Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu miếu thờ trên địa bàn quận ngũ hành sơn - thành phố đà nẵng.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------
KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP ĐẠI HỌC ̣
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HÓA HỌC
Đề tài:
TÌM HIỂU MIẾU THỜ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN –
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Hoàng Thân
Người thực hiện:
Đinh Thị Trang
Đà Nẵng, tháng 5/2013
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của Giảng viên chính - ThS. Nguyễn Hoàng Thân - Khoa Ngữ Văn -
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung
thực của nội dung khoa học trong công trình này.
Đà Nẵng, ngày 10 tháng 5 năm 2013
Tác giả khóa luận
Đinh Thị Trang
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo, ThS. Nguyễn
Hoàng Thân - Người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu đến đến khi hoàn thành khóa luận này.
Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến nhà nghiên cứu Vũ Hoài An, ông
Huỳnh Bá Dương - Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thể thao quận Ngũ Hành Sơn,
Ban Quý tế các lăng, miếu, cùng nhân dân trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn đã
hướng dẫn, cung cấp thông tin, tư liệu, cũng như dành thời gian cho tôi phỏng vấn
những vấn đề liên quan đến đề tài này.
Xin cảm ơn các Thầy Cô giáo Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Đà
Nẵng đã trao dồi kiến thức cho tôi trong những năm học qua, quý Thầy, Cô trong
Hội đồng chấm khóa luận đã dành thời gian và công sức sửa chữa, lắng nghe và
đóng góp ý kiến để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Nhân dịp này, tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè đã động
viên, ủng hộ tôi hoàn thành khóa học và thực hiện khóa luận này.
Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian có hạn nên khóa luận này không
thể không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý
của quý Thầy Cô, các bạn để công trình hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn.
Đà Nẵng, ngày 10 tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Đinh Thị Trang
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu................................................................................1
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu........................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................5
5. Bố cục của khóa luận........................................................................................6
NỘI DUNG ................................................................................................................7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VÙNG ĐẤT NGŨ HÀNH SƠN
VÀ MIẾU THỜ Ở VIỆT NAM................................................................................7
1.1. Khái quát chung về quận Ngũ Hành Sơn ......................................................7
1.1.1. Điều kiện tự nhiên......................................................................................7
1.1.2. Lịch sử hình thành ...................................................................................10
1.1.3. Dân cư, kinh tế, văn hóa ..........................................................................14
1.2. Miếu thờ ở Việt Nam...................................................................................18
1.2.1. Khái niệm Miếu .......................................................................................18
1.2.2. Cơ sở thờ tự .............................................................................................20
1.2.3. Miếu thờ trong đời sống làng xã..............................................................21
CHƯƠNG 2: MIẾU THỜ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN ...........24
2.1. Niên đại hình thành và địa bàn phân bố ......................................................24
2.1.1. Niên đại hình thành..................................................................................24
2.1.2. Địa bàn phân bố .......................................................................................27
2.2. Đặc điểm kiến trúc......................................................................................29
2.2.1. Vị trí cảnh quan .......................................................................................29
2.2.2. Cấu kiện kiến trúc....................................................................................30
2.2.3. Đồ thờ phụng và các biểu tượng trang trí................................................33
2.3. Đối tượng thờ phụng....................................................................................39
2.3.1. Thờ Nhiên thần ........................................................................................39
2.4.2. Thờ Nhân thần .........................................................................................55
2.4. Các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng ...............................................................62
2.4.1. Phần lễ......................................................................................................62
2.4.2. Phần hội ...................................................................................................63
2.5. Một số miếu thờ tiêu biểu............................................................................65
2.5.1. Lăng Ông Tân Trà ...................................................................................65
2.5.2. Miếu Bà Chúa Ngọc ................................................................................67
2.5.3. Miếu Ông Chài ........................................................................................69
CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN
DI TÍCH MIẾU THỜ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN ..................73
3.1. Giá trị của miếu quận Ngũ Hành Sơn..........................................................73
3.1.1. Giá trị tâm linh tín ngưỡng ......................................................................73
3.1.2. Giá trị lịch sử ...........................................................................................74
3.1.3. Giá trị văn hóa, nghệ thuật.......................................................................76
3.2. Thực trạng miếu thờ ở quận Ngũ Hành Sơn hiện nay.................................77
3.3. Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị miếu thờ quận Ngũ Hành Sơn .........79
KẾT LUẬN..............................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................86
PHỤ LỤC.................................................................................................................91
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trên hành tinh chúng ta đang sống, kể từ khi con người xuất hiện đến khi xã
hội loài người được hình thành đã trải qua một chặng đường dài đầy cam go và thử
thách, con người phải luôn đấu tranh để chinh phục thế giới tự nhiên, chống lại các
loài thú dữ. Dần về sau, trong quá trình hình thành, đấu tranh dựng nước và giữ
nước, các tộc người đã sáng tạo ra những giá trị văn hóa vô cùng phong phú. Trong
đó, các công trình kiến trúc thuộc loại hình tôn giáo tín ngưỡng chiếm đại đa số, nó
chứa đựng biết bao tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hóa nghệ thuật cũng như
đời sống tâm linh cần được bảo tồn, khai thác, phục vụ cho sự tiến bộ xã hội, bởi nó
là những bằng chứng cụ thể, sinh động về lịch sử của mỗi dân tộc, mỗi đất nước.
Việt Nam vốn là một quốc gia ở khu vực Đông Nam Á có nghề nông nghiệp
lúa nước truyền thống lâu đời, họ sống gắn bó với thiên nhiên và cũng sợ thiên
nhiên, nhất là những khi thiên tai bất thường xảy ra, họ không giải thích được vì sao
lại có hiện tượng đó. Họ tưởng tượng có một lực lượng vô hình nào đó tác động vào
đời sống của họ. Họ sợ hãi hoặc kính phục lực lượng ấy và dẫn đến việc tôn thờ, từ
đó “thần linh” xuất hiện. Nhà nghiên cứu X.A. Tôcarev cho rằng: “Nguồn gốc này
chính là sự bất lực của con người trồng trọt. Cây trồng không phải bao giờ cũng
được mùa, mà mùa màng phụ thuộc vào những điều kiện mà con người cần đến sự
phù trợ, giúp đỡ việc trồng cây, từ đó các lễ nghi ma thuật ra đời” [62, tr.21].
Cũng từ cuộc sống gắn bó với tự nhiên nên trong tư tưởng của họ, những
người nào đó không may bị sét đánh chết, bị chết đuối hay cây ngã đè chết, họ cũng
cho đó là cái chết không bình thường, bất đắc kỳ tử, hẳn là có điều gì thiêng liêng
uẩn khúc nên cũng thờ làm thần. Rồi còn cho rằng, có người từ nơi khác đến vùng
đất mình đột ngột chết, qua đêm mối đùn lên thành mộ, họ cho là người chết thiêng
nên cũng được tôn thờ làm thần. Thậm chí có người chết nghẹn, chết đuối cũng cho
là chết khác thường,… và được tôn làm thần để thờ. Đặc biệt, từ thực tế của cuộc
sống cũng đã xuất hiện những con người khỏe mạnh, mưu lược, tài ba, giết thú dữ,
2
cứu thoát được nhiều người, hay những người có công với dân với nước, khi chết
cũng được đưa vào các miếu thờ. Tất cả đã họp thành một lớp người được tôn thờ,
đó là “thần người”. Cho nên, từ lâu, các ngôi miếu thờ đã thực sự đóng vai trò
quan trọng trong đời sống tinh thần của bao thế hệ người dân Việt.
Đến với vùng đất Ngũ Hành Sơn, chúng ta không chỉ đến với cảnh đẹp thiên
nhiên nên thơ, hùng vĩ của năm cụm Ngũ Hành; với bãi cát trắng mịn màng trải dài
ven biển phẳng lặng, bình yên; với làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước nổi
tiếng, mà nơi đây còn là vùng đất có lịch sử văn hóa lâu đời. Từ thuở những bậc tiền
nhân người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ tới vùng này khai hoang, lập ấp, lập làng đã
nhiều thế kỷ qua, họ chung tay, góp sức xây dựng các công trình như đình, chùa,
miếu, vũ… để thỏa mãn nhu cầu đời sống tín ngưỡng của mình. Và đặc biệt, khi
đến đây, họ có sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa với cư dân bản địa là người Chăm,
sau đó là người Hoa. Cho nên, trong những công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng
của họ đã mang sự hòa trộn về văn hóa của các tộc người Việt - Chăm - Hoa. Tất cả
đã tạo nên một chiều sâu về văn hóa độc đáo so với những vùng đất khác.
Hiện nay, quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn quận Ngũ
Hành Sơn, không gian văn hóa làng Việt đang dần dần thay đổi từ “làng sang phố”,
nhiều miếu thờ trên địa bàn quận có nguy cơ bị biến dạng hoặc mất đi. Như vậy, đã
và sẽ có nhiều di tích bị tách khỏi “chốn thiêng liêng” mà nó từng hiện hữu suốt
hàng trăm năm qua. Bởi vậy, chúng tôi tiến hành khảo sát, nghiên cứu miếu thờ trên
địa bàn quận nhằm góp phần bảo tồn vốn di sản văn hóa làng xã truyền thống, phục
vụ cho đời sống tín ngưỡng dân gian của cư dân quận Ngũ Hành Sơn, đồng thời góp
phần vào việc phát triển du lịch, nhất là du lịch tâm linh của địa phương. Đó chính
là lý do để chúng tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu miếu thờ trên địa bàn quận Ngũ Hành
Sơn - Thành phố Đà Nẵng” làm khóa luận tốt nghiệp đại học của mình.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, văn hóa là một hệ thống hữu cơ những giá
trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động
thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội mà
3
hình thành. Do đó, văn hóa thể hiện trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống con
người, trong đó phải kể đến tín ngưỡng thờ phụng các vị nhiên thần, nhân thần. Để
đáp ứng nhu cầu của đời sống tâm linh này, người dân đã lập nhiều đền, đình,
miếu,… để thờ phụng, đồng thời họ còn tổ chức các hoạt động lễ hội để ghi nhớ và
tạ ơn thần linh cũng như các bậc nhân thần.
Tìm hiểu về miếu thờ của người Việt từ trước đến nay đã có nhiều công trình
nghiên cứu, ở đây, tôi xin tóm tắt một số công trình tiêu biểu sau:
Trước tiên phải nhắc đến cuốn Phong tục cổ truyền Việt Nam của Nguyễn
Hữu Ái và Nguyễn Mai Phương ấn hành năm 2004. Trong tác phẩm này, hai tác giả
đã dành một số trang viết cho tín ngưỡng ở các đền, miếu, phủ: “Các đình, đền,
miếu, phủ lớn thường phụng thờ thần linh, thành hoàng, thánh mẫu. Các nơi thờ tự
này là biểu hiện một tập tục văn hóa truyền thống, thể hiện sự kính trọng, nhớ ơn
các vị tiền nhân đã có công với làng xã và với dân tộc trong lịch sử” [8, tr.121].
Cuốn Nếp cũ - Tín ngưỡng Việt Nam (quyển Thượng) xuất bản năm 2005
của tác giả Toan Ánh đã cung cấp cho chúng ta những thông tin về nơi sinh hoạt tín
ngưỡng cộng đồng của dân tộc Việt như đền, đình, miếu. Theo tác giả “miếu cũng
như đền là nơi quỷ thần an ngự” [6, tr.145] và “trong việc thờ thần, cúng lễ là điều
quan trọng, không có cúng lễ không có sự phụng thờ” [6, tr.151].
Còn cuốn Đền miếu Việt Nam của GS. Vũ Ngọc Khánh chủ biên ấn hành
năm 2009 là sự tập hợp những bài nghiên cứu của nhiều tác giả ở khắp mọi miền
đất nước viết về một số đền, miếu từ Bắc vào Nam. Trong phần “Suy nghĩ về đền
miếu ở Việt Nam”, GS. Vũ Ngọc Khánh khẳng định tầm quan trọng của các công
trình đền, miếu như sau: “Đền miếu Việt Nam là nơi chứng tỏ cái “lễ” của người
Việt Nam (tất cả các dân tộc chứ không riêng gì người Kinh). Đâu đó vài định kiến
với chữ “lễ”, cho là phong kiến hoặc là hình thức, quá hơn nửa là mê hoặc, ngu
dân. Thực ra “lễ” là điều tiêu biểu văn hóa hơn cả… Tại các đền miếu Việt Nam,
“sự lễ” rất được tôn trọng và phải công nhận là có tính chất Việt Nam, hợp với
phong tục Việt Nam hơn cả” [30, tr.17]. Cuốn sách này đã miêu tả được nhiều mặt
như lịch sử hình thành, đặc điểm kiến trúc, đối tượng được thờ tự của các ngôi
4
miếu, song vẫn chưa mang tính chi tiết theo từng địa phương cụ thể.
Khi đi vào nghiên cứu các công trình tín ngưỡng dân gian thì đặc điểm về
kiến trúc là một phần quan trọng, thể hiện đặc trưng của công trình đó cũng như sự
hòa quyện vào tổng thể kiến trúc dân gian Việt Nam. Trong cuốn Kiến trúc cổ Việt
Nam, tác giả Vũ Tam Lang đã nhận xét về kiến trúc cũng như không gian tồn tại
của miếu: “Kiến trúc đền đài - miếu mạo là một bộ phận của kiến trúc tôn giáo - tín
ngưỡng nước ta. Một số công trình đền đài - miếu mạo là nơi thờ cúng của Đạo
giáo (Lão giáo) - nguyên là một thứ triết học của quần chúng bị áp bức thể hiện
trong học thuyết đạo đức của Lão Tử,… Địa điểm xây dựng đền đài - miếu mạo
thường được lựa chọn ở những vị trí có liên quan đến những truyền thuyết hoặc sự
tích, cuộc sống của vị thần siêu nhiên hay nhân vật được tôn thờ” [32, tr.89].
Những công trình nghiên cứu trên tuy không nghiên cứu trực tiếp và toàn
diện về miếu thờ, nhưng cũng đã cung cấp cho chúng tôi một số thông tin, tư liệu
chung về kiến trúc đền miếu và các hình thái tín ngưỡng thờ cúng cộng đồng trong
các miếu thờ. Và quan trọng hơn là những công trình nghiên cứu trên đã cung cấp
cơ sở lý luận vững chắc để chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.
Trong phạm vi hẹp là thành phố Đà Nẵng thì cũng có một số công trình
nghiên cứu đề cập đến miếu thờ. Tuy nhiên, cũng chỉ là những miêu tả về một số
miếu thờ tiêu biểu ở Đà Nẵng, hoặc ở một quận, huyện chứ chưa có tính khái quát
chung và đầy đủ về hệ thống miếu thờ trên địa bàn toàn thành phố.
Trong công trình Tín ngưỡng cư dân ven biển Quảng Nam - Đà Nẵng, tác giả
Nguyễn Xuân Hương đã cung cấp cho chúng ta những tư liệu về việc thờ Mẫu, thờ
âm linh ở các lăng miếu. Tuy nhiên công trình chỉ mới khai thác ở mảng tín ngưỡng
thờ thần mà ít đề cập tới miếu thờ.
“Chuyện miếu bà Hàm Trung” của tác giả Hồ Tấn Tuấn, in trong kỷ yếu
Liên Chiểu 15 năm xây dựng và phát triển (1997 - 2012) đã cho chúng ta biết về
miếu Bà Hàm Trung ở quận Liên Chiểu. Hoặc Nguyễn Minh Châu với bài viết “Về
miếu công chúa Huyền Trân” in trong tuyển tập Ngũ Hành Sơn - Vùng lịch sử, văn
hóa tâm linh do Lê Hoàng Vinh - Lê Anh Dũng sưu tầm tuyển chọn, nhà xuất bản
5
Văn học ấn hành năm 2011 đã giới thiệu đôi nét về miếu thờ công chúa Huyền Trân
ở phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn.
Ngoài ra, còn có khóa luận tốt nghiệp đại học Tìm hiểu miếu thờ ở quận Liên
Chiểu thành phố Đà Nẵng của tác giả Lê Thị Huế bảo vệ năm 2012 tại Khoa Ngữ
Văn, trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã trình bày chi tiết về miếu thờ ở quận
Liên Chiểu. Để tiếp nối tinh thần tìm hiểu về đặc điểm chung của miếu thờ ở Đà
Nẵng, chúng tôi đã chọn đề tài này, nhưng với đối tượng khảo sát, tìm hiểu là địa
bàn quận Ngũ Hành Sơn.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: tất cả các miếu thờ trên địa bàn quận Ngũ Hành
Sơn, thành phố Đà Nẵng.
- Phạm vi nghiên cứu: Chủ yếu tập trung nghiên cứu các đặc điểm của miếu
thờ như: niên đại hình thành, đặc điểm kiến trúc, ý nghĩa một số đồ án trang trí,
nguồn gốc của các vị thần tiêu biểu được thờ tự trong miếu, các sinh hoạt văn hóa
tín ngưỡng,... Đồng thời nêu lên những giá trị và một số phương hướng bảo tồn
miếu thờ trong tình hình hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, chúng tôi đã áp dụng các phương
pháp nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn và phương pháp nghiên
cứu liên ngành. Cụ thể như sau:
- Phương pháp sưu tầm các nguồn tư liệu, các nghiên cứu trước đây về miếu
thờ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói chung, quận Ngũ Hành Sơn nói riêng;
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn nhanh trực tiếp các đối tượng là người
dân Ngũ Hành Sơn, ban quản lý miếu,... đồng thời phỏng vấn các nhà nghiên cứu để
thu thập ý kiến của họ liên quan đến đề tài;
- Phương pháp điền dã dân tộc học, quan sát từng mặt và toàn diện, khảo sát
chi tiết các đối tượng của đề tài nghiên cứu, làm rõ các giá trị đặc trưng;
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: nhằm so sánh, đánh giá những hoạt động
liên quan đến miếu thờ như địa điểm, bố cục mặt bằng, trang trí kiến trúc, vị thần