Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu nhà thờ tộc trên địa bàn quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng.
PREMIUM
Số trang
65
Kích thước
2.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1918

Tìm hiểu nhà thờ tộc trên địa bàn quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP Đ̣ ẠI HỌC

NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HÓA HỌC

Đề tài:

TÌM HIỂU NHÀ THỜ TỘC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NGŨ

HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn:

ThS. Nguyễn Hoàng Thân

Người thực hiện:

Phan Thị Hoài Thư

Đà Nẵng, tháng 5/2013

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Văn hóa Việt Nam được hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử

dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nền văn hóa đó là sản phẩm của sự sáng

tạo, quy tụ sự tinh túy với sức sống trường tồn và bền vững cùng với thời gian

của biết bao thế hệ người Việt. Để có được cuộc sống như ngày hôm nay, ông

cha ta đã vượt qua biết bao thăng trầm, quyết tâm đánh đuổi bọn giặc xâm

lăng, bảo vệ và xây dựng đất nước. Dân Việt trọng lễ nghĩa, để thể hiện lòng

thành kính, biết ơn đối với tổ tiên đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống

cho con cháu, từ lâu, mỗi con người Việt đã lấy việc thờ cúng tổ tiên làm

phong tục, chuẩn mực đạo đức cho mình.

Tục thờ cúng tổ tiên ra đời từ lâu trên cơ sở niềm tin về sự bất tử của

linh hồn. Con người sau khi chết đi, linh hồn người chết sẽ trở về thăm non,

phù hộ cho con cháu. Thờ cúng tổ tiên là một phong tục không bắt buộc

nhưng nó đã trở thành luật bất thành văn của con cháu người Việt. Không

nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy, chỉ cần một nén nhang, con cháu trong gia

đình đã thể hiện được lòng thành kính, hướng về cội nguồn, tưởng nhớ những

người thân đã khuất. Đạo thờ cúng tổ tiên là đạo làm người. Người Việt Nam

may mắn có chung một đạo, có chung một tổ để hướng về, có chung một

miền đất tổ để nhớ, một bàn thờ tổ để tri ân. Hằng năm, dân Việt cả nước

trang nghiêm tổ chức lễ giỗ các các bậc tiên tổ của mình như: Giỗ tổ Hùng

Vương, Hội đền Kiếp Bạc.... Ngoài việc thờ cúng “Mẹ Âu Cơ”, người có

công sinh ra các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam và các bậc anh hùng

khác, mỗi dòng họ đều có một nơi thiêng liêng để thờ cúng tiên tổ, những vị

tiền hiền đã xây dựng nên cuộc sống cho con cháu mình. Đó chính là nhà thờ

tộc.

Nhà thờ tộc luôn có một vị trí đặc biệt trong thế giới tâm linh của

những người con trong dòng họ bởi đó là nơi giúp họ nhớ lại những đỉnh cao

vinh quang của dòng họ, những tấm gương sáng của tổ tiên và đồng thời

những ước vọng của mỗi con người trong dòng họ được nguyện cầu tại đây.

Nhà thờ tộc không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử quan trọng của dòng

họ, nó còn là nơi gắn kết các thành viên tạo nên một cộng đồng nhỏ trong xã

hội đương đại, gìn giữ gia phong của dòng họ. “Cây có gốc mới nảy cành

xanh ngọn, nước có nguồn mới biển rộng sông sâu”. Nhà thờ tộc từ lâu đã trở

thành nơi thờ tự cần thiết trong đời sống tinh thần của con cháu dòng họ.

Nằm về phía Đông Nam của thành phố Đà Nẵng, trên tuyến đường giao

thông chính giữa Đà Nẵng và phố cổ Hội An của tỉnh Quảng Nam, quận Ngũ

Hành Sơn có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế, các loại hình du

lịch và văn hóa. Ngoài danh thắng Ngũ Hành Sơn được nhà nước xếp hạng di

tích lịch sử quốc gia, di tích cách mạng K20, đình làng Khuê Bắc... Quận Ngũ

Hành Sơn còn có nhiều nhà thờ tộc được xếp hạng di tích lịch sử cấp thành

phố. Các nhà thờ tộc ở địa bàn quận Ngũ Hành Sơn là nơi lưu giữ gia phả,

văn tự cổ với những sắc phong, tượng thờ, bài vị cùng những điển tích về các

dòng họ và những di vật của tổ tiên. Đây có thể được coi như một bảo tàng

thu nhỏ của dòng họ, bởi nó không chỉ chứa đựng rất nhiều thông tin về dòng

họ mà còn cả lịch sử quá trình khai phá đất đai của quận Ngũ Hành Sơn. Để

tìm hiểu đặc điểm, ý nghĩa và giá trị của nhà thờ tộc trong quá khứ, hiện tại và

tương lai, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu nhà thờ tộc trên địa

bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng” để nghiên cứu.

2. Lịch sử vấn đề

Để đáp ứng nhu cầu thờ cúng tổ tiên, thể hiện đạo lý uống nước nhớ

nguồn, ở Việt Nam có một hệ thống các công trình thờ tự đa đạng. Trong đó,

nhà thờ tộc là một loại hình kiến trúc có những nét đặc sắc riêng biệt về tôn

giáo, tín ngưỡng, khác với đình, chùa, miếu, mạo. Đề cập tới vấn đề này đã có

một số các công trình nghiên cứu sau:

Trong cuốn Việt Nam phong tục, Phan Kế Bính đã cho chúng ta một cái

nhìn khái quát về sự ra đời cũng như các hình thái cơ bản của nhà thờ tộc:

“Bao nhiêu con cháu dòng dõi trong một họ lập chung một nhà thờ Thủy tổ

gọi là mỗ tộc (Trần tộc, Nguyễn tộc) từ đường. Nhà thờ ấy chỉ thờ riêng Thủy

tổ, và khi tế tự thì lấy các tổ tông biệt chi, biệt phái mà phối hưởng. Có họ

không có nhà thờ thì xây một cái bàn lộ thiên, dựng bia đá ghi tên thủy hiệu

các tổ tiên để khi tế tự thì ra tại đó mà tế. Có họ thì làm nhà thờ để cho chi

trưởng nam đời đời giữ hương hỏa, chi trưởng tuyệt thì mới truyền sang chi

thứ. Có họ thì con cháu luân lưu thờ tổ ở nhà riêng của mình.” [1, Tr 21].

Cũng bàn về xuất xứ và quy mô của nhà thờ tộc, Chu Huy cho biết: “Tuy làng

có nhiều họ nhưng chỉ những dòng họ lớn, lâu đời hoặc có người tài giỏi,

danh vọng mới có thể xây dựng nhà thờ họ. Hầu hết các nhà thờ họ đều được

coi là một trong những công trình kiến trúc tín ngưỡng làng xã. Đối với các

họ nhỏ, nhà thờ họ chính là ngôi nhà ông tộc trưởng” [5, Tr 29]. Cuốn Kể

chuyện phong tục Việt Nam lại cho ta thêm một cái nhìn mới về sự ra đời của

nhà thờ tộc: “Từng người có gia đình nhà thờ riêng bố mẹ, anh em, chị em

của mình. Còn có nhiều người có anh em, chị em, rồi truy cho cùng thì có

những ông tổ của dòng họ. Ông sinh ra nhiều con, mỗi con lập gia đình riêng

và truyền đi, nối tiếp nhau... nhưng tất cả đều nhớ đến vị tổ lâu đời của dòng

họ mình. Họ chung nhau lập ra nhà thờ họ. Nhiều nhà thờ họ rất nguy nga,

bề thế.” [6, Tr 101].

Cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm, tuy không nêu cụ

thể quá trình hình thành, quy mô, loại hình của các nhà thờ tộc, nhưng nó lại

cung cấp cho chúng ta biết được giá trị của nhà thờ tộc và dòng họ trong cộng

đồng người Việt: “Đối với người Việt Nam, gia tộc trở thành một cộng đồng

gắn bó có vai trò quan trọng , thậm chí còn cao hơn cả gia đình: họ rất coi

trọng các khái niệm liên quan đến gia tộc như trưởng họ, tộc trưởng, nhà thờ

họ, từ đường, gia phả, giỗ họ, giỗ tổ, mừng thọ...” [8, Tr 89]. Cũng bàn về vai

trò của dòng họ, GS. Phan Đại Doãn cho rằng: “Chính dòng họ đã góp phần

bảo lưu bản sắc văn hóa truyền thống: gia đình giữ hiếu đễ, học hành, xóm

làng hài hòa, ổn định. Đạo thờ cúng tổ tiên và đạo đức tôn trọng người già là

góp phần củng cố quan hệ cộng đồng, gìn giữ quan niệm uống nước nhớ

nguồn. Chính những việc làm như việc lập gia phả, lập gia huấn, thờ cúng

ông bà tổ tiên được tổ chức thường xuyên càng làm cho ý thức cộng đồng

ngày càng bền vững.” [2, Tr 184, 185]

Mang trong mình những giá trị to lớn như vậy, nhưng trải qua biến

động của chiến tranh, việc tìm lại dòng tộc, tổ tiên và xây dựng lại các nhà thờ

tộc đã bị tàng phá trở nên bức thiết. Trong cuốn Kể chuyện phong tục Việt

Nam, Vũ Ngọc Khánh cho biết: “Những năm gần đây, phong trào sưu tầm

nghiên cứu về các họ trong nước ta rất là sôi nổi. Các họ Nguyễn, họ Vũ, họ

Hồ, họ Đỗ... (còn rất nhiều) đã viết được về các dòng họ của mình. Điều ấy

càng chứng tỏ hướng đi tìm tổ tiên của các gia tộc là rất thiết tha và rất

thường trực.” [6, Tr 102]

Nhìn chung, tuy những công trình trên không nêu cụ thể về nhà thờ tộc

trên địa bàn chúng tôi nghiên cứu, nhưng nó đã cung cấp một cái nhìn khái

quát, khá toàn diện về nhà thờ tộc và tộc họ ở Việt Nam. Đồng thời, các công

trình ấy cũng là cơ sở lý luận vững chắc để chúng tôi triển khai và thực hiện

đề tài nghiên cứu của mình.

Trong phạm vi hẹp thành phố Đà Nẵng, việc nghiên cứu về các nhà thờ

tộc đã được thực hiện, tuy nhiên số lượng chưa nhiều. Trong cuốn Văn hóa xứ

Quảng một góc nhìn, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một cái nhìn tổng thể về

nhà thờ chư phái tộc Hải Châu, đó là di tích lịch sử - văn hóa gắn liền với lịch

sử hình thành và phát triển của thành phố Đà Nẵng. Nhà nghiên cứu Hồ Tấn

Tuấn cũng đã có một bài nghiên cứu về nhà thờ tộc Huỳnh trên địa bàn quận

Ngũ Hành Sơn. Nhìn chung, số lượng các công trình nghiên cứu về nhà thờ

tộc còn hạn chế và tất cả các công trình ấy chưa đi vào nghiên cứu nhà thờ tộc

với tư cách là đối tượng cụ thể, ngoại trừ nhà thờ tộc Huỳnh do Hồ Tấn Tuấn

nghiên cứu. Trên cơ sở kế thừa các tài liệu đã có, chúng tôi mạnh dạn chọn đề

tài này để nghiên cứu, nhằm góp phần vào việc nhận tri đầy đủ hơn diện mạo

của nhà thờ tộc trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu di tích nhà thờ tộc trên địa

bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu nhà thờ tộc trên địa bàn quận Ngũ

Hành Sơn với một số nét chính như: cơ sở hình thành văn hóa dòng họ và nhà

thờ tộc, những đặc điểm (địa bàn phân bố, niên đại hình thành, kiến trúc, sinh

hoạt văn hóa, tín ngưỡng), giá trị (tâm linh, văn hóa, nghệ thuật). Đồng thời

nêu lên hiện trạng cũng như phương hướng gìn giữ, bảo tồn và phát huy nhà

thờ tộc.

4. Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp như:

- Phương pháp điền dã

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp thống kê, so sánh

- Phương pháp phân tích, tổng hợp...

5. Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận

gồm có những phần chính sau:

Chương Một: Ngũ Hành Sơn với văn hóa dòng họ

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!