Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tính biểu cảm trong ngôn ngữ nghệ thuật thạch lam.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
BÙI THỊ YẾN
TÍNH BIỂU CẢM TRONG NGÔN NGỮ
NGHỆ THUẬT THẠCH LAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Đà Nẵng, tháng 04 năm 2016
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
TÍNH BIỂU CẢM TRONG NGÔN NGỮ
NGHỆ THUẬT THẠCH LAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Người hướng dẫn:
TS. Bùi Trọng Ngoãn
Người thực hiện:
BÙI THỊ YẾN
(Khóa 2012- 2016)
Đà Nẵng, tháng 04 năm 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu Tính biểu cảm trong ngôn ngữ
nghệ thuật Thạch Lam do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Bùi Trọng
Ngoãn. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung khoa học của công
trình này.
Đà Nẵng, tháng 04/ 2016
Sinh viên
Bùi Thị Yến
LỜI CẢM ƠN
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô giáo,
giảng viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã tận tình
chỉ dạy tôi những năm học qua. Đặc biệt, xin được gửi lời cảm ơn
sâu sắc đến TS. Bùi Trọng Ngoãn, giáo viên hướng dẫn chính đã
tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đồng cảm
ơn sự quan tâm của các thầy cô giáo, giảng viên khoa ngữ văn
trường Đại học sư phạm Đà Nẵng cùng bạn bè, người thân đã tạo
điều kiện tốt nhất và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, không thể tránh khỏi
những sai sót, vì vậy kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
quý thầy cô và các bạn để để tài được hoàn thiện.
Trân trọng!
Bùi Thị Yến
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề ...............................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................5
5. Bố cục của đề tài ...........................................................................................6
NỘI DUNG........................................................................................................7
CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG.....................................................7
1.1. Tính biểu cảm trong ngôn ngữ nghệ thuật..................................................7
1.1.1. Các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật..............................7
1.1.2. Quan niệm về tính biểu cảm trong ngôn ngữ nghệ thuật ......................10
1.1.2.1. Nghĩa biểu thái của từ.........................................................................10
1.1.2.2. Sắc thái biểu cảm của đơn vị từ vựng.................................................11
1.1.2.3. Các yếu tố tình thái trong phát ngôn ..................................................12
1.1.2.3. Định ngữ nghệ thuật............................................................................23
1.2. Giới thiệu chung về Thạch Lam và sáng tác của Thạch Lam...................24
1.2.1. Thạch Lam (1910 - 1942) ......................................................................24
1.2.2. Các sáng tác của Thạch Lam.................................................................25
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT VỀ TÍNH BIỂU CẢM TRONG NGÔN NGỮ
NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN THẠCH LAM .......................................26
2.1. Khảo sát việc lựa chọn những đơn vị từ vựng giàu sắc thái biểu cảm trong
câu văn Thạch Lam ..........................................................................................27
2.2. Khảo sát các yếu tố tình thái trong câu văn Thạch Lam...........................32
2.2.1. Động từ tình thái ....................................................................................32
2.2.2. Tình thái ngữ..........................................................................................37
2.2.3. Phó từ .....................................................................................................39
2.2.4. Kiểu câu tỉnh lược ..................................................................................45
2.3. Khảo sát các định ngữ nghệ thuật trong câu văn Thạch Lam...................47
CHƯƠNG III: VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ BIỂU CẢM ĐỐI VỚI
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THẠCH LAM …………………...…..…….56
3.1. Vai trò của các yếu tố biểu cảm đối với nội dung phản ánh trong tác phẩm
Thạch Lam........................................................................................................51
3.1.1. Phát hiện lưu ảnh tâm hồn con người qua những phận đời..................51
3.1.2. Thiên nhiên là điệu hồn sâu lắng của Thạch Lam.................................57
3.2. Tầm tác động của các yếu tố biểu cảm đối với nghệ thuật xây dựng nhân
vật và ngôn ngữ nhân vật .................................................................................59
3.2.1. Kiểu nhân vật nghiêng về đời sống tâm hồn..........................................59
3.2.2. Cá tính hóa nhân vật bằng ngôn ngữ ....................................................62
3.3. Vai trò của các yếu tố biểu cảm đối với phong cách ngôn ngữ Thạch
Lam…………………………………………………………………………..64
3.3.1. Ngôn ngữ nghệ thuật Thạch Lam thẫm đẫm màu sắc lãng mạn...........65
3.3.2. Tinh tế đi vào chiều sâu của ngoại vật và tâm hồn con người..............67
3.3.3. Giàu tình cảm, thiết tha với nhân thế ....................................................68
KẾT LUẬN.....................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................73
HỆ THỐNG BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Động từ tình thái............................................................................. 36
Bảng 2.2: Tình thái ngữ .................................................................................. 39
Bảng 2.3: Phó từ.............................................................................................. 44
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thạch Lam được xem là cây bút truyện ngắn đặc sắc, một văn phong
trong sáng và tinh tế với những tác phẩm giàu tính nhân văn của một tâm hồn
nhạy cảm. Những sáng tác của ông đã để lại dấu ấn sâu sắc trong kho tàng
văn học Việt Nam giai đoạn 1932-1945. Cùng với hành trình đi tìm cái đẹp
trong cuộc đời và văn chương, ông đã tạo dựng cho mình một “cốt cách”
Thạch Lam giàu sự cảm thông và sẻ chia với những kiếp người nhỏ bé trong
xã hội.
Đến với Thạch Lam, trong những tác phẩm văn xuôi được xem là “mẫu
mực của cái đẹp” thì ngôn ngữ chính là chìa khóa để người đọc mở tung cánh
cửa nghệ thuật, đón nhận những tầng vỉa cảm xúc và tư tưởng nhân văn của
tác giả. Thế nên “Cái đẹp của ngôn ngữ Thạch Lam là cái đẹp của thứ ngôn
ngữ vừa cho ta nhìn vừa cho ta cảm” [1, tr.33]. Ngôn ngữ ấy là thứ ngôn ngữ
dịu nhẹ làm người đọc ngây ngất. Nó không tác động trực tiếp mà từ từ thấm
sâu vào tâm hồn con người, mang lại cảm giác dịu ngọt chỉ vào sâu mới thấy
đắng, mới thấy đau. Đồng thời, nó cứ dai dẳng bám riết lấy tâm hồn, cảm xúc
của người đọc về những mảnh đời bất hạnh, những kiếp người mỏng manh.
Vì vậy trong cái thế giới nghệ thuật giàu giá trị ấy thì đã có không ít đề tài
nghiên cứu văn xuôi của ông. Nhưng người ta ít chạm tới tính biểu cảm của
ngôn ngữ hoặc có chạm tới nhưng chưa đạt tới độ chín.
Việc nghiên cứu tính biểu cảm trong ngôn ngữ nghệ thuật Thạch Lam là
một đề tài khá mới mẻ và có ý nghĩa thực sự. Nó giúp mọi người hiểu rõ hơn
về phong cách văn xuôi Thạch Lam, cũng như những đặc sắc về ngôn ngữ mà
ông sử dụng để chuyên tải nội dung tới người đọc.