Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu tục thờ thần của người mnoong ở huyện hiệp đức, tỉnh quảng nam.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------
NGUYỄN THỊ MAI THẢO
TÌM HIỂU TỤC THỜ THẦN
CỦA NGƯỜI MNOONG Ở HUYỆN HIỆP ĐỨC,
TỈNH QUẢNG NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HÓA HỌC
Đà Nẵng, tháng 05/2014
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------
TÌM HIỂU TỤC THỜ THẦN
CỦA NGƯỜI MNOONG Ở HUYỆN HIỆP ĐỨC,
TỈNH QUẢNG NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HÓA HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
ThS. HOÀNG THỊ MAI SA
Người thực hiện
NGUYỄN THỊ MAI THẢO
Đà Nẵng, tháng 05/2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của riêng
tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ Hoàng Thị Mai Sa.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tác giả
Nguyễn Thị Mai Thảo
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị và các bạn. Với lòng
kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới quý
thầy cô giáo khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã
cung cấp những kiến thức làm nền tảng để tôi vững vàng hơn trong bài luận văn
này. Đặc biệt, gởi lời cảm ơn cô Hoàng Thị Mai Sa đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo,
động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các cô chú thuộc Phòng Văn hóa và Thông tin,
Trung tâm Văn hóa Thể thao, các phòng ban của UBND huyện Hiệp Đức, UBND
xã Sông Trà, xã Phước Trà, xã Phước Gia. Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của
đồng bào người dân tộc Mnoong, Ca dong đã nhiệt tình giúp đỡ tôi về tư liệu để
hoàn thành bài luận văn này. Xin cảm ơn các thân hữu, các tác giả có công trình
làm cơ sở cho chúng tôi tham khảo để công trình nhỏ này được hoàn thành.
Xin gửi lới cảm ơn tới bạn bè, các anh chị em trong lớp đã động viên và giúp
đỡ tôi trong những lúc tôi gặp khó khăn. Xin chân thành cảm ơn bố mẹ anh chị em
đã luôn ở bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi học tập làm việc và hoàn thành luận
văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, 30 tháng 4 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Mai Thảo
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu.............................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................4
4. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................5
6. Bố cục khóa luận................................................................................................6
NỘI DUNG............................................................................................................7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG .........................................................7
1.1. Khái quát về tục thờ thần ................................................................................7
1.1.1. Khái niệm tục thờ thần.................................................................................7
1.1.2. Nguồn gốc ..................................................................................................10
1.1.3. Những biểu hiện của tục thờ thần ..............................................................13
1.2. Khái quát về người Mnoong và người Mnoong ở huyện Hiệp Đức, tỉnh
Quảng Nam ..........................................................................................................15
1.2.1. Khái quát về người Mnoong ......................................................................15
1.2.2. Người Mnoong ở huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam................................20
1.2.2.1. Lịch sử cư trú ..........................................................................................20
1.2.2.2. Dân cư .....................................................................................................22
1.2.2.3. Đời sống vật chất.....................................................................................24
1.2.2.4. Đời sống tinh thần...................................................................................27
CHƯƠNG 2. TỤC THỜ THẦN CỦA NGƯỜI MNOONG Ở HUYỆN HIỆP
ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM..............................................................................31
2.1. Hệ thống các vị thần......................................................................................31
2.1.1 Hệ thống các vị thần bản địa.......................................................................31
2.1.2. Phân loại các vị thần theo phạm vi thờ cúng .............................................36
2.2. Nghi lễ thờ cúng...........................................................................................40
2.2.1. Vật thờ và cách thức thờ cúng....................................................................40
2.2.2. Hành lễ .......................................................................................................43
2.2.3. Lời khấn thần trong các lễ cúng của người Mnoong hiện nay ở huyện Hiệp
Đức .......................................................................................................................46
CHƯƠNG 3. TỤC THỜ THẦN CỦA NGƯỜI MNOONG - NHỮNG GIÁ
TRỊ CẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY.............................................................49
3.1. Giá trị văn hóa của tục thờ thần của người Mnoong.....................................49
3.2. Thực trạng biến đổi trong tục thờ thần của người Mnoong..........................52
3.2.1. Một số biến đổi...........................................................................................52
3.2.2. Các nhân tố tác động đến sự biến đổi ........................................................57
3.3. Một số kiến nghị nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tục thờ thần của
người Mnoong ở huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam...........................................59
KẾT LUẬN.........................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................64
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Quảng Nam là vùng đất nằm ở trung điểm đất nước theo trục Bắc - Nam, là
nơi giao hòa của những sắc thái văn hóa hai miền Bắc - Nam và nơi diễn ra giao
lưu văn hóa giữa các tộc người Việt Nam. Nơi đây còn là một trong những vùng đất
có sự hiện diện của các tộc người thiểu số di cư từ vùng Trường Sơn – Tây Nguyên
đến đây sinh sống.
Tại miền núi huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam là địa bàn sinh sống của nhiều
đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có người Mnoong. Người Mnoong (Bnoong
hay Bhnong) là nhóm địa phương của tộc người Gié Triêng (Giẻ Triêng) thuộc
vùng đất Tây Nguyên, từ xa xưa di cư sang sinh sống tại địa bàn huyện Phước Sơn
và xã Phước Trà, Sông Trà huyện Hiệp Đức, đi theo hai đường từ Trà My sang và
từ Phước Sơn xuống. Họ có những nét tương đồng về văn hóa, tín ngưỡng, phong
tục tập quán, tiếng nói… với cộng đồng Gié Triêng ngày nay ở Kon Tum.
Đối với các tộc người, nghiên cứu về tín ngưỡng cổ truyền là một trong những
phương thức hữu hiệu nhất giúp ta hiểu sâu hơn về đời sống tinh thần vốn dĩ tồn tại
rất nhiều điều bí ẩn. Mặt khác, tín ngưỡng tồn tại trong đời sống xã hội của các
đồng bào dân tộc thiểu số còn là biểu hiện của tính chính trị. Để nâng cao nhận
thức chính trị trong các dân tộc thiểu số ở vùng cao, thì trước hết phải quan tâm đến
vấn đề tín ngưỡng. Tín ngưỡng, tôn giáo là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta đặc
biệt quan tâm. Những năm gần, đây nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế, nhiều vấn đề xã hội phức tạp cũng
nảy sinh, đặc biệt trong đó phải nói đến vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo. Trong bối
cảnh xã hội mới, Đảng ta đã và đang thực hiện việc đổi mới chính sách đối với tín
ngưỡng, tôn giáo nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần của một bộ
phận nhân dân, đồng thời giữ vững ổn định xã hội, tạo điều kiện cần thiết cho sự
phát triển đất nước. Đặc biệt, tín ngưỡng của người Mnoong chiếm một vị trí rất
quan trọng trong sinh hoạt văn hoá tinh thần của cộng đồng này. Tín ngưỡng, tôn