Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu lũ quét trên sông ngàn phố (hương sơn – hà tĩnh). một số giải pháp phòng ngừa.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
----------
HÀ THỊ GIANG
Tìm hiểu lũ quét trên sông Ngàn Phố ( Hương Sơn
– Hà Tĩnh). Một số giải pháp phòng ngừa
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SƯ PHẠM ĐỊA LÝ
2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lũ quét xảy ra ở hầu khắp các nước trên thế giới, đặc biệt là ở các lưu vực
sông nằm trong vùng nhiệt đới chịu ảnh hưởng của gió mùa.Việt Nam trong những
năm gần đây, hiện tượng lũ lớn, lũ bất ngờ, cường độ lũ lên nhanh, biên độ lũ cao
có sức tàn phà lớn thường xảy ra liên tục ở các lưu vực sông nhỏ ở miền núi vì thế
hậu quả càng nghiêm trọng.
Ngàn Phố là sông bắt nguồn ở vùng núi cao (núi Giăng Màn) thuộc Dãy
Trường Sơn nằm trên địa bàn huyện Hương Sơn, sông chảy hoàn toàn trong địa bàn
huyện, khi qua vùng đồng bằng của huyện Đức Thọ hợp với sông Ngàn Sâu chảy
vào sông La.Thượng nguồn Ngàn Phố ngắn, địa hình dốc, tính chất lũ nghiêm trọng,
đời sống và sản xuất của nhân dân các vùng lân cận sông gặp nhiều khó khăn mỗi
khi có lũ.
Hương Sơn là một huyện miền núi, nằm ở phía tây của tỉnh Hà Tĩnh, là huyện
có biên giới chung với nước bạn lào thông qua cửa khẩu Cầu Treo và dãy Trường
Sơn hùng vĩ. Địa hình đồi núi xen đồng bằng thung lũng sông Ngàn Phố, sông Ngàn
Sâu và các phụ lưu. Hương Sơn là huyện nghèo của Hà Tĩnh, kinh tế chủ yếu dựa
vào nông nghiệp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều nhiều khó khăn, không những
thế đây còn là huyện phải gánh chịu nhiều thiên tai, đặc biệt là lũ quét. Trong những
thập niên gần đây, do tình trạng phá rừng cũng như những biến đổi bất thường của
khí hậu, lũ quét trên địa bàn huyện Hương Sơn mà cụ thể là ở thượng nguồn sông
Ngàn Phố càng phức tạp và tính chất cũng nguy hiểm hơn khiến cho sự phát triển
kinh tế của huyện bị hạn chế rất nhiều, đời sống nhân dân từ đó chịu những ảnh
hưởng nghiêm trọng.
Chính tính chất bất thường và nguy hiểm của lũ quét trên sông Ngàn Phố, cũng
như những tác động của nó đến đời sống và sản xuất của nhân dân trong địa bàn
huyện và nhằm đóng góp một số biện pháp nhằm hạn chế lũ và tác hại của lũ gây ra
nên tôi chọn đề tài "Tìm hiểu lũ quét trên sông Ngàn Phố ( Hương Sơn – Hà Tĩnh).
Một số giải pháp phòng ngừa ".
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
3
Tìm hiểu đặc điểm, nguyên nhân và những ảnh hưởng của lũ quét trên sông
Ngàn Phố. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế tác hại của lũ
quét đối với huyện Hương Sơn.
2.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện tốt mục tiêu trên, đề tài cần hoàn thành các nhiệm vụ:
- Nghiên cứu sách báo,các nguồn thông tin, tài liệu có liên quan đến lũ quét
nói chung và trên sông Ngàn Phố và một số sông khác nói riêng. Đồng thời tìm
hiểu những hậu quả mà nó để lại cho huyện Hương Sơn cũng như một số địa
phương khác.
- Thu thập các số liệu có liên quan đến đề tài trong một thời gian dài.
- Hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu, số liệu và rút ra
những kết luận chung nhất về vấn đề cần nghiên cứu.
- Tìm hiểu hoạt động và đánh giá những tác động của lũ quét trên sông Ngàn
Phố với nhân dân trong địa bàn sông đi qua. Từ đó rút ra nguyên nhân, đưa ra một
số giải pháp nhằm hạn chế tối đa tác hại của lũ quét trên địa bàn huyện Hương Sơn.
3. Giới hạn nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trong giới hạn: Tìm hiểu về tình hình lũ quét trên sông Ngàn
Phố (thuộc huyện Hương Sơn- Hà Tĩnh) gồm nguyên nhân, hoạt động và các biện
pháp phòng ngừa và hạn chế tác hại của nó đối với địa bàn sông đi qua mà cụ thể là
huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh, trong thời gian từ năm 2002 đến năm 2011. Do lũ
xảy ra bất thường nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những trận lũ lớn nhất, đặc
biệt là trong năm 2002, 2010, 2011.
4. Lịch sử nghiên cứu
Sông Ngàn Phố là sông thường xảy ra những trận lũ lớn đặc biệt là lũ quét, gây
hậu quả rất nghiêm trọng đối với nhân dân trên địa bàn huyện Hương Sơn, chính vì
thế để hạn chế tác hại của lũ quét thì đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề
này nhưng đều mang tính khái quát ở phạm vi khu vực hoặc tỉnh như: Lũ quét,
nguyên nhân và biện pháp phòng tránh của GS.TS Cao Đăng Dư (2003), Điều tra,
nghiên cứu và cảnh báo lũ lụt phục vụ phòng tránh thiên tai ở các lưu vực sông
Miền Trung của PGS.TS Cao Đăng Dư (2001), Nghiên cứu, dự báo lũ trung hạn lưu
vực sông cả của TS.Hoàng Thanh Tùng và nhóm nghiên cứu.(2001)…vv. Còn
4
nghiên cứu cụ thể thì đến nay chưa có đề tài nào chính thức dành riêng cho sông
Ngàn Phố và huyện Hương Sơn.
Đề tài này đi sâu nghiên cứu đặc điểm của lũ quét trên sông Ngàn Phố, nguyên
nhân, thiệt hại và các biện pháp nhằm hạn chế và khắc phục hậu quả lũ quét đối với
địa bàn sông chảy qua.
5. Quan điểm nghiên cứu
5.1. Quan điểm tổng hợp
Tự nhiên cũng như kinh tế xã hội, đó đều là các hiện tượng địa lí đa dạng tuy
nhiên chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau và với các hiện tượng khác, chính vì
thế khi nghiên cứu bất kì một yếu tố địa lí nào chúng ta cần phải nghiên cứu đồng
thời nhiều yếu tố khác để thấy được tác động tổng hợp của các yếu tố đó.
5.2. Quan điểm kinh tế sinh thái
Đây là quan điểm có ý nghĩa đặc thù trong nghiên cứu địa lí tự nhiên, được
ứng dụng ngày càng nhiều trong việc nghiên cứu ảnh hưởng của tự nhiên, mối quan
hệ tác động giữa con người và tự nhiên. Một quyết định hay một hoạy động cụ thể
nào đó của con người trong việc sử dụng tài nguyên phải tính đến tác động của nó
đến hệ sinh thái.
5.3. Quan điểm hệ thống
Theo quan điểm này khi nghiên cứu tình hình lũ quét trên sông ngàn phố bên
cạnh việc tìm hiểu đặc điểm thủy chế của sông ta cũng cần phải tìm hiểu thêm về
khí hậu , địa hình, sinh vật … trên địa bàn nghiên cứu, vì các yếu tố này ảnh hưởng,
chi phối lẫn nhau và tạo nên sự khác biệt giữa lũ quét trên sông Ngàn Phố và các
sông khác.
5.4. Quan điểm lịch sử
Mỗi hệ tự nhiên, kinh tế xã hội ở một lãnh thổ địa phương đều có nguồn gốc phát
sinh, phát triển mà trong đó hoạt động của con người qua từng phương thức sản xuất
đóng vai trò quan trọng. Các biến động đều diễn ra trong những diều kiện địa lí nhất
định và trong những thời gian nhất định với những xu hướng nhất định, từ quá khứ,
hiện tại đến tương lai đều có mối quan hệ nhân quả.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thu thập và xử lí tài liệu
5
Đây là phương pháp sử dụng nhiều trong quá trình nghiên cứu . Dựa vào mục
đích, yêu cầu của đề tài, em đã thu thập tài liệu cần thiết ở các cơ quan, ban ngành có
liên quan đến đề tài nghiên cứu và xử lí, phân tích một cách khoa học , phân tích so
sánh, tổng hợp để tìm ra các nội dung, những kết luận cần thiết cho đề tài của mình.
6.2. Phương pháp chuyên gia
Tìm hiểu và tiếp thu ý kiến của các chuyên gia phòng, sở tài nguyên môi
trường, đài khí tượng thủy văn, phòng nông nghiệp và nông thôn và các chuyên gia
của các cơ quan ban ngành có liên quan.
6.3. Phương pháp thực địa
Đây là phương pháp có tác dụng lớn, nó giúp ta xác định được vị trí của đối
tượng thấy được đặc điển về hình thái, tiếp cận vấn đề một cách chủ động, tích cực.
Công tác quan sát điều tra, ghi chép, mô tả các đặc điểm bên ngoài của đối tượng
cũng như trao đổi ý kiến các cơ quan chuyên ngành làm tăng khả năng hiểu biết
thực tế tạo khả năng vận dụng các kết quả nghiên cứu.
6.4. Phương pháp biểu đồ
Đây là hai phương tiện cần thiết cho quá trình nghiên cứu nó giúp chúng ta có
được những cai nhìn khái quát và tổng hợp nhất đồng thời cũng khoa học nhất.
Nó có thể cho ta thấy được mối quan hệ của các đối tượng, giữa đối tượng với các
thành phần khác, trên cơ sở đó xác định nội dung cần làm tronng nhiệm vụ của đề
tài.
Phương pháp này đưa ra các công cụ hữu ích cho việc biểu hiện một cách rõ ràng,
sinh động kết quả nghiên cứu. Việc áp dụng phương pháp này giúp khóa luận càng
trở nên phong phú hơn và mang tính trực quan hơn.
6.5. Phương pháp thống kê toán học
Đây là một phương pháp rất cần thiết trong quá trình nghiên cứu một vấn đề về
địa lí. Trong quá trình nghiên cứu em đã sử dụng phương pháp toán học để thống
kê, xử lí các số liệu có liên quan đến khóa luận, sử dụng mô hình toán học để xác
định cấu trúc quan hệ, động lực và hướng phát triển của các đối tượng trong hệ
thống tự nhiên, kinh tế- xã hội. Phương pháp này đang được sử dụng ngày càng
nhiều, nó mô tả rõ ràng được rất nhiều hiện tượng và có tính phổ cập.
7. Kết cấu đề tài