Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu hội quán người hoa trên địa bàn thành phố đà nẵng.
PREMIUM
Số trang
94
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1600

Tìm hiểu hội quán người hoa trên địa bàn thành phố đà nẵng.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP ĐẠI HỌC ̣

NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HÓA HỌC

Đề tài:

TÌM HIỂU HỘI QUÁN NGƯỜI HOA TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn

ThS. Nguyễn Hoàng Thân

Người thực hiện

Tăng Thị Tươi

Đà Nẵng, tháng 5/2013

2

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

“Có người cho rằng văn hoá không phải là tất cả nhưng lại có mặt trong tất

cả hoạt động sống của con người. Từ trước đến nay chưa có ai phủ nhận vai trò của

văn hoá, bởi nó có mặt trong tất cả hoạt động sống của con người từ khi sinh ra

cho đến khi chết đi” (GS. Phan Ngọc). Điều đó có nghĩa là, không phải đợi cho

đến khi Đảng ta xác định “văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội” thì chúng ta

mới có sự quan tâm đúng mực về văn hoá, nhất là trong giai đoạn phát triển hiện

nay.

Đất nước Việt Nam trải dài theo hình cong chữ S, với những đặc điểm văn

hoá, những phong tục tập quán, đời sống vật chất và tinh thần của 54 tộc người anh

em, cùng trải qua quá trình lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển lâu dài. Tất cả

như hoà vào nhau làm tô đậm thêm sắc màu văn hoá của đất nước. Một trong

những tộc người có quá trình hình thành đặc biệt và chiếm một số lượng dân cư

khá lớn ở Việt Nam là tộc người Hoa. Với những nét văn hóa độc đáo và vô cùng

quý giá, tộc người Hoa góp phần tô điểm cho bức tranh văn hóa Việt thêm phong

phú.

Đà Nẵng là một thành phố năng động và đang trên đường phát triển. Cũng

trong sự hiện đại đó, những giá trị văn hóa tiềm ẩn lại giúp cho Đà Nẵng có sức

hút kỳ lạ với nhiều người. Đà Nẵng có khá nhiều tộc người sinh sống như Cơ – Tu,

Hoa… Trong khi các tộc người khác vẫn được nhắc đến khá nhiều thì tộc người

Hoa lại khá mờ nhạt trong tâm thức của những người Đà Nẵng.

Mỗi tộc người có những sắc thái, đặc trưng văn hóa riêng và nó không chỉ

được thể hiện ở đời sống tinh thần, văn hoá, nghệ thuật, truyện kể dân gian… mà

nó còn được thể hiện trong các tổ chức văn hóa – xã hội của tộc người. Và đối với

người Hoa, tổ chức văn hoá – xã hội của họ, nơi tập trung người Hoa trên một địa

bàn sinh sống nhất định, nơi kết tinh tinh hoa văn hóa tộc người chính là Hội quán.

Trong khi Hội quán người Hoa tại rất nhiều tỉnh thành đã được quan tâm tìm hiểu

3

và nghiên cứu như Thành phố Hồ Chí Minh, Hội An, Huế, Hà Nội… thì Hội quán

tại Đà Nẵng chưa được chú ý, quan tâm nhiều.

Xuất phát từ những nhận định trên, tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu Hội quán

người Hoa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” để tìm hiểu và nghiên cứu.

2. Lịch sử vấn đề

Người Hoa là một tộc người đã tồn tại lâu đời trên đất nước Việt Nam, có

những nét văn hóa rất đặc thù và không hề hòa lẫn. Như một sức hút đặc biệt,

người Hoa từ lâu đã được rất nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu và phân tích. Hội quán

người Hoa tại Việt Nam không còn là một vấn đề mới, nhưng dưới góc độ văn hoá,

Hội quán người Hoa lại là một vấn đề khá thú vị. Bởi nó là một bộ phận cấu thành

giá trị văn hóa đặc sắc của tộc người Hoa trên đất nước Việt Nam.

Nhiều nhà nghiên cứu, nhà học thuật đã tìm hiểu và đưa ra nhận định của

mình về vấn đề Hội quán, nhưng chưa có một công trình nào về Hội quán người

Hoa tại Đà Nẵng một cách cụ thể và đầy đủ.

Trong công trình “Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam” (Nguyễn Minh

San, 1994), đã đề cập đến Hội quán thông qua đề tài “Bà Thiên Hậu – vị

Thánh Mẫu bảo trợ người Hoa”. Đây là một bài nghiên cứu khá sâu sắc,

nhưng trong khuôn khổ của một bài nghiên cứu tổng quan về tín ngưỡng dân

dã của người Việt thì vấn đề tín ngưỡng thờ cúng của người Hoa tại Hội quán

chỉ được nói đến một phần và chưa thực sự rõ nét.

Hội quán người Hoa ở Việt Nam cũng được đề cập trong các tạp chí văn

hoá, như “Sự hình thành và phát triển của tín ngưỡng Thiên Hậu” (Phan Thị

Hoa Lý, Tạp chí Văn hóa Dân gian, số 1/2012) có đề cập đến các Hội quán ở

Việt Nam với sự thờ cúng Thiên Hậu Thánh Mẫu trong những Hội quán Phúc

Kiến. Đây là bài viết tuy nói về tín ngưỡng nhưng cũng toát lên được sự hình

thành và phát triển Hội quán người Hoa ở Việt Nam, song chưa thấy trình bày

về Hội quán người Hoa ở Đà Nẵng.

Công trình “Sự giao lưu văn hóa Việt – Hoa tại các Hội quán người Hoa ở

Hội An” (Võ Thị Ánh Tuyết, Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ, 2011) đã

4

cho thấy sự hình thành người Hoa ở Hội An và thông qua đó thấy được sự hình

thành người Hoa ở Đà Nẵng. Công trình cho thấy sự giao lưu văn hóa Việt – Hoa

trong các Hội quán và Hội quán có một vai trò đặc biệt trong việc lưu giữ các giá

trị văn hóa truyền thống và giao lưu tiếp biến văn hóa Việt một cách sáng tạo.

Những công trình nghiên cứu trên đây đa số đều là những công trình nghiên

cứu về tín ngưỡng người Hoa và Hội quán người Hoa ở Việt Nam, nhưng chưa có

một bài viết nào nghiên cứu về Hội quán người Hoa ở Đà Nẵng.

Tại Đà Nẵng, có một số bài viết nghiên cứu về người Hoa như “Tìm hiểu tín

ngưỡng thờ Bà Thiên Hậu của người Hoa tại Đà Nẵng” (Lê Thị Phương, 2004),

“Đời sống tín ngưỡng của người Hoa ở Đà Nẵng” (Lê Hữu Ái, Đinh Đức Hiền,

2012), “Chùa Bà và lễ vía Thiên Hậu ở Đà Nẵng” (Nguyễn Xuân Hương, 2012)…

Công trình “Tìm hiểu tín ngưỡng thờ Bà Thiên Hậu của người Hoa tại Đà

Nẵng” (Lê Thị Phương, 2004) là một bài nghiên cứu khá sâu sắc về tín ngưỡng của

người Hoa nhưng tập trung chủ yếu tại Hội quán Thiên Hậu Cung mà không mang

tính khái quát cao về các Hội quán ở Đà Nẵng.

Gần đây nhất công trình nghiên cứu “Đời sống tín ngưỡng của người Hoa ở

Đà Nẵng” (Lê Hữu Ái, Đinh Đức Hiền, Tạp Chí Xưa và Nay, số 408 tháng 7/2012)

đã thông qua việc tìm hiểu hai Hội quán người Hoa ở Đà Nẵng là Hội quán Thiên

Hậu Cung và Hội quán Chiêu Ứng để khái quát về tín ngưỡng và đời sống của

người Hoa ở Đà Nẵng. Nhưng trong khuôn khổ của một bài viết ngắn nên chưa

nghiên cứu sâu sắc về những đặc trưng cũng như những nét văn hóa đặc sắc của

Hội quán người Hoa ở Đà Nẵng.

Nhằm tiếp bước những người đi trước và góp phần vào công tác tìm hiểu,

nghiên cứu về Hội quán người Hoa tại Đà Nẵng một cách xác thực và cụ thể hơn,

hi vọng đề tài “Tìm hiểu Hội quán người Hoa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”

sẽ đem lại một cái nhìn mới, là tài liệu bổ ích cho người sau tiếp tục tìm hiểu và

nghiên cứu.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Hội quán người Hoa tại Đà Nẵng.

5

Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm phạm vi hẹp và phạm vi rộng.

Phạm vi nghiên cứu hẹp: Bao gồm những vấn đề xung quanh Hội quán như

lịch sử hình thành, kiến trúc, tín ngưỡng, tổ chức, sinh hoạt của người Hoa diễn ra

tại Hội quán ở Đà Nẵng. Thông qua đó để lý giải và đưa ra những nhận định về

cộng đồng người Hoa tại Đà Nẵng cũng như nét đặc sắc của Hội quán người Hoa

tại Đà Nẵng.

Phạm vi nghiên cứu rộng: Thông qua tìm hiểu Hội quán người Hoa ở Đà

Nẵng để giải thích vấn đề tồn tại của người Hoa, đồng thời làm rõ sự giao lưu, tiếp

biến văn hóa Việt – Hoa tại Đà Nẵng.

4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp khoa học: Phương pháp điền dã, phương pháp miêu tả,

phương pháp so sánh, phương pháp phân tích…

- Phương pháp liên ngành: Dân tộc học, xã hội học, lịch sử, địa lý…

5. Bố cục

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm

những phần sau:

Chương một: Người Hoa ở Đà Nẵng

Chương hai: Hội quán người Hoa tại Đà Nẵng

Chương ba: Hội quán người Hoa tại Đà Nẵng – Vấn đề tiếp biến và bảo tồn văn hóa

6

CHƯƠNG 1: NGƯỜI HOA Ở ĐÀ NẴNG

1.1. Vùng đất và con người Đà Nẵng

1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Đà Nẵng là một thành phố trực thuộc Trung ương, nằm ở dải đất miền

Trung Việt Nam và danh xưng “thành phố của biển” không phải tự nhiên mà có,

nó xuất phát từ vị trí địa lý hết sức đặc biệt của Đà Nẵng.

Đà Nẵng có diện tích 1.255,53 km², trong đó phần đất liền là 950,53 km²;

phần huyện đảo Hoàng Sa là 305 km². Nằm giữa dải đất miền Trung Việt Nam, ở

tọa độ 15°55’20” đến 16°14’10” vĩ tuyến Bắc và 107°18’30” đến 108°20’00” kinh

tuyến Đông. Phía Bắc giáp Thừa Thiên Huế, phía Tây và phía Nam giáp Quảng

Nam, phía Đông giáp Biển Đông. Nhiều sử sách nhà Nguyễn đều chép về Đà

Nẵng, Đại Nam nhất thống chí có viết “Vịnh Đà Nẵng ở phía Bắc huyện Hoà

Vang lại có tên là vũng Sơn Trà, phía Đông là núi Sơn Trà, phía Bắc là núi Hải

Vân, phía Tây là tấn Cu Đê, dài rộng ước chừng 29 dặm linh, phía Đông Nam là

vụng Sơn Trà là vụng biển lớn, vừa rộng vừa sâu có thể chứa được hàng ngàn ghe

thuyền; phía ngoài có núi che, không phải lo về sóng, tàu thuyền đi lại gặp lúc

chưa tiện đều đỗ ở đây”. Vị trí địa lý này đã tạo cho Đà Nẵng những điều kiện

thuận lợi trên con đường phát triển.

Điểm cực Bắc và cực Tây của thành phố là phường Hòa Hiệp Bắc, quận

Liên Chiểu và xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang; điểm cực Nam là xã Hòa Khương,

huyện Hòa Vang; điểm cực Đông là phường Thọ Quang, quận Sơn Trà. Những

điểm cực này đóng vai trò quan trọng trong việc định hình sự ổn định của lãnh thổ

Đà Nẵng. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 764 km về phía Bắc,

cách Thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam, cách kinh đô thời cận đại của

Việt Nam là thành phố Huế 108 km về phía Tây Bắc.

Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy

núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa

hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 – 1.500 m, độ dốc lớn

(>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường

7

sinh thái của thành phố. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của

biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch

vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố.

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao

và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu cận

nhiệt đới ở miền Bắc và nhiệt đới xavan miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt

đới ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng

12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa

đông nhưng không đậm và không kéo dài.

Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải, vừa có đồi núi và

giáp biển vì vậy mà có câu “Xanh núi, xanh sông, xanh biển. Trắng gió, trắng trời,

trắng cát”. Màu xanh của thành phố nằm ở dòng sông Hàn xanh biếc chảy ra biển

cả, biển cả như lòng mẹ ôm lấy thành phố cùng với những dãy núi cao, chạy quanh

tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp cho thành phố thơ mộng, hữu tình. Màu trắng của

thành phố nằm ở bờ biển dài, kéo đến tận đèo Hải Vân, màu trắng cũng ở trong

những ngọn gió Đông hay những trận bão lớn kéo về thành phố trong những mùa

mưa lũ. Tất cả những đặc điểm ấy đã tạo nên Đà Nẵng hôm nay với những thuận

lợi và khó khăn trên con đường phát triển.

1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1306, Vua Chiêm Thành dâng cho Đại Việt châu Ô và châu Lý làm

đất sính lễ để cưới Huyền Trân công chúa, từ đó Đà Nẵng mới thuộc về Đại Việt.

Đại Việt sử ký toàn thư có viết: Tháng giêng năm Đinh Mùi (1307), Vua Trần Anh

Tông sai đổi tên hai châu Ô, châu Lý thành châu Thuận và châu Hóa, thì biên giới

của châu Hóa lúc bấy giờ về phía Nam đến bờ Bắc sông Thu Bồn. Như vậy, vùng

đất Đà Nẵng ngày nay nằm trong lãnh thổ quốc gia Đại Việt từ đầu thế kỷ XIV.

Đà Nẵng trong lịch sử có những tên gọi khác nhau, tiền khai sinh danh xưng

Đà Nẵng bắt đầu từ niên hiệu Hồng Đức. Lê Thánh Tông gọi vùng đất này là xứ

Đồng Long.

8

Tam canh dạ tĩnh Đồng Long nguyệt

Ngũ cổ phong thanh Lộ Hạc thuyền

Nghĩa là:

Trăng thâu canh ba, xứ Đồng Long tĩnh mịch

Trống điểm canh năm, thuyền Lộ Hạc vọng lại.

Năm 1555, địa danh Đà Nẵng lần đầu tiên được sách Ô châu cận lục của

Dương Văn An nhắc đến khi nói về “ngôi đền thờ thần Nguyễn Phục ở cửa biển

Đà Nẵng”. Nguyễn Phục đỗ tiến sĩ đệ tam danh (1453), giữ chức Phi Vận tướng

quân trong cuộc bình Chiêm của vua Lê Thánh Tông (1471). Do bị bão, thuyền

vận lương không tới kịp, quân sĩ bị đói ông bị bắt giam và bị chém. Khi vua hiểu

ra lý do trễ nải, truyền chỉ tha tội thì bản án đã được thi hành.

Vì nằm ở cửa sông Hàn nên Đà Nẵng còn được gọi là Cửa Hàn.

Từ ngày Tây lại Cửa Hàn

Đào sông Cu Nhí, bòn vàng Bông Miêu

Tên gọi Cửa Hàn để chỉ vùng đất bên cửa biển được chính thức ghi vào sử

sách từ “Hồng Đức nhị thập thất niên tứ nguyệt sơ lục nhật” tức mồng 6 tháng 4

năm Hồng Đức thứ 21 (1490).

Nguồn gốc từ Đà Nẵng là biến dạng của từ Chăm cổ “Daknan”, nghĩa là

vùng nước rộng lớn. Trong đó, chữ Dak có nghĩa là nước, Nan là rộng, lớn, hoặc

già. Địa danh Daknan hàm ý chỉ vùng sông nước rộng mênh mông. Người Việt

phiên âm ra thành Đà Nẵng.

Giữa thế kỷ 16, khi Hội An đã là trung tâm buôn bán sầm uất ở phía Nam

thì Đà Nẵng mới chỉ là vị trí tiền cảng trung chuyển hàng hóa, tu sửa tàu thuyền.

Đầu thế kỷ 18, vị trí tiền cảng của Đà Nẵng dần dần trở thành thương cảng thay thế

cho Hội An, nhất là khi kỹ thuật đóng tàu ở châu Âu phát triển với những loại tàu

thuyền lớn, đáy sâu, ra vào vịnh Đà Nẵng dễ dàng.

Năm 1835, khi vua Minh Mạng có dụ: “Tàu Tây chỉ được đậu tại Cửa Hàn,

còn các cửa biển khác không được tới buôn bán” thì Đà Nẵng trở thành một

thương cảng lớn bậc nhất miền Trung. Tiểu thủ công nghiệp địa phương phát triển

9

với những ngành sửa chữa tàu thuyền, sơ chế nông lâm hải sản; dịch vụ thương

mại cũng phát đạt.

Thành phố Đà Nẵng là thành phố giàu truyền thống lịch sử và văn hóa, lại

nằm ở trung lộ của đất nước, có vị trí quan trọng về kinh tế quốc phòng. Trong thời

kỳ hiện đại các thế lực thực dân đã đặt chân lên Đà Nẵng đầu tiên để đô hộ nước

ta.

Kìa đâu súng nổ đã nghe đùng,

Cách bữa, tàu Tây lại Vũng Thùng

Nửa hạt Hòa Vang rần tiếng súng,

Mấy ngày, Đà Nẵng đậu buồm bông.

(Phan Châu Trinh)

Năm 1858, cuộc xâm lược của Pháp tại Việt Nam khởi đầu bằng cuộc tấn

công vào Đà Nẵng. Sau khi xâm chiếm toàn bộ Việt Nam vào năm 1889, Pháp

tách Đà Nẵng khỏi Quảng Nam và đổi tên thành Tourane, chịu sự cai quản trực

tiếp của Toàn quyền Đông Dương.

Đầu thế kỷ 20, Tourane được Pháp xây dựng trở thành một đô thị theo kiểu

Tây phương. Cơ sở hạ tầng xã hội, kỹ thuật sản xuất được đầu tư. Các ngành nghề

sản xuất và kinh doanh được hình thành và phát triển: sản xuất nông nghiệp, tiểu

thủ công nghiệp, chế biến hàng xuất khẩu (chè, lương thực, thực phẩm, nước ngọt,

nước đá, rượu, nước mắm, cá khô), sửa chữa tàu thuyền, kinh doanh dịch vụ. Cùng

với Hải Phòng và Sài Gòn, Tourane trở thành trung tâm thương mại quan trọng của

cả nước.

Năm 1950, Pháp trao trả Đà Nẵng cho chính quyền Bảo Đại. Tháng 3 năm

1965 các đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng và thiết lập ở đây một

căn cứ quân sự hỗn hợp lớn. Năm 1967, Đà Nẵng được chính quyền Việt Nam

Cộng hòa ấn định là thành phố trực thuộc trung ương và xác định mục tiêu xây

dựng Đà Nẵng thành trung tâm chính trị, quân sự, văn hóa cho vùng I và vùng II

chiến thuật. Mỹ cho xây dựng ở Đà Nẵng các căn cứ quân sự và kết cấu hạ tầng:

sân bay, cảng, kho bãi, đường sá, công trình công cộng, cơ sở thông tin liên lạc,

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!