Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu trang phục ông tổng trong nghi lễ tang ma tại đà nẵng.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Ơ
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
***
LÊ THỊ HOA ĐÀO
TÌM HIỂU TRANG PHỤC ÔNG TỔNG
TRONG NGHI LỄ TANG MA TẠI ĐÀ NẴNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HÓA HỌC
Đà Nẵng, tháng 05/2014
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
***
TÌM HIỂU TRANG PHỤC ÔNG TỔNG
TRONG NGHI LỄ TANG MA TẠI ĐÀ NẴNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HÓA HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn:
ThS. HOÀNG THỊ MAI SA
Ngƣời thực hiện:
LÊ THỊ HOA ĐÀO
(Khóa 2010 - 2014)
Đà Nẵng, tháng 5/2014
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................................ 5
5. Bố cục của khóa luận ............................................................................................. 6
NỘI DUNG ............................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍLUÂṆ CHUNG .............................................................. 7
1.1. Khái niệm trang phục và văn hóa trang phục...................................................... 7
1.1.1. Khái niệm trang phục ....................................................................................... 7
1.1.2. Khái niệm văn hóa trang phục ......................................................................... 9
1.2. Khái quát chung về nghi lễ tang ma tại Đà Nẵng ............................................. 15
1.3. Đôi nét về ông Tổng và đội âm công ................................................................ 20
1.3.1. Đôi nét về ông Tổng....................................................................................... 20
1.3.2. Đôi nét về đội âm công .................................................................................. 24
CHƢƠNG 2: TRANG PHỤC ÔNG TỔNG TRONG NGHI LỄ TANG MA
TẠI ĐÀ NẴNG ....................................................................................................... 27
2.1. Quá trình sáng tạo trang phục ông Tổng........................................................... 27
2.2. Các bộ phận của trang phục ông Tổng.............................................................. 31
2.2.1. Đồ mặc phía trên ............................................................................................ 31
2.2.2. Đồ mặc phía dƣới........................................................................................... 33
2.2.3. Đồ đội đầu ...................................................................................................... 34
2.2.4. Đồ đi chân ...................................................................................................... 35
2.2.5. Đồ trang sức và các phụ kiện kèm theo ......................................................... 36
2.2.6. Cách thức trang điểm ..................................................................................... 37
2.3. Cách bảo quản trang phục ông Tổng ................................................................ 41
CHƢƠNG 3: GIÁ TRỊ VÀ THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI TRANG PHỤC ÔNG
TỔNG...................................................................................................................... 48
3.1. Giá trị của trang phục ông Tổng ....................................................................... 48
3.1.1. Giá trị văn hóa - lịch sử.................................................................................. 48
3.1.2. Giá trị tâm linh ............................................................................................... 52
3.1.3. Giá trị nghê ̣thuâṭ............................................................................................ 56
3.2. Thƣc̣ traṇ g biến đổi trang phuc̣ ông Tổng......................................................... 67
3.2.1. Môṭ số biến đổi............................................................................................... 67
3.2.2. Các nhân tố tác động đến sự biến đổi ............................................................ 69
KẾT LUẬN............................................................................................................. 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 73
PHỤ LỤC................................................................................................................ 75
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Măc̣ là môṭ trong nhƣ̃ng nhu cầu sống thiết yếu của con ngƣời, do đó con
ngƣời luôn tìm tòi để sáng tạo ra những bộ trang ph ục phù hợp với điều kiện sống,
hoạt động kinh tế, phù hợp với lứa tuổi, giới tính và mục đích sử dụng trang phục.
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa , phần lớn cƣ dâ n
sống bằng ngh ề nông trồng lúa nƣớc. Chính vì vậy, họ thƣờng ch ọn cho mình bộ
trang phục mặc thƣờng ngày và măc̣ khi lao động những màu sắc nhƣ nâu, đen… để
thích hợp với công việc đồng áng: đàn ông với y phục đi làm là chiếc quần lá tọa, áo
cánh màu nâu sòng , đàn bà cũng chiếc váy thâm, chiếc áo nâu khi đi làm. Chỉ
những dịp lễ tết, hội hè, họ mới khoác lên mình những bộ trang phục có màu sắc sặc
sỡ, hoa văn cầu kỳ: đàn bà với áo dài mớ ba mớ bảy; đàn ông với chiếc quần trắng,
áo dài the, chít khăn đen. Tính phù hợp của trang phục còn thể hiện ở trang phục
cƣớ
i xin và
trang phuc̣ tang ma . Trong tang ma, để bày tỏ sự tiếc thƣơng đau buồn
của ngƣời thân đối với ngƣời đã mất, trang phục thƣờng rất đơn giản, không chú
trọng đến vẻ bên ngoài. Trắng và đen là hai màu chủ đạo, chất liệu làm nên những
bộ tang phục cũng chỉ là các loại vải xô, gai, không có họa tiết trang trí. Đó cũng là
mô thức chung của trang phục tang ma ở các vùng miền của nƣớc ta.
Tuy nhiên, đến với vùng đ ất xứ Quảng, ta không khỏi ngac̣ nhiên khi thấy
ngoài những bộ tang phục nhƣ đã nói ở trên còn có trang phuc̣ n ổi bật của ông
Tổng. Xuất hiện cùng ông Tổng còn có đội âm công với những bộ trang phục nhiều
màu sắc. Ông Tổng và đội âm công là một nét đặc trƣng riêng trong nghi lễ tang ma
ở vùng văn hóa xứ Quảng. Trên nền chung của hai màu trắng và đen, bộ trang phục
rực rỡ của ông Tổng đã không chỉ thu hút đƣợc sự chú ý đặc biệt của mọi ngƣời mà
đó còn là điểm nhấn quan trọng trong đám tang.
Có thể nói, trang phục trong tang ma đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu đề cập
khá chi tiết. Thế nhƣng, trang phục của ông Tổng từ trƣớc đến nay vẫn chƣa có một
công trình, một bài báo nào đề cập đến, mặc dù ông Tổng đã có sự tồn tại rất lâu dài
với cuộc sống của ngƣời Quảng.
2
Bản thân là ngƣời đƣợc sinh ra và lớn lên ở Đà Nẵng, yêu thích nghiên cƣ́u
văn hóa truyền thống x ứ Quảng, tôi mong muốn đƣơc̣ tiếp tuc̣ nghiên cƣ́u vấn đề
còn khá mới trên . Tìm hiểu trang phục của ông Tổng ở Đà Nẵng cũng chính là tìm
hiểu trang phục của ông Tổng xứ Quảng để giải thích vì sao, ông Tổng lại có bộ
trang phục đặc trƣng đến nhƣ vậy, bộ trang phục đó gồm những bộ phận nào, có sự
thay đổi gì qua thời gian và những giá trị của nó. Đó chính là những nguyên nhân
để tôi choṇ : “Tìm hiểu trang phục ông Tổng trong nghi lễ tang ma tại Đà Nẵng”
làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Tang lễ là những lễ nghi đƣợc đặt ra, đƣợc thực hiện để tỏ lòng thƣơng xót
và kính thờ của thân nhân ngƣời quá cố, bắt đầu từ khi ngƣời ấy có những dấu hiệu
sắp từ trần cho đến lúc đoạn tang “mồ yên mả đẹp”.
Những ghi chép về nghi lễ tang ma có lẽ đã đƣợc bàn đến từ rất sớm trong
hƣơng ƣớc, lệ làng cổ truyền. Song, vì nó là hoạt động đƣợc diễn ra với tần suất khá
cao, không nhà này cũng nhà khác, làng nọ đến làng kia, thể nào cũng có ngƣời qua
đời bởi quy luật “sinh - lão - bệnh - tử” nào có chờ ai, tha ai bao giờ nên sự ghi chép
là rất ít, thƣờng theo lối truyền khẩu, và “xƣa bày nay bắt chƣớc”.
Viết về phong tục tang ma, có thể kể đến cuốn Thọ Mai gia lễ do Hồ Sỹ Tân
biên soạn. Trên cơ sở đạo lý làm con và cách tổ chức tang lễ của Nho gia, kết hợp
với hoàn cảnh địa lý, phong tục và tâm lý dân tộc, tác giả đã lựa chọn những nghi lễ
phù hợp và lƣợc bỏ những điều phiền tạp để làm đơn giản hơn những nghi thức phù
hợp với nƣớc ta. Cuốn sách đến nay đã đƣợc khá nhiều ngƣời dịch ra chữ quốc ngữ,
trong đó có bản dịch Thọ Mai Gia Lễ (tục cưới hỏi ma chay của người Việt Nam)
của Túy Lang Nguyễn Văn Toàn và Phong tục nghi lễ Thọ Mai Gia Lễ của Nguyên
Quân - Hoàng Long. Trong hai bản dịch này, các dịch giả đã chuyển tải đầy đủ
những dẫn giải rõ ràng về cách áp dụng ngày giờ cũng nhƣ những điểm xung hợp
liên quan đến kẻ sống và ngƣời chết theo quan niệm của ngƣời xƣa.
Trần Ngọc Thêm trong Cơ sở văn hóa Việt Nam cũng có viết về văn hóa
phong tục của ngƣời Việt trong đó có đề cập đến một số quan niệm về tang ma nhƣ:
3
“Trong việc tang ma, người Việt Nam bị giằng kéo giữa hai thái cực: Một là quan
niệm có tính triết lý cho rằng sau khi chết, linh hồn sẽ về nơi “thế giới bên kia” nên
việc tang ma được xem như việc đưa tiễn, mặt khác là quan niệm trần tục coi chết
là hết nên việc tang ma là việc xót thương…” [tr. 146]
Tuy nhiên trong công trình nghiên cứu này, tác giả chỉ khái quát một cách
chung nhất về nghi lễ tang ma của ngƣời Việt chứ chƣa đi sâu vào những nghi thức
cụ thể.
Viết về phong tục tang ma , phải kể đến cuốn Việt Nam phong tục của Phan
Kế Bính. Bàn về vấn đề này ông cho rằng: “Mỗi nước có một phong tục riêng,
phong tục ấy kì thủy bởi tự một vài người và rồi bắt chước nhau thành ra thói quen.
Hoặc bởi phong thổ và cách chính trị, cách giáo dục trong nước mà thành ra. Hoặc
bởi các phong trào ở ngoài tràn vào rồi mà dần dần tiên nhiễm thành tục”. [tr.3]
Tác giả đã trình bày từng giai đoạn trong tang lễ của ngƣời Việt. Đặc biệt
trong công trình nghiên cứu này tác giả còn thẳng thắn phê phán những quan điểm
sai lầm, những hủ tục lạc hậu về nghi thức trong tang ma của ngƣời Việt nhƣ: “Sự
báo hiếu cho cha mẹ, ai không muốn hết lòng, hết sức. Nhưng cứ như tục ta thì
phiền văn quá thể, ăn uống lôi thôi, làm cho nhiều người khổ sở vì tục. Vả lại nhiều
người khi cha mẹ còn thì bạc thị chẳng ra gì, đến lúc mất lại cúng tế linh đình”.
[tr.4]
Trong cuốn Nghi lễ đời người của tác giả Trƣơng Thìn, tác giả đã nêu rõ từng
công đoạn của một lễ tang, từ các công việc chuẩn bị cho cái chết cho đến việc báo
tang, khâm liệm, nhập quan... Hoặc là trong một số cuốn sách khác nhƣ: Lễ nghi
cưới hỏi tang chế Việt Nam của Phạm Côn Sơn, Việt Nam phong tục toàn biên của
Vũ Ngọc Khánh... cũng đã nói nhiều đến phong tục tang ma.
Trên đây là những công trình nghiên cứu tiêu biểu về nghi thức tang lễ của
ngƣời Việt, có thể nói đây là những cơ sở quan trọng để chúng tôi đối sánh trong
quá trình nghiên cứu về đám tang của ngƣời Việt tại Đà Nẵng. Nhìn chung, các
công trình nghiên cứu bên cạnh việc trình bày các nghi thức lễ thì trang phục tang
ma cũng đƣợc đề cập đến. Tuỳ theo quan hệ thân, sơ đối với ngƣời chết, ngƣời sống
4
mang những bộ tang phục khác nhau. Ở phƣơng Đông, tang phục thƣờng dùng màu
trắng, ở phƣơng Tây thƣờng là màu đen. Dƣới chế độ phong kiến ở Việt Nam, có 5
loại: trảm thôi (ti thôi), cơ phục, đại công, tiêu ma, ti ma. Mỗi loại quy định chất
liệu vải, kiểu dáng may, cung cách sử dụng, thời gian để tang, v.v... Ngày nay, trang
phục tang ma đã đơn giản đi nhiều, hầu nhƣ chỉ còn hình thức mặc áo xô trắng, chít
khăn ngang: con để tang cha mẹ, vợ để tang chồng; cũng còn hình thức đội mũ mấn
nhƣng phổ biến là quấn khăn vải trắng quanh đầu, đeo băng vải đen xếp nếp quanh
ống tay áo hoặc cài miếng vải đen nhỏ trên ngực.
Viết về trang phục tang ma, có thể kể đến cuốn Tìm hiểu trang phục Việt
Nam. Tác giả Đoàn Thị Tình đã trình bày hệ thống trang phục Việt Nam trong suốt
chiều dài lịch sử, trong đó trang phục tang ma ở Việt Nam đã đƣợc trình bày rất chi
tiết. Tác giả Phạm Minh Thảo trong cuốn Tục tang ma cũng đã nêu lên từng loại
tang phục.
Tựu trung lại, các công trình nghiên cứu trên đây mới chỉ đề cập đến trang
phục trong tang ma của cả nƣớc nói chung. Ngay cả với tác giả Võ Văn Hòe, một
ngƣời chuyên nghiên cứu về văn hóa xứ Quảng với tác phẩm Tập tục xứ Quảng
theo một vòng đời, NXB Đà Nẵng, 2006 về sau đƣợc in lại trong tuyển tập Tập tục,
lễ hội đất Quảng của Hội văn nghệ dân gian thành phố Đà Nẵng, 2008 cũng chỉ đề
cập đến sự xuất hiện của ông Tổng và vai trò của ông trong tang ma xứ Quảng.
Nhƣ vậy, cho đến nay, chƣa có một công trình nào tái hiện trang phuc̣ ông
Tổng trong nghi lễ tang ma của ngƣời Việt tại Đà Nẵng. Trên cơ sở những tri thức
đã đƣợc khai phá, chúng tôi mong muốn đƣợc đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề
trên.
3. Đối tƣợng vàphạm vi nghiên cứu
Trong công trình này, đối tƣợng nghiên cứu chính là trang phục của ông
Tổng trong nghi lễ tang ma tại thành phố Đà Nẵng. Nghiên cứu sâu về trang phục
của ông ở những khía cạnh: quá trình sáng tạo nên bộ trang phục đó, những bộ phận
của trang phục ông Tổng và cách bảo quản. Đồng thời, đề tài cũng dành một phần
dung lƣợng tri thƣ́c đ ể trình bày về trang phục của đội âm công, sự khác nhau của