Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiều và đề xuất chiến lược kinh doanh cho chi nhánh viễn thông 5 Hà Nội.DOC
MIỄN PHÍ
Số trang
47
Kích thước
354.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1740

Tìm hiều và đề xuất chiến lược kinh doanh cho chi nhánh viễn thông 5 Hà Nội.DOC

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368

TÌM HIỂU VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH

DOANH CHO CHI NHÁNH VIỄN THÔNG 5 HÀ NỘI

-TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI

VIETTEL

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thế giới kinh doanh mang tính cạnh tranh, đôi khi người ta tự hỏi tại sao

một số công ty này thì thành công còn số khác lại thất bại? Thực vậy, mỗi doanh

nghiệp có một cách thức để tồn tại và phát triển riêng, điều quan trọng là các công ty

biết cách giành được lợi thế cạnh tranh từ việc thực hiện tốt các chiến lược mà mình

đề ra. Công tác quản trị chiến lược nói chung và hoạch định chiến lược nói riêng

đóng một phần không thể thiếu trong quá trình họat động kinh doanh của mỗi doanh

nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có thể chủ động hơn thay vì bị động trong việc vạch

rõ tương lai của mình. Suốt từ khi bắt đầu hoạt động đến nay, Chi nhánh viễn thông 5

Hà Nội, thuộc Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế

hoạch. Cụ thể trong năm 2007, mảng dịch vụ di động ước đạt 262.817 thuê bao bằng

121% kế hoạch, bán máy di động ước đạt 4252 máy hoàn thành 13% kế hoạch,

Homephone đạt 126.183 thuê bao, ADSL đạt 132.571 thuê bao ….

Trong thời gian thực tập tại Chi nhánh viễn thông 5 Hà Nội, được tiếp cận với

hoạt động kinh doanh tại đây, em đã hiểu được nguyên nhân dẫn đến những thành

công trên chính là nhờ có sự định hướng chiến lược kinh doanh đúng đắn. Em thực

sự thấy ấn tượng với công tác hoạt chiến lược hiệu quả của chi nhánh. Chính vì vậy

em đã chọn đề tài: ”Tìm hiều và đề xuất chiến lược kinh doanh cho chi nhánh

viễn thông 5 Hà Nội” để tìm hiểu, nghiên cứu và viết báo cáo thực tập.

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH

CHIẾN LƯỢC

I. Khái niệm chiến lược kinh doanh, hoạch định chiến lược và

quản trị chiến lược

1. Chiến lược kinh doanh

Có nhiều định nghĩa về chiến lược là gì, mỗi định nghĩa có ít nhiều điểm khác

nhau tuỳ thuộc vào quan niệm của mỗi tác giả.

Nhóm BCG( Boston Consulting Group) lại định nghĩa: Chiến lược xác định

việc phân bổ các nguồn lực sẵn có với mục đích làm thay đổi thế cân bằng cạnh tranh

và chuyển lợi thế cạnh tranh về phía mình.

Michel Porter định nghĩa: Chiến lược để đương đầu với cạnh tranh là sự kết hợp

giữa mục tiêu cần đạt tới với các phương tiện mà doanh nghiệp cần tìm để đạt được

mục tiêu đó, thực hiện mục tiêu.

Dù được định nghĩa như thế nào, Chiến lược kinh doanh được hiểu đơn giản là

một bản kế hoạch, những hoạt động cần thực hiện để thực hiện mục tiêu của doanh

nghiệp.

2. Hoạch định chiến lược và quản trị chiến lược

Người ta thường xem chiến lược như là sản phẩm của một quá trình hoạch định

hợp lí được dẫn dắt bởi quản trị cấp cao, song không phải là tất cả. Trong rất nhiều

trường hợp, các chiến lược có giá trị lại có thể phát sinh từ bên trong tổ chức mà

không có một sự hoạch định trước.

“Quản trị chiến lược là một quy trình dựa trên sự phân tích môi trường hiện tại

và tương lai của doanh nghiệp, hoạch định ra các mục tiêu, đề ra việc thực hiện và

kiểm tra việc thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đó”.

Quản trị chiến lược gồm hoạch định chiến lược, triển khai thực hiện chiến lược

và đánh giá, điều chỉnh chiến lược.

II. Sự cần thiết của chiến lược kinh doanh

Trong điều kiện biến động của môi trường kinh doanh hiện nay, hơn bao giờ

hết, chỉ có một điều mà các công ty có thể biết chắc chắn, đó là sự thay đổi. Quá trình

quản trị chiến lược như là một hướng đi giúp các tổ chức này vượt qua sóng gió trong

thương trường, vươn tới một tương lai, bằng chính nỗ lực và khả năng của mình.

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368

Hiện nay trong xu thế toàn cầu hóa, các công ty đang nhanh chóng đa dạng hóa hoạt

động của mình vượt ra khỏi biên giới quốc gia, từ đó chiến lược tòan cầu như là sự

lựa chọn đương đầu với các vấn đề kinh doanh mang tính quốc tế.

III. Quy trình hoạch định và quản trị chiến lược

Hoạch định chiến lược là một công việc nằm trong quy trình quản trị chiến

lược. Các bước của hoạch định chiến lược gồm: Xác định sứ mạng và mục tiêu chiến

lược; Phân tích môi trường; Xác định và lựa chọn phương án chiến lược.

Quản trị chiến lược không dừng lại ở 3 bước của hoạch định chiến lược, mà

sau khi hoạch định chiến lược, doanh nghiệp phải có bước triển khai thực hiện chiến

lược và kiểm tra, điều chỉnh chiến lược.

1. Xác định sứ mạng và mục tiêu chiến lược.

Sứ mạng của công ty là một khái niệm dùng để chỉ mục đích, lý do và ý nghĩa

của sự ra đời và tồn tại của nó. Sứ mạng là cơ sở cho việc lựa chọn đúng đắn mục

tiêu và chiến lược của doanh nghiệp.

Mục tiêu chiến lược là sự cụ thể hoá của sứ mạng, là kết quả cụ thể mà công ty

mong muốn đạt tới trong một khoảng thời gian nhất định về hướng, quy mô, cơ cấu

và tiến trình triển khai theo thời gian.

2. Phân tích môi trường

Kinh nghiệm của các công ty cũng như các nghiên cứu chỉ ra rằng các tác động

của môi trường gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và khả năng sinh lợi của mỗi công

ty.

Phân tích môi trường kinh doanh là quá trình mà các nhà chiến lược tiến hành

kiểm tra, xem xét các nhân tố môi trường khác nhau và xác định các cơ hội hoặc các

đe doạ đối với doanh nghiệp của họ.

Môi trường kinh doanh tác động đến doanh nghiệp bao gồm môi trường bên

ngoài và môi trường bên trong.

1.1. Môi trường bên ngoài:

Môi trường bên ngoài bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường ngành

1.1.1. Môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô là khung cảnh bao trùm lên toàn bộ hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp ở tất cả các lĩnh vực. Những thay đổi trong môi trường vĩ mô có thể có

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368

tác động trực tiếp đến bất kỳ lực lượng nào đó trong ngành, do đó làm biến đổi sức

mạnh tương đối đến các thế lực khác và với chính nó, cuối cùng làm thay đổi tính

hấp dẫn của một ngành.

a. Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế chỉ bản chất và định hướng của nền kinh tế trong đó doanh

nghiệp hoạt động. Các ảnh hưởng của nền kinh tế đến một công ty có thể làm thay

đổi khả năng tạo giá trị và thu nhập của nó. Bốn nhân tố quan trọng trong môi trường

kinh tế vĩ mô là Tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế; Lãi suất; Tỷ giá hối đoái và Tỷ lệ

lạm phát.

Tốc độ tăng trưởng khác nhau của nền kinh tế trong các giai đoạn thịnh vượng,

suy thoái, phục hồi sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu dùng. Khi nền kinh tế ở giai đoạn có

tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo nhiều cơ hội cho đầu tư mở rộng hoạt động của các

doanh nghiệp. Ngược lại, khi nền kinh tế sa sút, suy thoái dẫn đến giảm chi phí tiêu

dùng đồng thời làm tăng các lực lượng cạnh tranh.

b. Môi trường công nghệ

Sự thay đổi công nghệ sẽ mang lại cả cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp.

- Thách thức từ sự thay đổi về công nghệ tác động đến doanh nghiệp:

• Sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cường yếu tố cạnh tranh

của những sản phẩm thay thế  Đe doạ tới sản phẩm truyền thống của ngành hiện

hữu.

• Sự bùng nổ của công nghệ mới làm cho công nghiệp hiện hữu trở nên lối thời

 Tạo ra áp lực buộc doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ, nhằm tăng cường khả

năng cạnh tranh.

• Công nghệ mới tạo điều kiện cho các đối thủ cạnh tranh mới gia nhập ngành

 càng tạo ra áp lực đe doạ đối với các doanh nghiệp hiện hữu trong ngành.

• Công nghệ mới ra đời làm rút ngắn vòng đời sản phẩm  Đổi mới công nghệ

không ngừng, áp lực rút ngắn thời gian khấu hao so với trước.

- Cơ hội từ sự thay đổi về công nghệ có những ảnh hưởng tích cực đối với

doanh nghiệp:

• Công nghệ mới khiến doanh nghiệp sản xuất sản phẩm giá rẻ hơn, chất lượng

tốt hơn, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!