Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu yếu tố thời gian nghệ thuật của đồng dao các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Lèng Thị Lan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 125 - 128
125
TÌM HIỂU YẾU TỐ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
CỦA ĐỒNG DAO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC
Lèng Thị Lan*
Trường Đại học Nông Lâm- ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Thời gian và không gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức thể hiện phương thức tồn tại và triển
khai của thế giới nghệ thuật, một mặt thuộc về phương diện đề tài mặt khác thể hiện nguyên tắc cơ
bản của việc tổ chức tác phẩm. Với đồng dao nói chung và đồng dao các dân tộc thiểu số miền núi
phía Bắc nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật nói trên song chúng lại có những đặc điểm
riêng. Vì phụ thuộc vào đối tượng là các em nhỏ và nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức thế giới
khách quan của trẻ thơ nên thời gian của đồng dao thường là thời gian hiện tại và thời gian cụ thể.
Ở bài viết này, bước đầu tập trung phân tích yếu tố thời gian nghệ thuật trong đồng dao các dân tộc
thiểu số miền núi phía Bắc, qua đó đưa ra một cách nhìn nhận mới về thời gian nghệ thuật – một
yếu tố quan trọng cấu thành nên tác phẩm đồng dao.
Từ khóa: thời gian, nghệ thuật, đồng dao dân tộc
Trong ca dao thời gian nghệ thuật là phương
tiện biểu đạt trạng thái tâm hồn của con
người. Trong sử thi, thời gian nghệ thuật là
thời gian lịch sử được thêu dệt mang tính khái
quát, còn thời gian của cổ tích, thần thoại hay
truyền thuyết thường là thời gian quá khứ
hoặc thời gian kéo dài với những công thức
phiếm chỉ “một hôm”, “ít lâu sau”, “từ đó”..
Thời gian nghệ thuật của đồng dao khác với
các loại văn học dân gian ở chỗ, vì nó gắn với
nhu cầu nhận thức thế giới khách quan của trẻ
nên thời điểm diễn xướng chính là thời gian
hiện tại trong diễn xướng đồng dao. Khi phân
tích yếu tố thời gian nghệ thuật của đồng dao
các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, bước
đầu chúng tôi nhận diện và phân loại theo hai
phương thức biểu hiện của thời gian, đó là:*
Thời gian hiện tại (không có từ chỉ thời
gian) trong hát đồng dao
Trong đồng dao thời gian hiện tại chính là
thời gian của trò chơi hay là những bài hát
đồng dao được diễn ra theo thời gian của sự
kiện. Cũng có thể nhận biết thời gian trong
đồng dao dân tộc ở việc thông qua các hình
ảnh được phản ánh trong ngôn ngữ biểu đạt
của đồng dao. Vì thế, ở một bộ phận các bài
đồng dao các dân tộc thiểu số từ chỉ thời gian
không xuất hiện cụ thể mà thường được thay
thế bằng thời gian sự kiện, chẳng hạn:
*
Email: [email protected]
Nắng lên, nắng lên đi!
Nắng đi, trời vàng mãi
Nắng cho dân khắp mường ăn thóc nở
Nắng cho dân khắp mường được ăn thóc khô
[3,tr.5]
Những bài đồng dao có yếu tố thời gian sự
kiện, trẻ hát đồng dao không phải để giãi bày
tâm tư. Trẻ em tiếp nhận sự việc bằng các tác
động ngoại vật khách quan. Vì lẽ đó chất tự
sự không phải là bản chất đặc thù của đồng
dao nên từ ngữ chỉ thời gian xuất hiện ít cũng
là điều hiển nhiên.
Đối với thơ ca dân gian, một điều cần được
chú ý khi nghiên cứu thời gian nghệ thuật đó
là việc chú ý tới thời gian hiện tại, thời gian
diễn xướng. Tính độc đáo ở cách thể hiện thời
gian trong đồng dao các dân tộc thiểu số là tác
giả (trẻ em) với tư cách người thực hiện chức
năng diễn xướng. Vì vậy, dấu hiện để chúng
ta nhận biết thời gian hiện tại trong đồng dao
các dân tộc thiểu số được bộc lộ trực tiếp
thông qua hoạt động chơi của trẻ. Trẻ hát
đồng dao vào thời điểm nào thì đó chính là
thời gian của đồng dao. Chẳng hạn:
- Hai ông sao sáng
Hai chục ông sáng sao
[3,tr.11]