Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu lớp từ ngữ người nguồn ở huyện minh hóa – tỉnh quảng bình.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------
ĐINH THỊ THẮM
Tìm hiểu lớp từ ngữ người Nguồn ở huyện
Minh Hóa – tỉnh Quảng Bình
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của cô giáo – Thạc sĩ Tạ Thị Toàn – giảng viên khoa Ngữ văn, Trường
Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính khoa học cũng như về nội dung trích dẫn và
các tài liệu của khóa luận.
Đà Nẵng ngày 09 tháng 5 năm 2012
Người thực hiện
Đinh Thị Thắm
Bằng tấm lòng tri ân sâu sắc tôi xin gửi lời
cảm ơn đến các Thầy Cô giáo trong khoa Ngữ vănTrường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, đặc biệt cô
giáo Tạ Thị Toàn - người đã trực tiệp động viên,
khuyến khích và tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành
khóa luận này.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới ông
Đinh Thanh Dự, hội viên Hội văn học nghệ thuật
Quảng Bình đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp cho
chúng tôi những tư liệu cần thiết và quý giá để
chúng tôi có cơ sở nghiên cứu đề tài.
Xin cảm ơn gia đình và bè bạn đã động viên,
khích lệ tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp.
Đà Nẵng, ngày 09 tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Đinh Thị Thắm
Lo
LỜI CẢM ƠN
LỜI NÓI ĐẦU
Năm 2011, trong đề tài nghiên cứu khoa học Trường đại học sư phạm Đà
Nẵng, chúng tôi đã chọn Tìm hiểu lớp từ ngữngười Nguồn ở huyện Minh Hóa –
tỉnh Quảng Bìnhđể thực hiện và có những kết quả bước đầu. Nhận thấy đề tài này
con nhiều vấn đề để khai thác, tìm hiểu, lại phù hợp với bản thân, chúng tôi tiếp tục
nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp với đề tài Từ ngữ tiếng Nguồn.
Về vấn đề nguồn gốc người Nguồn và tiếng Nguồn, hiện nay vẫn còn là một
vấn đề mở, có thể đón nhận nhiều cách lí giải khác nhau. Trong phạm vi khóa luận,
chúng tôi mong muốn sẽ đặt ra những hướng nghiên cứu mới làm sáng tỏ thêm vấn
đề mà chúng ta, người Nguồn đang quan tâm.
Vì điều kiện khách quan và chủ quan, khóa luận còn có nhiều điểm phải bàn,
chúng tôi hy vọng sẽ nhận được sự đóng góp của thầy cô và bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng tôi đến với mảnh đất Minh Hóa, đến với cộng đồng người Nguồn ở
đây với tư cách là người kiếm tìm để hiểu thêm về vùng đất mà ở đó cảnh vật và
con người luôn mang trong mình những bí ẩn dang chờ đợi chúng ta khám phá.
Đằng sau những dốc núi, những con đường ngoằn nghèo đi vào từng thôn xóm là
những dòng chảy văn hóa với những nét sáng tạo độc đáo được bao thế hệ người
dân nơi đây sáng tạo và gìn giữ.
Hiện nay, việc cộng đồng người Nguồn có phải là một dân tộc thiểu số hay
không, điều đó vẫn còn là dấu chấm hỏi của thời gian. Tuy nhiên, tầng văn hóa
đặc sắc của người Nguồn đã được nhiều nhà nghiên cứu công nhận. Nền văn hóa
ấy vừa là tài sản tinh thần lớn lao đối với cộng đồng người Nguồn ở huyện Minh
hóa, vừa là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển văn hóa của
các tộc người thiểu số ở miền Tây Quảng Bình. Không những vậy, trong dòng
chảy văn hóa của dân tộc, văn hóa người Nguồn đã tạo cho mình một thế đứng
riêng, độc đáo góp phần hình thành nên sự đa dạng cho nền văn hóa của toàn dân
tộc.
Trong hành trình tìm hiểu về văn hóa người Nguồn, chúng tôi đã chọn ngôn
ngữ làm điểm đến. Bởi ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ khăng khít với nhau.
Nếu văn hóa được xem là một tổng thể các hệ thống tín hiệu do con người sáng
tạo nên thì ngôn ngữ lại là một hệ thống tín hiệu tiêu biểu, quan trọng nhất, cần
thiết nhất để hình thành nên xã hội loài người. Chính vì lẽ đó mà F.de Saussure
từng nói “ trong một chừng mực khá quan trọng, chính ngôn ngữ làm nên dân
tộc”. Điều đó có nghĩa là ngôn ngữ gắn liền với lịch sử dân tộc và chính nó ghi
nhận những chặng đường phát triển và sáng tạo của một dân tộc cùng với nền văn
hóa của họ.