Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu nghề rượu truyền thống của làng vân, xã vân hà, huyện việt yên, tỉnh bắc giang.
PREMIUM
Số trang
73
Kích thước
2.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1887

Tìm hiểu nghề rượu truyền thống của làng vân, xã vân hà, huyện việt yên, tỉnh bắc giang.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP Đ̣ ẠI HỌC

NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HÓA HỌC

Đề tài:

TÌM HIỂU NGHỀ RƯỢU TRUYỀN THỐNG CỦA LÀNG

VÂN, XÃ VÂN HÀ, HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG

Người hướng dẫn:

ThS. Lương Vĩnh An

Người thực hiện:

Nguyễn Thành Ngọc

Đà Nẵng, tháng 5/2013

1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự hướng

dẫn của Thầy giáo Th.S Lương Vĩnh An. Tôi xin chịu trách nhiệm về các nội

dung nghiên cứu, số liệu và kết quả trong Khóa luận. Các thông tin, dữ liệu

trong Khóa luận do tôi đi điền dã và thu thập, hoàn toàn trung thực.

Đà Nẵng, ngày…tháng 05 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thành Ngọc

LỜI CẢM ƠN

Sau gần 5 tháng nghiên cứu, thực hiện Khóa luận tốt nghiệp dưới sự

giúp đỡ tận tình của các Thầy giáo, Cô giáo trong Khoa Ngữ Văn – Trường

Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng. Đặc biệt được sự giúp đỡ và chỉ bảo

tận tâm của thầy giáo, Thạc sĩ Lương Vĩnh An, đã giúp tôi hoàn thành Khóa

luận tốt nghiệp của mình.

Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy, Cô giáo

trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, những người đã tận tình dạy

dỗ, chỉ bảo trong suốt 4 năm tôi học tập tại trường.

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy giáo Thạc sĩ Lương Vĩnh An,

người Thầy đã dành nhiều thời gian, tâm huyết để hướng dẫn tôi nghiên cứu

và thực hiện Khóa luận. Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những

người đã động viên tôi hoàn thành Khóa luận.

Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cô chú, các anh chị, Ban

lãnh đạo Phòng văn hóa thông tin huyện Việt Yên – tỉnh Bắc Giang, Ủy ban

nhân dân xã Vân Hà – huyện Việt Yên- tỉnh Bắc Giang, toàn thể bà con làng

Vân đã tạo điều kiện cung cấp số liệu, hình ảnh để tôi hoàn thành Khóa Luận.

Đặc biệt là gia đình bác Nguyễn Đức Hồng (trưởng thôn làng Vân) đã nhiệt

tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi ăn, ở và sinh hoạt trong những ngày tôi

điền dã tại địa phương.

Mặc dù đã cố gắng hết sức của bản thân, cùng với thời gian và lượng

kiến thức còn hạn chế, không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong

nhận được sự thông cảm và những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy, Cô

và các bạn.

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài......................................................................................... 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 2

3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4

5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 4

6. Ý nghĩa của đề tài........................................................................................ 5

7. Cấu trúc của đề tài...................................................................................... 6

NỘI DUNG....................................................................................................... 7

Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI........ 7

1.1. Những khái niệm chung .......................................................................... 7

1.1.1. Khái niệm về làng nghề truyền thống ................................................. 7

1.1.2. Khái niệm về rượu và văn hóa rượu................................................... 8

1.1.2.1. Khái niệm “rượu”.............................................................................. 8

1.1.2.2. Khái niệm về văn hóa rượu ............................................................ 10

1.2. Khái quát chung về đất và người làng Vân......................................... 12

1.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên...................................................... 12

1.2.2. Lịch sử hình thành và cư dân ............................................................ 13

1.2.3. Đời sống kinh tế.................................................................................. 16

1.2.4. Đời sống văn hóa – xã hội................................................................... 17

Chương 2. NGHỀ RƯỢU TRUYỀN THỐNG CỦA LÀNG VÂN........... 21

2.1. Lịch sử phát triển nghề rượu truyền thống làng Vân ........................ 21

2.1.1. Nguồn gốc ra đời cùng với tục thờ Thánh Sư của nghề rượu làng

Vân.................................................................................................................. 21

2.1.2. Quá trình phát triển và tên gọi của thương hiệu rượu làng Vân... 22

2.2. Quy trình chế biến.................................................................................. 25

2.2.1. Chọn nguyên liệu................................................................................. 25

2.2.2. Quy trình làm men.............................................................................. 26

2.2.3. Quy trình chưng cất rượu .................................................................. 28

2.2.3.1. Dụng cụ chưng cất............................................................................ 28

2.2.3.2. Quy trình chưng cất......................................................................... 29

2.2.4. Bảo quản và sử dụng........................................................................... 31

2.3. Những giá trị của nghề rượu làng Vân ................................................ 33

2.3.1. Về mặt kinh tế...................................................................................... 33

2.3.1.1. Đối với kinh tế hộ gia đình .............................................................. 33

2.3.1.2. Đối với kinh tế địa phương.............................................................. 34

2.3.2. Về mặt văn hóa - xã hội ..................................................................... 35

2.3.2.1. Rượu với nghi lễ và phong tục tập quán........................................ 35

2.3.2.2. Rượu với thi ca và văn chương ....................................................... 41

2.3.2.3. Rượu với y học.................................................................................. 47

Chương 3. VẤN ĐỀ BẢO LƯU VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ RƯỢU

TRUYỀN THỐNG LÀNG VÂN.................................................................. 51

3.1. Thực trạng và những biến đổi của nghề rượu làng Vân.................... 51

3.1.1. Thực trạng của nghề rượu làng Vân hiện nay ................................. 51

3.1.2. Những biến đổi của nghề rượu làng Vân hiện nay .......................... 52

3.2. Phương hướng, những giải pháp nhằm lưu giữ và phát triển nghề

rượu làng Vân................................................................................................ 54

KẾT LUẬN.................................................................................................... 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 61

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

“Bắc Giang mình ơi nơi có bao dòng sông đều trong xanh, sông Thương,

sông Cầu nước chảy lơ thơ cho bao tâm hồn ý nhạc lời thơ, sông Lục Nam

trôi nghiêng nghiêng bóng một con đò. Xa xa dãy núi Huyền Đinh, linh thiêng

con nước ngàn năm…”. Lời bài hát “Gửi về sông Lục núi Huyền” được sáng

tác bởi nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, luôn luôn in đậm trong tâm thức của một

người con Bắc Giang như tôi. Tôi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Bắc

Giang, mảnh đất bán sơn thủy có núi Huyền Đinh oai hùng, có ba dòng sông

Thương, sông Cầu và sông Lục Nam thơ mộng. Tạo hóa đã ban cho quê tôi

những đặc ân như vậy. Rừng núi tựa như người cha dang rộng cánh tay che

chở cho cuộc sống nơi đây, những dòng sông tựa như người mẹ hiền hòa và

bao dung chở nặng phù sa bồi đắp sự màu mỡ cho mảnh đất quê hương.

Chính núi sông đó đã nuôi dưỡng nên tâm hồn con người quê tôi để rồi tạo

nên những tên tuổi làm vang danh vùng đất này như: Thân Nhân Trung một vị

quan lớn dưới triều Lê, Hoàng Hoa Thám (Hùm thiêng Yên Thế) một thủ lĩnh

của phong trào nông dân thế kỷ 19, Nguyễn Khắc Nhu một chí sĩ yêu nước

thời Pháp thuộc…

Quả thực tôi rất tự hào khi là một người con của vùng đất này , vùng đất

được xem là “Địa linh nhân kiệt”, là vùng đất Kinh Bắc xưa kia, là phên dậu

che chở kinh thành Thăng Long, là nơi những nét văn hóa truyền thống với

dòng sông, bến nước, mái đình, cây đa… của người Việt còn được lưu giữ.

Vùng đất Bắc Giang còn là nơi của những làng nghề có tiếng lâu đời với

những đặc sản nổi tiếng như: Làng bún Đa Mai (Tp Bắc Giang), làng Kế nổi

tiếng với đặc sản bánh đa Kế, về Lục Ngạn ta sẽ được thưởng thức món mỳ

Chũ nổi tiếng cùng với những đồi vải thiều bạt ngàn, hay món chè đỗ đãi Mỹ Độ

ngọt ngào tại (Tp Bắc Giang)…Tuy nhiên khi đặt chân đến Bắc Giang mà chưa

2

một lần thưởng thức chén rượu làng Vân thì coi như chưa đến với vùng đất này.

Ai đã từng nghe câu: “Sông Cầu đầy, sông Cầu vơi – rượu Vân một chén

cả đời vẫn say”. Hay “Rượu làng Vân chẳng uống mà say – nhớ câu quan họ

mơ ngày xa xôi”. Câu ca như lời mời gọi hãy đến với làng Vân để thưởng

thức thứ rượu ngon và nghe những lời quan họ sâu đậm nghĩa tình của xứ

Kinh Bắc. Chính những câu ca trên đã thôi thúc tôi một ý tưởng đó là phải về

làng Vân để tìm hiểu và thưởng thức thứ rượu đặc sản quê hương.

Tìm hiểu về nghề rượu truyền thống của làng Vân, để thấy được cách

làm men, quy trình chế biến, những nét văn hóa độc đáo xung quanh nghề

rượu truyền thống này. Với những lí do trên, chúng tôi đã chọn: “Tìm hiểu

nghề rượu truyền thống của của làng Vân, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh

Bắc Giang” làm khóa luận tốt nghiệp.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Rượu và nghề rượu truyền thống làng Vân xã Vân Hà, huyện Việt Yên,

tỉnh Bắc Giang đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến. Tựu chung những

bài viết về rượu và nghề rượu truyền thống làng Vân, đáng chú ý có các tác

giả sau:

. Trong cuốn sách Trần gian còn một thứ nghề của Đỗ Doãn Hoàng, xuất

bản tại nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, (2000). Có bài viết về rượu làng

Vân, nhưng bài viết chỉ dừng lại ở việc giới thiệu đến bạn đọc rượu Vân ngon

như thế nào và những trăn trở của tác giả về thực trạng nghề rượu làng Vân

hiện nay đang không còn được đúng với danh hiệu “Vân hương mỹ tửu” nữa,

mà nó đã bị pha chế với nhiều hình thức để buôn bán, cùng với đó là sự ô

nhiễm của nghề nấu rượu cũng được tác giả đề cập tới.

. Tác giả Thanh Huyền với bài viết “Rượu làng Vân và tục thờ Thánh sư

nghề nấu rượu”, số ra 26/12/2011, trên ruouvan.Vn. Đã nêu ra được tục thờ

thánh sư, tổ nghề nấu rượu của làng Vân, nhưng bài viết cũng chỉ dừng lại ở

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!