểu tượng là khái niệm không mới, đã được nhiều nhà nghiên cứu

định nghĩa. Xét về cơ bản, đa số ý kiến là thống nhất với nhau và mang tính

bổ sung cho nhau.

Hoàng Phê cho rằng Biểu tượng là hình ảnh sáng tạo nghệ thuật có ý

nghĩa tượng trưng, trừu tượng. Cách định nghĩa này giống với cách hiểu nôm

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!