Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu nhu cầu và các yếu tố tác động đến sự lựa chọn loại hình du lịch sinh thái rạn san hô hòn
PREMIUM
Số trang
148
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
749

Tìm hiểu nhu cầu và các yếu tố tác động đến sự lựa chọn loại hình du lịch sinh thái rạn san hô hòn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

i

LỜI CÁM ƠN

− − − −  − − − −

Lời đầu tiên cho phép tôi được gửi lời cám ơn chân thành đến Thầy Lê

Trần Phúc, người trực tiếp hướng dẫn tôi làm khóa luận. Trong suốt thời gian

thực tập, Thầy đã định hướng, chỉ bảo và tận tình giúp tôi tiếp cận vấn đề, tìm

hiểu lý thuyết và tiếp cận những vấn đề thực tế… tất cả bổ sung giúp bài khóa

luận của tôi được hoàn thiện hơn.

Kế đến, tôi xin gửi lời cám ơn đến quý anh/chị Lực, Linh, Nam, Trâm ở

khách sạn 101 Stars, công ty du lịch Thanh Thành, nhà hàng Champa (304,

Đường 2/4), cùng các bạn bè đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc hoàn thành đề

tài.

Cuối cùng, tôi xin cám ơn gia đình, bè bạn và người thân. Vì mọi người

luôn là nguồn động viên quý báu và là chỗ dựa tinh thần vững chắc tạo nên động

lực giúp tôi vượt qua những khó khăn trong suốt thời gian học tập và làm khóa

luận. Tôi xin cám ơn mọi người trong gia đình đã luôn bên cạnh động viên và

khích lệ tôi, cám ơn những người bạn thân đã luôn sát cánh bên tôi, giúp đỡ tôi

vượt qua những khó khăn trong hành trình chinh phục đỉnh cao của tri thức.

Một lần nữa, tôi xin chân thành cám ơn tất cả mọi người.

Trần Thị Quỳnh Uyển

Lớp 49 Quản Trị Kinh Doanh Du Lịch

ii

MỤC LỤC

Trang

LỜI CÁM ƠN .........................................................................................................i

MỤC LỤC............................................................................................................. ii

DANH MỤC BẢNG.............................................................................................vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ – SƠ ĐỒ ...................................................................... vii

PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................7

1.1 Một số khái niệm về du lịch ........................................................................7

1.1.1 Du lịch sinh thái......................................................................................7

1.1.2 Đặc trưng cơ bản của DLST...................................................................8

1.1.3 Những nguyên tắc cơ bản của DLST ....................................................9

1.1.4 Tiêu chuẩn đánh giá DLST ....................................................................9

1.1.5 Du lịch sinh thái rạn san hô ..................................................................10

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng ...................................11

1.2.1 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm ..........................11

1.2.2 Quá trình quyết định của người mua ....................................................13

1.2.3 Quá trình quyết định của người mua đối với sản phẩm mới ................14

1.2.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chấp nhận sản phẩm mới.......14

1.3 Mô hình nghiên cứu....................................................................................15

1.3.1 Mô hình TPB (Theory of Planned Behavior).......................................15

1.3.2 Mô hình nghiên cứu đề nghị.................................................................16

1.3.3 Giải thích các khái niệm .......................................................................17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DU LỊCH CỦA THÀNH PHỐ NHA

TRANG ................................................................................................................20

2.1 Tình hình phát triển du lịch tại Tp. Nha Trang...........................................20

2.2 Thực trạng phát triển các tour du lịch sinh thái rạn san hô tại Hòn

Mun - Tp. Nha Trang........................................................................................22

iii

2.2.1. Đôi nét về Hòn Mun ............................................................................22

2.2.2. Mục tiêu của du lịch Hòn Mun............................................................23

2.2.3 Thực trạng phát triển loại hình DLST tại Hòn Mun.............................24

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ....31

3.1 Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................31

3.1.1 Nghiên cứu khám phá..........................................................................31

3.1.2 Nghiên cứu định lượng........................................................................31

3.1.3 Quy trình nghiên cứu...........................................................................33

3.2 Xây dựng thang đo......................................................................................34

3.2.1 Đo lường mức độ tác động của nhân tố “Nhận thức” .........................34

3.2.2 Đo lường mức độ tác động của nhân tố “Động cơ” ............................35

3.2.3 Đo lường mức độ tác động của nhân tố “Kiến thức” ..........................35

3.2.4 Đo lường mức độ tác động của nhân tố “Sự đánh giá”.......................36

3.3 Các giả thuyết nghiên cứu .........................................................................37

3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu..................................................................37

3.4.1 Phương pháp đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s alpha ............37

3.4.2 Phương pháp phân tích nhân tố EFA...................................................38

3.4.3 Phương pháp hồi quy đa biến..............................................................40

3.5 Kết quả điều tra..........................................................................................42

3.5.1 Thông tin về biến quan sát cần nghiên cứu ..........................................42

3.5.2 Thông tin về mẫu nghiên cứu...............................................................47

3.5.2.1 Giới tính..........................................................................................47

3.5.2.2 Độ tuổi............................................................................................47

3.5.2.3 Tình trạng hôn nhân .......................................................................47

3.5.2.4 Trình độ học vấn.............................................................................48

3.5.2.5 Nghề nghiệp ...................................................................................49

3.5.2.6 Mức chi tiêu cá nhân hàng tháng ...................................................49

iv

3.5.3 Kết quả thống kê về các yếu tố tác động đến sự lựa chọn các tour

du lịch rạn san hô Hòn Mun của khách du lịch khi đi du lịch ở Nha

Trang .............................................................................................................50

3.5.3.1 Số lần du khách đã tham gia tour ...................................................50

3.5.3.2 Lý do dẫn đến sự lựa chọn tour của du khách................................51

3.5.3.3 Đối tượng tham gia tour phần lớn mà du khách quan sát thấy ......52

3.5.4 Đánh giá độ tin cậy của thang đo .........................................................52

3.5.4.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo “Nhận thức”..............................53

3.5.4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo “Động cơ”.................................54

3.5.4.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo “Kiến thức”...............................55

3.5.4.4 Đánh giá độ tin cậy của thang đo “Sự đánh giá” ...........................55

3.5.4.5 Đánh giá chung sự ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định lựa

chọn tour DLST rạn sạn hôn Hòn Mun của khách du lịch khi đến Nha

Trang...........................................................................................................56

3.5.5 Phân tích nhân tố EFA..........................................................................57

3.5.5.1 Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) và kiểm định Barrlett.......................58

3.5.5.2 Phương sai trích (Cumulative) .......................................................59

3.5.5.3 Ma trận nhân tố (Component Matrix) ............................................59

3.5.6 Xây dựng mô hình ................................................................................63

3.5.6.1 Kiểm định mối tương quan giữa biến phụ thuộc với từng biến

độc lập, và giữa các biến độc lập với nhau (phụ lục 08)............................63

3.5.6.2 Xây dựng mô hình nghiên cứu mới................................................64

3.5.6.3 Tìm các nhân số cho các nhân tố bằng phương pháp trung

bình cộng ....................................................................................................65

3.5.7 Sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để xây dựng hoàn chỉnh

mô hình ..........................................................................................................66

3.5.7.1 Kết quả hồi đa biến (phụ lục 10)....................................................66

3.5.7.2 Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội.............67

v

3.5.7.3 Kiểm định độ phù hợp của mô hình...............................................67

3.5.7.4 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến ................................................67

3.5.7.5 Phương trình hồi quy hoàn chỉnh ...................................................68

3.5.8 Kết quả nghiên cứu...............................................................................69

3.6.8.1 Kết quả kiểm định mối qua hệ giữa các biến nhân khẩu học

với ý định lựa chọn tour DLST rạn san hô của du khách...........................69

3.5.8.2 Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo.............................69

3.5.8.3 Kết quả phân tích nhân tố EFA .....................................................70

3.5.8.4 Kết quả hồi quy đa biến.................................................................71

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ .................................74

4.1 Du lịch bền vững.........................................................................................74

4.1.1 Du lịch bền vững là gì?.........................................................................74

4.1.2 Một số lợi ích của bộ tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu................74

4.2 Một số giải pháp.........................................................................................75

4.3 Một số kiến nghị ........................................................................................78

4.4 Hạn chế của nghiên cứu và bước nghiên cứu tiếp theo. ............................82

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................84

PHỤ LỤC

vi

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 2-1: Kết quả kinh doanh du lịch từ năm 2008- 2010..................................21

Bảng 3-1: Số lần du khách tham gia tour DLST rạn san hô Hòn Mun - Nha

Trang. ...................................................................................................................50

Bảng 3-2: Những lý do dẫn đến sự lựa chọn tour của du khách..........................51

Bảng 3-3: Đối tượng tham gia tour DLST rạn san hô Hòn Mun – Nha Trang

mà du khách quan sát thấy. ..................................................................................52

Bảng 3-4: Hệ số Alpha - thang đo yếu tố nhận thức gồm 6 quan sát. .................53

Bảng 3-5: Hệ số Alpha - thang đo yếu tố động cơ gồm 8 quan sát. ....................54

Bảng 3-6: Hệ số Alpha - thang đo yếu tố kiến thức gồm 4 quan sát. ..................55

Bảng 3-7: Hệ số Alpha - thang đo yếu tố đánh giá gồm 15 quan sát...................56

Bảng 3-8: Hệ số Alpha - thang đo sự ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định

lựa chọn tour của du khách. .................................................................................57

Bảng 3-9: Đại lượng thống kê Bartlett’s và chỉ số KMO ....................................58

Bảng 3-10: Phương sai trích khi xoay nhân tố.....................................................59

Bảng 3-11: Bảng ma trận nhân tố đã xoay trong kết quả EFA............................60

Bảng 3-12: Hệ số tương quan giữa các biến ........................................................63

Bảng 3-13: Kết quả hồi quy với 5 nhân tố...........................................................66

vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ – SƠ ĐỒ

Trang

Sơ đồ 1-1 : Mô hình hành vi của người mua .......................................................12

Sơ đồ 1-2 : Mô hình chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi ..........................12

Sơ đồ 1-3 : Mô hình quá trình quyết định của người mua...................................13

Sơ đồ 1-4: Mô hình TPB (Nguồn: Ajzen, 1991)..................................................16

Sơ đồ 1-5: Mô hình nghiên cứu đề nghị...............................................................17

Sơ đồ 3-1: Quy trình thực hiện nghiên cứu..........................................................33

Biểu đồ 3-1: Tình trạng hôn nhân. .......................................................................48

Biểu đồ 3-2: Trình độ học vấn .............................................................................48

Biểu đồ 3-3: Nghề nghiệp. ...................................................................................49

Biểu đồ 3-4: Mức chi tiêu cá nhân hàng tháng. ...................................................50

Mô hình 3-1: Mô hình lý thuyết được điều chỉnh theo EFA. ..............................64

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của nghiên cứu

Hiện nay xu thế phát triển du lịch sinh thái không chỉ còn là một hiện tượng

“mốt” nhất thời mà là xu thế của thời đại và có ý nghĩa quan trọng không chỉ về

mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển bền vững của ngành

du lịch trên quan điểm tài nguyên và môi trường.

Trong những năm qua, du lịch sinh thái đã và đang phát triển nhanh chóng

ở nhiều quốc gia trên thế giới và ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi

của các tầng lớp xã hội, đặc biệt đối với những người có nhu cầu tham quan du

lịch và nghỉ ngơi. Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh

học và văn hóa cộng đồng, sự phát triển du lịch sinh thái đã và đang mang lại

những nguồn lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội tăng thêm việc làm và nâng cao thu

nhập cho quốc gia cũng như cộng đồng người dân các địa phương, nhất là người

dân ở các vùng sâu, vùng xa - nơi có các khu bảo tồn tự nhiên và các cảnh quan

hấp dẫn. Ngoài ra, du lịch sinh thái còn góp phần vào việc nâng cao dân trí và

sức khỏe cộng đồng thông qua các hoạt động giáo dục môi trường, văn hóa lịch

sử và nghỉ ngơi giải trí. Chính vì vậy ở nhiều nước trên thế giới và trong khu

vực, du lịch sinh thái đang được đặc biệt quan tâm đầu tư và phát triển.

Với những thế mạnh về tự nhiên và nhân văn Việt Nam đang đứng trước cơ

hội lớn để đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái thành mũi nhọn của ngành du

lịch. Mặc dù có tiềm năng phát triển, song du lịch sinh thái ở Việt Nam mới ở

giai đoạn khởi đầu. Đối với nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, du

lịch sinh thái còn là loại hình du lịch mới cả về khái niệm lẫn tổ chức quản lý và

khai thác sử dụng tài nguyên phục vụ cho mục đích du lịch. Công tác nghiên

cứu, điều tra cơ bản và quy hoạch phát triển du lịch sinh thái còn hạn chế. Nhiều

địa phương, nhiều công ty lữ hành đã cố gắng xây dựng một số chương trình,

tuyến du lịch mang sắc thái của du lịch sinh thái đã được xây dựng song quy mô

và hình thức còn đơn điệu, mờ nhạt, sản phẩm và đối tượng thị trường còn chưa

2

rõ nên ít có khả năng thu hút khách. Trong khi đó vẫn còn một bộ phận không

nhỏ các “khu du lịch sinh thái” theo trào lưu phát triển, không đáp ứng đầy đủ

các tiêu chí của một khu du lịch sinh thái nhưng vẫn núp dưới bóng của loại

hình này để hoạt động kinh doanh, đánh lừa du khách thiếu thông tin, kiến

thức… Điều không mong muốn và rất nguy hiểm là số lượng mô hình “khu du

lịch sinh thái” kiểu này lại đang phát triển mạnh, vượt trội so với loại hình du

lịch sinh thái đích thực, đúng nghĩa của nó. 1

Việc quảng bá hình ảnh du lịch sinh thái vẫn chưa tạo được ấn tượng, tính

liên kết sản phẩm du lịch địa phương thiếu chặt chẽ, không thể hiện rõ nét đặc

trưng sản phẩm ở từng địa phương do vậy tính hấp dẫn còn khá hạn chế.

Mặt khác việc đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ điều hành quản lý,

hướng dẫn viên du lịch sinh thái còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển.

Để đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch nói riêng và công cuộc phát

triển kinh tế xã hội của nước ta nói chung, du lịch sinh thái là loại hình cần được

đẩy mạnh phát triển trên cơ sở khai thác hợp lý các thế mạnh tiềm năng của tài

nguyên du lịch Việt Nam. Để đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái đòi hỏi phải

có sự chỉ đạo, phối kết hợp đồng bộ thể hiện ở ba lĩnh vực chủ yếu: chủ trương

đường lối chính sách của Nhà nước, sự quản lý điều hành của chính quyền các

cấp và sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương.

Xuất phát từ thực tế trên, người viết đã chọn đề tài “Tìm hiểu nhu cầu và

các yếu tố tác động đến sự lựa chọn loại hình du lịch sinh thái rạn san hô Hòn

Mun của khách du lịch tại thành phố Nha Trang” cho khóa luận tốt nghiệp.

Mong rằng kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ giúp ích cho nhà quản lý, doanh

nghiệp, khách du lịch hay cụ thể là người có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề này có

cái nhìn tổng quát và sâu hơn về du lịch sinh thái rạn san hô tại Hòn Mun.

1

Trịnh Thị Hiền, “Du lịch sinh thái – Tiềm năng để phát triển du lịch Việt Nam”, Trung tâm thông tin.

3

2. Mục tiêu nghiên cứu

• Mục tiêu chung

Tìm hiểu nhu cầu sử dụng các tour du lịch sinh thái rạn san hô và khám

phá các yếu tố chính tác động đến ý định chọn loại hình du lịch này của khách

khi đến du lịch tại Nha Trang.

• Mục tiêu cụ thể

- Tìm hiểu mục đích đi du lịch của khách du lịch ở Nha Trang.

- Tìm hiểu nhu cầu sử dụng các tour du lịch sinh thái của khách du lịch khi

đến Nha Trang.

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn loại hình du lịch sinh thái

rạn san hô.

- Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện các tour du lịch sinh thái phù hợp

hơn với nhu cầu của du khách mà vẫn bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường

văn hóa của địa phương.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

• Đối tượng nghiên cứu

- Khách du lịch: điều tra khảo sát nhu cầu và ý định chọn tour du lịch.

- Chuyên gia: tham khảo ý kiến về các tour du lịch biển đảo tại thành phố

Nha Trang.

• Phạm vi nghiên cứu

- Địa điểm: Thành phố Nha Trang.

- Thời gian: khoảng 18 tuần (18/02 -01/07 ).

4. Phương pháp nghiên cứu

• Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính. Trên cơ

sở tham khảo các tài liệu, bài báo và các công trình nghiên cứu liên quan, người

nghiên cứu sẽ thiết kế bản câu hỏi định tính phỏng vấn ý kiến chuyên gia. Tiếp

đến người nghiên cứu sẽ thiết kế bản câu hỏi nghiên cứu định lượng để điều tra

khách du lịch. Bản câu hỏi ban đầu sẽ được thử nghiệm khoảng 10 - 20 khách

4

thông qua việc trả lời cảm nhận về dịch vụ dưới dạng mô phỏng. Bản câu hỏi

một lần nữa được điều chỉnh nếu có những sai sót trong quá trình điều tra thử.

• Nghiên cứu chính thức

- Cách tiếp cận: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Trên cơ sở

tham khảo các mô hình nghiên cứu tương tự, các giả thuyết được người nghiên

cứu giả định để thiết kế bản câu hỏi điều tra định lượng.

- Thiết kế nghiên cứu: dựa trên vấn đề nghiên cứu, người viết tiếp cận lý

thuyết du lịch sinh thái và mô hình nghiên cứu để thiết kế bản câu hỏi điều tra

định tính và định lượng.

- Chọn mẫu: Mẫu điều tra được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận

tiện với đối tượng là các khách du lịch nước ngoài đến thăm Nha Trang vì điều

kiện thực tế không thể chọn mẫu xác suất được. Cỡ mẫu dự kiến: 200.

- Phân tích dữ liệu: Xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 16.0

- Tiến hành kiểm định thông qua các bước:

+ Thống kê mô tả mẫu.

+ Đánh giá sơ bộ thang đo và độ tin cậy của biến đo lường bằng hệ số

Cronbach Alpha.

+ Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis).

+ Phân tích hồi quy đa biến.

- Kích cỡ mẫu bị giới hạn vì những hạn chế sau:

+ Thời gian điều tra chính thức có hạn (khoảng 6 tuần).

+ Số lượng người tham gia: 1 (sinh viên thực hiện đề tài)

+ Kinh phí: tự túc

- Phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày kỹ hơn trong chương 3.

5

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Kết quả thu được của đề tài là căn cứ hữu ích giúp các nhà đầu tư du lịch, các

cơ quan có thẩm quyển, các đơn vị hữu quan, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch,

đặc biệt là các công ty lữ hành nhìn nhận, đánh giá để đầu tư, mở rộng, quảng bá

phát triển loại hình dịch vụ sinh thái một cách bền vững và thu hút khách DL đến

với Nha Trang.

Loại hình du lịch sinh thái rạn san hô khi được đưa vào khai thác có kế hoạch,

có tầm nhìn thì không những là khởi sắc tình hình thị trường du lịch thành phố mà

còn bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ được cái vốn quý của du lịch Khánh

Hòa, cải thiện thu nhập cho người dân địa phương.

Mặc khác, sự hiểu biết của khách du lịch nội địa cũng sẽ được mở rộng và

nâng cao hơn về du lịch bền vững, về những gì là “Bước rón rén, chỉ chụp ảnh, và

chỉ để lại dấu chân”2

.

6. Kết cấu đề tài

Kết cấu của đề tài được chia thành 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết.

Người nghiên cứu giới thiệu cơ sở lý thuyết về du lịch sinh thái, du lịch

sinh thái rạn san hô; những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng; Quá

trình quyết định của người mua đối với sản phẩm mới; và mô hình nghiên cứu về

ý định hành vi… từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu đề nghị.

Chương 2: Thực trạng du lịch của thành phố Nha Trang.

Tổng quan về tình hình phát triển du lịch Nha Trang, qua đó lột tả được tính

cấp thiết của vấn đề nghiên cứu.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả điều tra.

2 Harvard Bussiness school, Du lịch sinh thái:Phần giới thiệu ngắn gọn, Brian P.Ivrin.

6

Người nghiên cứu trình bày cách thức thực hiện nghiên cứu thông qua việc

mô tả hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Đồng

thời, nội dung còn giới thiệu sơ lược nội dung của bảng câu hỏi, cũng như một

số kỹ thuật xử lý và phân tích dữ liệu.

Trên cơ sở thống kê mẫu như độ tuổi, giới tính, mức chi tiêu cá nhân, trình

độ học vấn, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp,thống kê số lần khách tham gia các

tour biển đảo, lý do lựa chọn tour du lịch đó đã mô tả được đối tượng chúng ta

đang nghiên cứu là những ai?

Ngoài ra, kết quả còn cho chúng ta biết về mức độ phù hợp của thang đo,

cũng như khám phá ra các nhân tố mới tác động đến ý định lựa chọn loại hình du

lịch sinh thái rạn san hô của du khách tại Nha Trang.

Đồng thời, thông qua phân tích tương quan và hồi quy đa biến, nghiên cứu

đã chỉ ra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đối với ý định lựa chọn loại

hình du lịch sinh thái rạn san hô của du khách tại Nha Trang.

Chương 4: Kết luận, giải pháp và kiến nghị.

Nội dung tóm tắt kết quả nghiên cứu và trình bày một số giải pháp, đề xuất

kiến nghị của người nghiên cứu nhằm giúp các bên liên quan hiểu hơn những

nhân tố nào tác động đến ý định lựa chọn loại hình du lịch sinh thái rạn san hô

của du khách tại Nha Trang. Từ đó, họ sẽ có chiến lược, kế hoạch cụ thể cho

việc thu hút khách đến với các tour lặn biển, ngắm san hô cũng như bảo tồn vốn

quý của du lịch Nha Trang.

7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Một số khái niệm về du lịch

1.1.1 Du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái (DLST) là một loại hình du lịch mới và đang có xu hướng

phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Theo tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN), DLST là loại hình du

lịch và tham quan có trách nhiệm với môi trường tại những vùng còn tương đối

nguyên sơ để thưởng thức và hiểu biết thiên nhiên (có kèn theo các đặc trưng

văn hóa – quá khứ cũng như hiện tại) có hỗ trợ đối với bảo tồn, giảm thiểu tác

động từ du khách, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của nhân

dân địa phương.

Theo Hiệp Hội Du lịch Sinh Thái (Ecotourism Society), “DLST là du lịch

có trách nhiệm đối với các khu thiên nhiên, nơi môi trường được bảo tồn và lợi

ích của nhân dân địa phương được bảo đảm”.

Ở Việt Nam, trong lần hội thảo về “Xây dựng chiến lược phát triển DLST ở

Việt Nam” từ 7/9/1999 đến 9/9/1999 đã đưa ra định nghĩa “DLST là loại hình du

lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có

đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của

cộng đồng địa phương”.

DLST còn có thể được biết đến dưới nhiều tên gọi khác nhau:

- Du lịch thiên nhiên (Natural tourism)

- Du lịch dựa vào thiên nhiên (Natural-based tourism)

- Du lịch môi trường (Environmental tourism)

- Du lịch đặc thù (Particular tourism)

- Du lịch xanh (Green tourism)

- Du lịch thám hiểm (Adventure tourism)

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!