Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu tập quán cưới xin của người gia rai ở làng ó, xã ia đrăng, huyện chư prông, tỉnh gia lai
PREMIUM
Số trang
73
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1516

Tìm hiểu tập quán cưới xin của người gia rai ở làng ó, xã ia đrăng, huyện chư prông, tỉnh gia lai

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP Đ̣ ẠI HỌC

NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HÓA HỌC

Đề tài:

TÌM HIỂU TẬP QUÁN CƯỚI XIN CỦA NGƯỜI GIA RAI Ở LÀNG

Ó, XÃ IA ĐRĂNG, HUYỆN CHƯ PRÔNG, TỈNH GIA LAI

Người hướng dẫn:

ThS. Hoàng Thị Mai Sa

Người thực hiện:

Thân Thị Hậu

Đà Nẵng, tháng 5/2013

1

MUC L ̣ UC̣

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.......................................................................... 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 4

4. Mục đích nghiên cứu................................................................................... 5

5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 5

6. Bố cục đề tài................................................................................................. 6

NỘI DUNG....................................................................................................... 7

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TỘC NGƯỜI GIA RAI................................ 7

1.1. Đôi nét về tộc người Gia Rai ................................................................... 7

1.1.1. Lịch sử tộc người................................................................................... 7

1.1.2. Vùng đất cư trú ..................................................................................... 9

1.1.3. Đặc trưng văn hóa tộc người Gia Rai ............................................... 10

1.2. Diện mạo văn hóa làng Ó, xã Iadrăng, huyện Chư Prông, tỉnh Gia

Lai ................................................................................................................... 15

1.2.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 15

1.2.2. Lịch sử lập làng ................................................................................... 16

1.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................... 18

1.2.4. Đời sống văn hóa ................................................................................. 20

Chương 2: TẬP QUÁN CƯỚI XIN TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI

GIA RAI Ở LÀNG Ó, XÃ IA DRĂNG, HUYỆN CHƯ PRÔNG............. 25

2.1. Khái quát về tập quán cưới xin của người Gia Rai ........................... 25

2.1.1. Quan niệm người Gia Rai về tình yêu đôi lứa.................................. 25

2.1.2. Quan niệm truyền thống về hôn nhân............................................... 31

2.1.3. Mục đích và ý nghĩa của việc tổ chức hôn lễ .................................... 34

2.2. Nghi lễ cưới xin làng Ó, xã Ia Đrăng, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai .. 35

2.2.1. Quá trình chuẩn bị.............................................................................. 35

2.2.2. Những nghi lễ trong ngày cưới .......................................................... 37

2.2.3. Những nghi lễ sau ngày cưới.............................................................. 43

2.3. Các trường hợp hôn nhân ngoại lệ ....................................................... 45

2.4. So sánh với tập quán cưới xin của người Ba Na cùng nơi cư trú..... 47

Chương 3: ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA TẬP QUÁN CƯỚI XIN NGƯỜI

GIA RAI VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI HIỆN NAY ......................................... 51

3.1. Nét đẹp văn hóa người Gia Rai qua tập quán cưới xin...................... 51

3.2. Những biến đổi trong tập quán cưới xin.............................................. 54

3.2.1. Thực trạng biến đổi............................................................................. 54

3.2.2. Nguyên nhân biến đổi ......................................................................... 58

3.3. Một số giải pháp bảo tồn tập quán cưới xin của đồng bào Gia Rai.. 60

KẾT LUẬN.................................................................................................... 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 67

PHỤ LỤC....................................................................................................... 69

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam là một trong những quốc gia đa dân tộc trên thế giới. Đây là

nơi cộng cư của 54 tộc người anh em cùng sinh sống trên mảnh đất hình chữ

S kéo dài từ Bắc vào Nam, từ mũi Cà Mau đến đỉnh đầu Lũng Cú. Các dân

tộc tự bao đời nay sống gắn bó, đoàn kết với nhau trong suốt quá trình lịch sử

dựng nước và giữ nước. Tuy nhiên, mỗi tộc người đều mang trong mình một

bản sắc văn hóa riêng, gắn liền với đời sống của họ từ khi hình thành, phát

triển và chúng được bảo lưu, gìn giữ cho đến tận ngày nay, cho dù đã trải qua

biết bao biến thiên và thăng trầm của lịch sử, góp phần tạo nên nền văn hóa

Việt Nam đa dạng, phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc.

Ông bà ta đã dạy rằng: “Trai khôn dựng vợ, gái lớn gả chồng” điều này

cho thấy việc xây dựng hạnh phúc gia đình đã trở thành một quy luật tất yếu

khi chúng ta bước vào tuổi trưởng thành. Vì vậy, việc dựng vợ gả chồng, từ

xưa đến nay vẫn luôn được coi là một sự kiện trọng đại của đời người. Hôn

nhân đặt nền móng cho gia đình, làm nên một tế bào xã hội và là chiếc cầu

nối giữa con người với xã hội. Sự kiện này đôi khi là cả một quá trình dài và

luôn chất chứa những giai thoại cảm động. Hoàn cảnh sống phức tạp và

phong tục tập quán, nếp suy nghĩ khác biệt ở các vùng miền đã cho ra nhiều

quan niệm và phương thức kết hôn khác nhau. Hôn nhân của dân tộc Gia Rai

– một trong những cư dân sớm sinh tụ ở vùng rừng núi Tây Nguyên cũng

vậy, ẩn chứa nhiều tập tục khác biệt và độc đáo. Với truyền thống mẫu hệ,

phụ nữ được tự do chọn lựa người yêu và chủ động trong hôn nhân. Tập tục

cưới xin giản đơn, không mang tính chất mua bán và do nhà gái chủ động, khi

đã thành vợ thành chồng thì đàn ông phải sang sống ở nhà vợ.

Để có được một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, một gia đình ấm áp thì

người Gia Rai cũng như bao dân tộc khác, phải trải qua rất nhiều giai đoạn

2

xung quanh đám cưới đến nghi lễ thiết yếu trong đám cưới đều chứa đựng

những giá trị văn hóa truyền thống cần được nâng niu, gìn giữ của dân tộc Gia

Rai nói riêng và của nền văn hóa Việt Nam nói chung. Từ xưa người Gia Rai

đã có một đời sống văn hóa tinh thần phong phú, tuy nhiên hiện nay do sự tác

động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, cùng với quá trình hiện đại hóa, đô

thị hóa đang diễn ra nhanh chóng nên nhiều nét văn hóa truyền thống của

người Gia Rai cũng có nguy cơ bị mai một, hoặc lãng quên, hoặc bị đơn giản

hóa. Chúng ta cần có những giải pháp cụ thể để kip th ̣ ờ

i gìn giữtruyền thống tốt

đẹp này.

Đó chính là lí do mà chúng tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu tập quán cưới

xin của người Gia Rai ở làng Ó, xã Ia Đrăng, huyện Chư Prông, tỉnh Gia

Lai” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Mảnh đất Tây Nguyên, nơi cư trú của rất nhiều tộc người nói các ngôn

ngữ thuộc ngữ hệ Môn – Khơme và Nam Đảo luôn là đối tượng nghiên cứu

của các học giả trong và ngoài nước. Bởi, nơi đây là một vùng đất có giá trị

nghiên cứu cao về đời sống tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa độc đáo của các tộc

người thiểu số.

Từ thời Pháp thuộc, trong công cuộc truyền giáo lên vùng Tây Nguyên,

nhiều giáo sĩ, thừa sai đã bỏ công sức nghiên cứu các tộc người ở Tây Nguyên

- mà lúc này người ta gọi là Mois, nghiên cứu vốn văn hóa truyền thống của

họ nhằm phục vụ cho mục đích rao giảng đức tin Thiên chúa. Trong một số

công trình đó, họ có ghi chép lại đời sống tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập

quán, nghi lễ có liên quan đến tộc người mà mình muốn trao truyền đức tin.

Và một số đoạn ngắn có liên quan đến phong tục cưới xin của đồng bào Tây

Nguyên nói chung, Gia Rai nói riêng.

Tuy nhiên, đến năm 1974, trong công trình nghiên cứu của Cửu Long

3

Giang và Toan Ánh với nhan đề “Cao Nguyên miền Thượng”, các tác giả đã

miêu tả khá rõ về đời sống, văn hóa của người Gia Rai ở Tây Nguyên, nhưng

phần hôn nhân, gia đình thì các tác giả đề cập khá ít ỏi.

Mãi cho đến sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống

nhất, những công trình nghiên cứu về Tây Nguyên ngày càng nhiều. Trong

đó, một số công trình nghiên cứu đã đề cập đến phong tục cưới xin của người

Gia Rai, tiêu biểu như “Nghi lễ hôn nhân” của tác giả Minh Đường, do NXB

Thời đại ấn hành năm 2012, tác giả có giới thiệu đôi nét về nghi lễ cưới hỏi

của một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam, trong đó có dân tộc Gia Rai.

Bùi Xuân Mỹ, Phạm Minh Thảo trong cuốn “Tục cưới hỏi ở Việt Nam”,

NXB Văn hóa Thông tin đã tập trung nghiên cứu về phong tục cưới hỏi của

các dân tộc ít người, trong đó có dân tộc Gia Rai, từ đời sống văn hóa vật

chất, quan hệ xã hội, dòng họ, gia đình hôn nhân. Và đặc biệt trong hôn nhân

những nghi thức cụ thể của một đám cưới người Gia Rai phải thực hiện.

Trong tủ sách văn hóa, cuốn “Hỏi đáp về luật tục các dân tộc Việt

Nam” của NXB Quân đội nhân dân có cho biết một số luật phạt dành cho

những người dân vi phạm luật hôn nhân của một số dân tộc thiểu số ở Tây

Nguyên trong đó có người Gia Rai.

Để tiếp nối những cuốn sách ảnh về 54 dân tộc Việt Nam cuối năm

2012, Nhà xuất bản Thông Tấn đã biên soạn và giới thiệu đến bạn đọc cuốn

sách ảnh “Người Gia Rai ở Tây Nguyên”. Những hình ảnh và bài viết trong

cuốn sách là minh chứng sinh động, chân thực về nguồn gốc lịch sử, bản sắc

văn hóa, phong tục, lễ hội của dân tộc Gia Rai. Trong đó có nhắc đến vấn đề

hôn nhân và tóm tắt ngắn gọn về một số nghi lễ cần thiết cho một đám cưới

người Gia Rai.

Và một số cuốn sau nghiên cứu về vùng đất, phong tục tập quán, văn

hóa cổ truyền, đời sống văn hóa trong quá trình phát triển ngày nay của Tây

4

Nguyên và dân tộc Gia Rai: Nguyễn Hồng Sơn - Trương Minh Dục đồng chủ

biên (1996), “Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Tây Nguyên”, NXB Chính

trị Quốc gia; Trương Minh Dục (2006), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về

dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên”, NXB Chính trị Quốc gia; Đặng

Nghiêm Vạn (chủ biên) “Các dân tộc ở tỉnh Gia Lai-Kon Tum”, (1981), NXB

Khoa học xã hội. Đỗ Hồng Kỳ (2012), “Văn hóa cổ truyền ở Tây Nguyên

trong phát triển bền vững”, NXB Từ điển Bách Khoa; Phan Văn Bé (1993),

Tây Nguyên sử lược, NXB Khoa học Xã hội; Trần Văn Bính (2004), Văn hóa

các dân tộc Tây Nguyên thực trạng và những vấn đề đặt ra, NXB Chính trị

Quốc gia Hà Nội; Pierre Dourisboure (2011), Thiên chúa yêu thương muôn

dân, NXB Tôn giáo…

Có thể nói đến nay, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào tái hiện

hoàn chỉnh cách thức và nghi thức đám cưới người Gia Rai ở Tây Nguyên nói

chung, ở làng Ó, xã Ia Đrăng, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai nói riêng. Với

tri thức thu nhận được từ những người nghiên cứu đi trước, chúng tôi cố gắng

tìm tòi, phát hiện những thông tin chính xác, phản ánh đúng đắn và sâu sắc

nét văn hóa truyền thống đặc đặc sắc của người Gia Rai thông qua phong tục

cưới xin của tộc người này. Đồng thời thông qua đề tài, chúng tôi mong muốn

góp một phần nhỏ vào việc bảo tồn và phát huy vốn văn hóa truyền thống của

người Gia Rai trong dòng chảy của văn hóa đương đại.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: tập quán cưới xin truyền thống

của dân tộc Gia Rai. Thông qua nghiên cứu đối tượng này, chúng tôi cũng đi

sâu vào việc tìm tòi, phát hiện những biểu hiện của sự biến đổi tập tục cưới xin

người Gia Rai trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, với kết quả nghiên cứu đạt

được, chúng tôi đưa ra một số đề xuất nhằm bảo tồn vốn văn hóa truyền thống

của người Gia Rai thông qua tập tục cưới xin trong xã hội đương đại.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!