Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu đạo tin lành ở đà nẵng.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------
LÊ NGỌC QUÝ
TÌM HIỂU ĐẠO TIN LÀNH Ở ĐÀ NẴNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HÓA HỌC
Đà Nẵng, tháng 05/2014
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------
TÌM HIỂU ĐẠO TIN LÀNH Ở ĐÀ NẴNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HÓA HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
Th. S Nguyễn Hoàng Thân
Người thực hiện
LÊ NGỌC QUÝ
Đà Nẵng, tháng 05/2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện và không sao
chép dưới bất cứ h́nh thức nào. Dưới sự hướng dẫn của giảng viên chính TS
Nguyễn Hoàng Thân – khoa Ngữ Văn – Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nội dung khoa học của công trình này.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2014
Người thực hiện
Lê Ngọc Quý
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý lãnh
đạo khoa ngữ văn trường đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện cho
tôi có cơ hội tham gia đợt làm luận văn năm nay. Xin cảm ơn thầy giáo Nguyễn
Hoàng Thân đã hướng dẫn rất nhiệt tình trong suốt thời gian làm luận văn. Trân
trọng cảm ơn ban tôn giáo Đà Nẵng đã giúp đỡ, cung cấp số liệu, và thành kính cảm
ơn quý mục sư Tin Lành quản nhiệm các hội thánh Hòa Mỹ, Nam Ô, Hòa Khánh,
Tân An, Trung Lập, Cẩm Nê, An Hải đã hết lòng giúp đỡ trong quá trình phỏng
vấn. Sự giúp đỡ, động viên của quý vị là động lực để tôi hoàn thành luận văn này.
Vì thời gian có hạn, nên dù đã cố gắng rất nhiều nhưng luận văn vẫn không
tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự góp ý của quý vị.
Kính chúc quý vị sức khỏe, thành công!
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................0
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài.................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................3
4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu ..............................................................4
5. Ý nghĩa khoa học của luận văn ...............................................................................4
6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn................................................................................4
7. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................5
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ..........................................................5
1.1. Khái quát về thành phố Đà Nẵng .........................................................................5
1.1.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................................5
1.1.1.1. Vị trí địa lý .....................................................................................................5
1.1.1.2. Địa hình..........................................................................................................6
1.1.1.3. Sông ngòi, biển...............................................................................................7
1.1.2. Điều kiện lịch sử ...............................................................................................8
1.1.3. Bối cảnh tôn giáo của Đà Nẵng ......................................................................12
1.1.4. Điều kiện cơ sở đểTin Lành chọn Đà Nẵng làm điểm đến đầu tiên ...............14
1.2. Khái quát về đạo Tin Lành trên thế giới ............................................................15
1.2.1. Tên gọi Tin Lành.............................................................................................15
1.2.2. Nguồn gốc hình thành đạo Tin Lành ..............................................................17
1.2.2.1. Hoàn cảnh và điều kiện ra đời đạo Tin Lành...............................................17
1.2.2.2. Quá trình truyền bá đạo Tin Lành................................................................21
1.2.3. Tổ chức đạo Tin Lành .....................................................................................22
1.2.4. Tư tưởng, tôn chỉ hoạt động của đạo Tin Lành...............................................24
1.2.4.1. Về tư tưởng: .................................................................................................24
1.2.4.2. Tôn chỉ hoạt động của Tin Lành Việt nam ..................................................25
Chương II: ĐẠO TIN LÀNH Ở ĐÀ NẴNG.........................................................27
2.1. Lịch sử đạo Tin Lành ở Việt Nam .....................................................................27
2.1.1. Sự ra đời và phổ biến tên gọi đạo Tin Lành tại Việt Nam..............................27
2.1.2. Quá trình du nhập, phát triển Tin Lành ở Việt Nam.......................................29
2.1.2.1. Khởi đầu quá trình truyền giáo của hội Phúc Âm Liên Hiệp (C.M.A) cho
đến năm 1950 ............................................................................................................30
2.1.2.2. Sự phát triển của đạo Tin Lành giai đoạn 1950 đến 1975 ...........................31
2.1.2.3. Đạo Tin Lành ở Việt Nam từ 1975 đến nay.................................................33
2.1.3. Tin Lành tại Đà Nẵng......................................................................................34
2.1.3.1. Sự định hình và phát triển của đạo Tin Lành tại Đà Nẵng...........................34
2.1.3.2. Vai trò của Đà Nẵng đối với việc định hình và truyền bá đạo Tin Lành.....36
2.2. Cơ sở Tin Lành...................................................................................................41
2.2.1. Cơ sở vật chất, địa điểm sinh hoạt tôn giáo ....................................................41
2.2.2. Phương diện con người –tín đồTin Lành ........................................................43
2.3. Tổ chức hoạt động của đạo Tin Lành ở Đà Nẵng ..............................................45
2.3.1. Hệ thống tổ chức giáo sĩ và cốt cán ................................................................45
2.3.2. Phương thức truyền đạo và sinh hoạt tôn giáo................................................46
2.4. Vấn đề tiếp biến văn hoá trong đạo Tin Lành ở Đà Nẵng .................................49
2.4.1. Tin Lành và sự xung đột với hệ thống tín ngưỡng dân gian của người Việt
Nam...........................................................................................................................49
2.4.2. Hội nhập, giao thoa văn hóa giữa Tin Lành và văn hóa bản địa.....................53
2.4.2.1. Ảnh hưởng Tin Lành đến đời sống văn hoá - xã hội của người dân bản địa.........53
2.4.2.2. Ảnh hưởng của văn hóa bản địa đối với đạo Tin Lành................................62
2.4.2.3. Hội nhập văn hóa giữa đạo Tin Lành và văn hóa dân tộc............................65
2.5. Phát huy giá trị đạo Tin Lành trong xây dựng đời sống văn hoá xã hội Đà Nẵng....68
2.5.1. Phát huy tính giá trị của đạo Tin Lành............................................................68
2.5.2. Công tác quản lí tôn giáo Tin Lành tại Đà Nẵng ............................................70
KẾT LUẬN..............................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................74
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đảng Cộng sản Việt Nam, ngay từ khi chưa giành được chính quyền, năm
1943 đã phác thảo Đề cương văn hóa Việt Nam để định hướng xây dựng và phát
triển nền văn hóa dân tộc; và ngày nay luôn khẳng định văn hóa là “nền tảng tinh
thần của xã hội, văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, văn hóa
là nội sinh,...”. Văn hóa là hiện tượng xã hội đặc biệt. Nó tồn lại và phát triển trong
quá trình giao lưu và truyền tải-từ người này sang người khác, từ cộng đồng này
sang cộng đồng khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hệ thống giá trị văn hóa có
thể được giao lưu, truyền tải bằng nhiều phương thức, con đường khác nhau; như hệ
thống giáo dục, các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội,... Trong đó, tôn giáo cũng là
một tổ chức có vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi vì, hơn bất cứ phương tiện hay con
đường nào, tôn giáo nói chung và hoạt động truyền giáo nói riêng đã trở thành một
cuộc xê dịch vĩ đại để tồn tại trên vùng đất mới. Tôn giáo đã sớm được nhiều nước
trên thế giới nhận định là con đường truyền bá văn hóa hữu hiệu bật nhất.
Tin Lành là một trong sáu tôn giáo lớn nhất của nước ta hiện nay và là một
trong ba tôn giáo lớn nhất của mảnh đất Đà Nẵng. Hơn thế, Đà Nẵng được xác định
là nơi đầu tiên màTin Lànhtruyền đến Việt Nam. Quá trình truyền giáo và sinh hoạt
tín ngưỡng lâu dài đó làm cho đạo Tin Lành đã có đủ thời gian để sống chung và trở
thành một phần văn hóa trong một bộ phận dân cư tại vùng đất này. Như một giống
cây mới cắm trên vùng đất lạ, Tin Lành đã dần dần thích nghi và phát triển, đồng
thời đã diễn ra sự tiếp biến văn hóa hỗ tương. Có thể nói đây như một cuộc tiếp xúc
- giao lưu Đông - Tây thu nhỏ trong lòng thành phố.
Đà Nẵng trong những năm gần đầy đạt được những thành quả đáng trân trọng
trong việc phát triển canh tân đất nước. Muốn phát triển mạnh mẽ, bền vững và toàn
diện cần phải dốc toàn lực của mọi thành phần trong xã hội để tạo nên sức mạnh đại
đoàn kết. “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, muốn “thắng” trên sự nghiệp
đưa Đà Nẵng đi lên, rất cần phải “biết người biết ta”. Trong đó cũng phải biết – hiểu
về đạo Tin Lành. Tuy nhiên, hiện nay công tác nghiên cứu Tin Lành giáo ở Đà
2
Nẵng vẫn còn bỏ ngõ. Việc nghiên cứu một tôn giáo dưới góc nhìn giao lưu, tiếp
biến văn hóa trở nên cần thiết trong chiến lược vận động toàn dân xây dựng văn hóa
cơ sở, văn hóa đô thị. Giúp “biết người”- đạo Tin Lành và “biết ta”- cư dân Đà
Nẵng. Đó là vấn đề vừa cơ bản vừa cấp thiết không chỉ cho hôm nay, mà còn cho
những năm sau, khi đất nước ta hội nhập ngày càng sâu với thế giới.
Với suy nghĩ đó tác giả luận văn thực hiện nghiên cứu đề tài: "Tìm hiểu đạo
Tin Lành ở Đà Nẵng".
2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về đạo Tin Lành có thể kể
đến như:
Ở nước ngoài có công trình đáng chú ý là “Về vai trò của đạo Tin Lành” của
Max Weber, “Hội thánh Tin Lành miền Nam” của Ixơraca- Richared Woff (Sài
Gòn, 1959), “Các hệ phái Tin Lành ở Mỹ” của Bensons Y Leendids (New York,
1986). Ở trong nước, ngoài các hội nghị chuyên đề về Tin Lành của viện nghiên
cứu tôn giáo, các ban chuyên trách về công tác tôn giáo của trung ương và địa
phương, có các công trình nghiên cứu sau: đề tài cấp bộ “Thực trạng tình hình phục
hồi, phát triển đạo Tin Lành trong vùng dân tộc thiểu số miền núi nước ta và những
vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh” (chủ nhiệm TS Nông Văn Lưu- 1995); đề
tài cấp bộ: “ Sự phát triển của đạo Tin Lành trong đồng bào dân tộc ít người ở một
số tỉnh miền núi phía bắc nước ta hiện nay” (chủ nhiệm: TS Nguyễn Đức Lữ- 2000)
chuyên đề “Đạo Tin Lành ở Việt Nam- thực trạng và xu hướng phát triển” (của
Nguyễn Thanh Xuân- vụ trưởng vụ Tin Lành- Ban Tôn giáo Chính phủ); Đề tài cấp
bộ: “Về tình hình phát triển của đạo Tin Lành ở miền núi phía Bắc- Trường SơnTây Nguyên” (chủ nhiệm: GS Đặng Nghiêm Vạn- Viện nghiên cứu tôn giáo- 2000);
luận văn thạc sĩ “Thực trạng đạo Tin Lành ở thành phố Hồ chí minh và những vấn
đề đặt ra cho công tác an ninh” (Nguyễn Thế Hạn- 2000); luận văn thạc sĩ “Quá
trình xâm nhập và ảnh hưởng của đạo Tin Lành ở một số vùng đồng bào dân tộc
H’Mông tỉnh Sơn La- thực trạng và giải pháp” ( Lê Hữu Xanh- 2012); Về vấn đề
tiếp biến văn hóa có nhiều đề tài nghiên cứu trong các lĩnh vực khác như chương