Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu đôi điều về trâu
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
26 Tạp chí chăn nuôi số 1 - 09
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
(Rearing dairy cows following the “storm of melamine”)
Tìm hiểu đôi điều về trâu
Lưu Kỷ*
i. Lai lịch về trâu
ở Việt Nam cho đến nay, đã tìm được xương,
răng hóa thạch của trâu rừng rải rác nhiều nơi: ở
hang Chùa thuộc huyện Tân Kỳ (tên địa danh
xưa) thuộc Nghệ An, đã thấy rõ có xương, răng
trâu rừng; ở Thẩm Dương thuộc huyện Tuần
Giáo (Lai Châu) cũng có hóa thạch xương, răng
trâu rừng… Sang giai đoạn Đông Sơn, xương,
răng trâu rừng được phát hiện nhiều hơn và đa
dạng hơn; ở núi Nấp (Đông Sơn, Thanh Hóa)
năm 1936 đã đào được xương, răng trâu ở độ
sâu 2m; ở Thiệu Sơn cũng đào được sừng sọ,
xương chi và răng trâu. Còn các địa danh khác
như: Tây Bắc, Cao Bằng... cũng đều tìm thấy
răng, xương trâu hóa thạch. Qua những khai
quật khảo cổ học ở Việt Nam cho phép rút ra kết
luận bước đầu, trâu rừng đã xuất hiện rõ ràng
hơn và tồn tại cho đến nay.
*
Theo Henri Monestrol (1910) xác định có trâu
rừng ở lưu vực sông Đồng Nai, sông Cửu Long
và vùng biên giới ba nước: Việt Nam,
Campuchia và Lào. Trâu rừng rất khỏe, thân dài,
bụng thon rất hung dữ, lông rất đen, sừng dẹt rất
phát triển. Trên sừng có nhiều vạch ngang, trừ
chóp sừng, sừng có thể dài 1,5m (đo theo chiều
cong sừng). Chúng sống ở nơi đầm lầy và rừng
ẩm. Cho đến nay còn lác đác một vài đàn trâu
rừng trong rừng rậm ở Tây Nguyên, Tây Nam
Bộ, Tây Bắc và cũng còn ở vùng rừng rậm trên
bán đảo Đông Dương.
* Hội Chăn nuôi Việt Nam.
Có nhiều khả năng, chính từ trâu rừng bản địa
này, người Việt cổ đã thuần hóa chúng thành
trâu nhà hiện nay, có thể cách đây 4-4,5 nghìn
năm. Do có văn minh lúa nước nên đã gắn liền
với hình bóng con trâu để giúp cho con người
mà không có con vật nào thay thế được. Người
Việt cổ biết trồng lúa nước từ rất sớm và đã sử
dụng con trâu theo cách “hỏa canh, thủy nậu”
(quần ruộng bùn cho ngấu), trong thời gian dài
trước công nguyên chưa biết sử dụng cày bừa.
Với nền văn hóa phát triển, người Việt cổ biết sử
dụng cày bừa và lưỡi cày Đông Sơn đã xuất
hiện, có từ 100 năm trước Công nguyên.
Cùng với sự phát triển văn hóa, con trâu đã đi
vào đời sống tinh thần. Trong các di cảo cổ đều
có những tượng trâu (Đồng Đậu, Tiên Hội); mặt
trống đồi làng Ro làng Vạc có khắc những cặp
trâu bò; những đình chùa ở Thổ Tang (Vĩnh
Phúc); Nam Hoành, Chu Quyến (Hòa Bình) có
khắc những hình con trâu đang cày ruộng.
Những bức tranh dân gian, những chuyện cổ tích
của nhiều dân tộc có nói về con trâu, những địa
danh như: Kim Ngưu, Đa Ngưu (Hưng Yên)...
đã bổ sung thêm cho lịch sử thuần hóa về con
trâu.
Xét về mặt giao lưu, con trâu Việt Nam được
thuần hóa từ trâu rừng, gốc xuất xứ từ các vùng
núi, vùng rừng. Sau đó, do nhu cầu canh tác,
trâu được chuyển đến các vùng trung du và đồng
bằng. Con trâu còn gắn liền với đời sống du
canh của các dân tộc miền núi. Nó còn là “của
hồi môn” cho những đám cưới... Con trâu ở