Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu điều kiện phát triển ngành thủy sản thành phố đồng hới- quảng bình và một số giải pháp.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
----------
NGUYỄN THỊ THU HIỀN
Tìm hiểu điều kiện phát triển ngành thủy
sản thành phố Đồng Hới- Quảng Bình và
một số giải pháp
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN KHOA HỌC
Lời cảm ơn
Trong suốt chặng đường 4 năm học tập, gắn bó với mái trường
Đại học Sư Phạm- Đại học Đà Nẵng, được sự dạy dỗ truyền đạt
ân cần của quý thầy cô giáo, sự quan tâm giúp đỡ của bạn bè
cùng với sự nỗ lực của bản thân đã giúp em hoàn thành tốt con
đường học tập ở giảng đường và có được một khối kiến thức
về xã hội cũng như chuyên môn của mình. Tuy không phải là quá
lớn nhưng đó sẽ hành trang giúp em vững bước hơn trên con đường
đã chọn sắp tới.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn đến
quý thầy cô giáo trường Đại học Sư Phạm- Đại học Đà Nẵng, quý
thầy cô khoa Địa Lý và đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
nhất đến thầy giáo- ThS. Nguyễn Văn Nam – người đã rất nhiệt tình,
đầy tâm huyết trực tiếp hướng dẫn, truyền thụ cho em những kiến thức
quý báu để hoàn thành tốt đề tài được giao. Đồng thời em cũng xin
chân thành cám ơn các Phòng ban, ngành đã tạo điều kiện thuận lợi
giúp em hoàn thành tốt khóa luận này.
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Hiền
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1: Nhiệt độ bình quân các tháng trong năm của Quảng Bình
Bảng 1.2: Dân số trung bình của thành phố Quảng Bình qua một số năm
Bảng 2.1: Một số các yếu tố khí hậu của thành phố Đồng Hới
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu về dân cư thành phố Đồng Hới đến năm 2011
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế trong thành phố
Bảng 2.4: Cơ cấu tàu thuyền thành phố Đồng Hới đến năm 2011
Bảng 3.1: Sản lượng khai thác hải sản chia theo xã phường
Bảng 3.2: Giá trị sản xuất ngành thủy sản
Hình 1: Bản đồ tỉnh Quảng Bình
Hình 2: Bản đồ hành chính TP. Đồng Hới
Hình 3: Biểu đồ thể hiện sản lượng thủy sản khai thác qua các năm
Hình 4: Biểu đồ thể hiện cơ cấu nghề khai thác thủy sản
Hình 5: Biểu đồ thể hiện sản lượng nuôi trồng thủy sản qua các năm.
CÁC TỪ VIẾT TẮT
HĐND: Hội đồng nhân dân
UBND: Ủy ban nhân dân
CNH- HĐH: Công nghiệp hóa- hiện đại hóa
NTTS: Nuôi trồng thủy sản
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa lại có đường bờ biển dài 3260km,
thiên nhiên đã ban tặng cho nước ta những điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển
các ngành kinh tế. Với 28/63 tỉnh thành giáp biển, nước ta đã phát triển tổng hợp các
ngành kinh tế biển, một trong những ngành được đầu tư phát triển phục vụ cho xuất
khẩu, mang lại nguồn thu lớn đó là ngành thủy sản.
Cùng với thuận lợi chung đó, Quảng Bình là tỉnh nằm trên dải Bắc Trung Bộ nối liền
hai miền Bắc- Nam của đất nước, phía Tây giáp với nước bạn Lào, phía Bắc giáp với
Hà Tĩnh, phía Nam giáp với Quảng Trị và đặc biệt là đường bờ biển dài ở phía Đông,
Quảng Bình đã và đang cố gắng khai thác một cách triệt để và bền vững những điều
kiện thuận lợi đó. Trong tỉnh hầu hết các huyện lỵ và thành phố đều giáp biển, cùng
chung trong quá trình phát triển nông nghiệp thì tỉnh cũng đã có nhiều cố gắng cho
việc phát triển toàn diện nền kinh tế.
Đặc biệt, thành phố Đồng Hới là đầu tàu của cả tỉnh, thành phố Đồng Hới đóng
một vai trò vô cùng quan trọng, sự phát triển kinh tế của thành phố sẽ là điều kiện góp
phần lớn vào sự phát triển của các huyện khác cũng như sự phát triển chung của cả
tỉnh. Thành phố Đồng Hới nằm trên tuyến đường quốc lộ 1A, trên tuyến đường sắt
Bắc- Nam, với đường bờ biển tương đối dài trong tỉnh, ngoài việc phát triển các ngành
nông- công nghiệp, dịch vụ, Đồng Hới còn đẩy mạnh đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Những năm gần đây ngành thủy sản càng khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của
mình, với hoạt động đánh bắt gia tăng, hoạt động chế biến được đầu tư ngành thủy sản
đã mang lại nguồn thu lớn cho Quảng Bình nói chung và cho Đồng Hới nói riêng. Là
địa phương có tiềm năng cho phát triển kinh tế, thành phố Đồng Hới đang trên đà phát
triển, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, có chính sách hợp lí cho việc phát
triển kinh tế theo nền kinh tế thị trường và hòa chung với quá trình hội nhập, công
nghiệp hóa- hiện đại hóa của đất nước, tỉnh Quảng Bình cũng như thành phố Đồng
Hới đã và đang cố gắng sử dụng một cách có hiệu quả những tiềm năng vốn có. Đối
với ngành thủy sản cũng vậy, Đồng Hới càng ngày càng đẩy mạnh các hoạt động khai
thác, đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản. Với những điều kiện tự nhiên và
kinh tế- xã hội khá thuận lợi cho phát triển các hoạt động của ngành thủy sản, thành
phố Đồng Hới là một trong những địa phương đi đầu về sự phát triển kinh tế nói chung
và ngành thủy sản nói riêng. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “Tìm hiểu điều kiện phát triển
ngành thủy sản thành phố Đồng Hới- Quảng Bình và một số giải pháp”. Nhằm
làm rõ hơn các nguồn lực, điều kiện cho sự phát triển ngành thủy sản của địa phương,
từ đó có thể có những chính sách, biện pháp hợp lý, cụ thể với từng giai đoạn để đưa
ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm của thành phố.
2. Mục tiêu của đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu tìm hiểu, phân tích các điều kiện và tiềm
năng vốn có cho sự phát triển ngành thủy sản của Đồng Hới- Quảng Bình.
Từ đó đưa ra các biện pháp thích hợp, đúng đắn nhằm đưa ngành thủy sản phát
triển thành ngành kinh tế chiến lược để mang lại nguồn thu lớn cho địa phương và
đóng góp vào GDP cho toàn tỉnh.
3. Nhiệm vụ của đề tài
Để thực hiện mục tiêu trên của đề tài, trong quá trình thực hiện cần phải:
- Tìm hiểu những vấn đề lý luận về ngành thủy sản, vai trò của ngành thủy sản.
- Phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển của
ngành thủy sản của thành phố Đồng Hới.
- Thu thập số liệu, phân tích tổng hợp số liệu, tìm hiểu tình hình phát triển ngành thủy
sản, sản lượng thủy sản qua các năm. Nghiên cứu đưa ra được những biện pháp thích
hợp.
4. Giới hạn của đề tài
-Giới hạn về nội dung: tìm hiểu các điều kiện cho sự phát triển ngành thủy sản của
thành phố Đồng Hới gồm có: điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội. Tình hình
phát triển của ngành thủy sản.
- Phạm vi của đề tài: trên địa bàn thành phố Đồng Hới.
5. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Với lĩnh vực này, từ trước đến nay đã có nhiều công trình, tài liệu, sách báo, chuyên
mục, đề tài viết về ngành thủy sản ở Việt Nam. Một số công trình nghiên cứu có:
- Giáo trình tiếng anh chuyên ngành thủy sản của PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, TS Lê
Thanh Hùng, PGS.TS Nguyễn Phương Thanh.
- Nghiên cứu công nghệ và xây dựng mô hình nuôi trồng kết hợp nhiều đối tượng hải
sản trên biển theo hướng bền vững của Th.S Thái Ngọc Chiến, KS Nguyễn Thiểu
Khánh.
- Phân tích đánh giá các điều kiện tự nhiên và môi trường phục vụ nuôi trồng thủy hải
sản trên các dải cát ven biển Quảng Bình.
Tuy nhiên đề cập đến vấn đề phát triển thủy sản của thành phố Đồng Hới thì chỉ có các
tài liệu đó là: Báo cáo chính trị kinh tế- xã hội và một số báo cáo tổng kết thường niên
về tình hình phát triển kinh tế- xã hội của HĐND thành phố Đồng Hới.
6. Quan điểm vận dụng trong đề tài
6.1 Quan điểm hệ thống
Địa lý học nghiên cứu tổng hợp thể lãnh thổ sản xuất trong một hệ thống các mối
quan hệ tác động qua lại với môi trường xung quanh. Vì vậy khi nghiên cứu vấn đề
này, Đồng Hới được coi là một hệ thống kinh tế- xã hội thống nhất, được xem xét
đánh giá quá trình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và sự kết hợp hài hòa với
cả tỉnh cũng như cả nước.
6.2 Quan điểm tổng hợp
Sự phát triển của ngành thủy sản chịu ảnh hưởng sâu sắc của các yếu tố tự nhiên
và kinh tế xã hội, các yếu tố này không tác động riêng lẻ mà tác động trong mối quan
hệ hữu cơ với nhau. Do đó, khi nghiên cứu các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ảnh
hưởng tới sự phát triển thủy sản, phải đặt các yếu tố đó trong mối quan hệ chung.
6.3 Quan điểm sinh thái
Mỗi loài thủy sản có yêu cầu sinh thái riêng. Vì vậy việc nuôi trồng thủy sản phải
phù hợp với các điều kiện sinh thái. Trên cơ sở đó, xác định đối tượng nuôi và mùa vụ
nuôi hợp lý.
Ngoài ra định hướng phát triển ngành thủy sản phải định hướng trong mối quan hệ
giữa môi trường tự nhiên đồng thời đảm bảo giữ gìn, bảo vệ môi trường sinh thái.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp thực địa