Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu biến động sử dụng đất của thành phố đồng hới - tỉnh quảng bình từ năm 2000 - 2010 và định hướng đến năm 2020.
PREMIUM
Số trang
70
Kích thước
738.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1279

Tìm hiểu biến động sử dụng đất của thành phố đồng hới - tỉnh quảng bình từ năm 2000 - 2010 và định hướng đến năm 2020.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA ĐỊA LÝ

----------

LÊ THỊ PHƯƠNG LAN

Tìm hiểu biến động sử dụng đất của thành phố

Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình từ năm 2000 - 2010 và

định hướng đến năm 2020

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM ĐỊA LÝ

2

Để khoá luận được hoàn thành và đạt kết quả, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản

thân, em còn nhận được sự quan tâm, chỉ bảo tận tình của quý thầy cô trong khoa

Địa lý - Trường Đại học sư phạm Đà Nẵng.

Nhân đây, em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến:

- Quý thầy cô trong khoa Địa lý đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em thực hiện khoá

luận tốt nghiệp này.

- Các cán bộ của sở Tài nguyên & môi trường tỉnh Quảng Bình đã giúp đỡ, cung

cấp những tài liệu bổ ích và cần thiết để quá trình làm khoá luận của em được thuận

lợi hơn.

- Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến cô giáo -

PGS.TS Đậu Thị Hoà, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em trong

quá trình học tập cũng như trong thời gian làm khoá luận.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô, các cơ quan phòng ban đã

tạo điều kiện thuận lợi để em thực hiện khoá luận này.

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2012

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Phương Lan

3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT: Bảo vệ môi trường

CHDCND: Cộng hoà dân chủ nhân dân

CNH - HĐH: Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

TNTN: Tài nguyên thiên nhiên

4

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Đồng Hới.

...............................................................................................................Trang 23

Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng đất của thành phố Đồng Hới từ năm 2000 - 2010.

...............................................................................................................Trang 32

Biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất của thành phố Đồng Hới từ năm 2000 - 2010.

...............................................................................................................Trang 33

Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng và biến động đất nông nghiệp thời kỳ 2000 - 2010.

...............................................................................................................Trang 35

Bảng 2.3: Hiện trạng sử dụng và biến động đất sản xuất nông nghiệp thời kỳ 2000 -

2010.

...............................................................................................................Trang 36

Bảng 2.4: Hiện trạng sử dụng và biến động đất lâm nghiệp thời kỳ 2000 - 2010.

...............................................................................................................Trang 38

Bảng 2.5: Hiện trạng sử dụng và biến động đất phi nông nghiệp thời kỳ 2001 - 2010.

...............................................................................................................Trang 40

Bảng 2.6: Diện tích, cơ cấu đất phi nông nghiệp từ năm 2005 - 2010.

...............................................................................................................Trang 46

Bảng 2.7: Diện tích, cơ cấu đất chưa sử dụng đến năm 2010.

...............................................................................................................Trang 47

Bảng 3.1: Diện tích, cơ cấu một số loại đất thời kỳ 2005 - 2020.

...............................................................................................................Trang 55

5

A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là

nguồn nội lực và nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng đầu

của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, kinh tế, xã hội và quốc

phòng, an ninh.

Tuy nhiên, đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng, có vị trí cố định

trong không gian. Mặt khác, cùng với sự phát triển kinh tế, sự gia tăng dân số

nhanh, nhu cầu phát triển ngày càng nhiều, con người đã khai thác quá mức các

nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặt biệt là tài nguyên đất dẫn đến nguy cơ giảm về số

lượng và chất lượng của nguồn tài nguyên này, gây nhiều hậu quả xấu như xói mòn

đất, ô nhiễm môi trường đất, thoái hoá đất…

Vì vậy, tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất hợp lý, có hiệu quả cao theo quan

điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính toàn cầu.

Mục đích của việc sử dụng đất là làm thế nào để nguồn tư liệu này mang lại hiệu

quả kinh tế, hiệu quả sinh thái, hiệu quả xã hội cao nhất, đảm bảo lợi ích trước mắt và

lâu dài. Nói cách khác, mục tiêu hiện nay của loài người là phấn đấu sử dụng đất một

cách hợp lý, có hiệu quả, tiết kiệm và bền vững.

Thành phố Đồng Hới là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh

Quảng Bình, vừa là một trong những đô thị trung tâm của khu vực Bắc miền Trung.

Hiện nay, thành phố đang trên đường hội nhập quốc tế và thực hiện chiến lược phát

triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Song song với vấn đề phát

triển kinh tế thì tình hình sử dụng đất đai như thế nào để đạt hiệu quả cao và bền

vững đang là mối quan tâm lớn không chỉ riêng thành phố Đồng Hới mà của mọi

vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam và toàn thế giới.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu biến động sử

dụng đất của thành phố Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình từ năm 2000 - 2010 và định

hướng đến năm 2020” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình.

Qua đề tài tôi muốn làm rõ hơn tình hình sử dụng đất của thành phố Đồng Hới.

Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất để đảm

bảo cho sự phát triển bền vững.

6

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu

Tìm hiểu biến động sử dụng đất của thành phố Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình từ

năm 2000 - 2010 và định hướng đến năm 2020. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm

khai thác tốt tiềm năng đất đai của thành phố Đồng Hới.

2.2 Nhiệm vụ

Để đạt được mục tiêu trên, đề tài cần hoàn thành tốt các nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

- Khảo sát, điều tra, thu thập, xử lý số liệu, tài liệu và các bản đồ liên quan đến

đề tài nghiên cứu.

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến tình hình biến động

sử dụng đất trên địa bàn thành phố.

- Phân tích, tổng hợp, so sánh để rút ra những nhận định về biến động sử dụng

đất của thành phố Đồng Hới. Từ đó đưa ra các giải pháp và định hướng sử dụng đất

nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên đất của thành phố.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Các loại đất chính của thành phố Đồng Hới, các nhân tố ảnh hưởng đến quá

trình khai thác và sử dụng đất.

Mối quan hệ giữa khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất trong quá trình

phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu trong phạm vi thành phố Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình.

4. Lịch sử nghiên cứu

Đất đai là một trong những vấn đề được xã hội quan tâm. Trong thời gian qua đã

có rất nhiều tổ chức, các nhà nghiên cứu, các cơ quan chức năng quan tâm đến vấn

đề này. Tài nguyên đất được quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau như:

nguồn gốc phát sinh và phân loại đất, các tính chất lý hoá của đất, bản đồ quy hoạch

và sử dụng đất, tình hình quản lý tài nguyên đất, các giải pháp nâng cao hiệu quả sử

dụng đất, định hướng sử dụng đất…

7

Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực đất đai của các tổ

chức, các nhà khoa học, trong đó nổi bật là tổ chức Lương thực và nông nghiệp

Liên Hiệp Quốc (FAO) đã quan tâm tìm hiểu về vấn đề trên.

Ở Việt Nam, vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên đất đang trở thành một vấn đề

cấp bách và được nhiều người quan tâm. Ngay từ năm 1958, với sự cộng tác của

V.M.Fridlamd, tập thể các tác giả là Vũ Ngọc Tuyên, Phạm Tám, Nguyễn Đình

Toại… đã công bố bảng phân loại đất sơ bộ làm chú giải cho bản đồ thổ nhưỡng

miền Bắc Việt Nam. Năm 1996, công trình nghiên cứu đất Việt Nam do Tôn Thất

Chiểu và Đỗ Đình Thuận làm chủ biên. Tác giả Vũ Tự Lập đã xuất bản cuốn Địa lý

tự nhiên Việt Nam năm 2006, nghiên cứu về thổ nhưỡng Việt Nam. Tác giả Nguyễn

Đức Thịnh và Đỗ Thị Minh Đức trong giáo trình Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam,

phần đại cương, cũng có viết về vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên đất ở Việt Nam.

Đối với Quảng Bình cũng như thành phố Đồng Hới, việc nghiên cứu tình hình

sử dụng đất của thành phố chưa có nhiều công trình nghiên cứu. Chỉ có một số tài

liệu liên quan và các báo cáo của phòng tài nguyên và môi trường tỉnh về quy hoạch

sử dụng đất của thành phố qua các năm, kết quả điều tra nghiên cứu về đất của Viện

Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp - Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn của

thành phố.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta nói chung và của thành

phố Đồng Hới nói riêng thì việc nghiên cứu tìm hiểu tài nguyên đất của thành phố

là rất cần thiết, giúp cho việc định hướng và quy hoạch lãnh thổ, không gian để phát

triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên đất một cách hợp lý.

5. Quan điểm nghiên cứu

5.1 Quan điểm hệ thống

Đất đai tồn tại trong sự thống nhất với đầy đủ các hợp phần của hệ thống: tự

nhiên, kinh tế xã hội, môi trường và chịu sự chi phối của nhiều quy luật cơ bản. Do

đó, khi tiến hành nghiên cứu cần đặt trong mối quan hệ với các thành phần khác

nhau của hệ thống và giữa các hệ thống với nhau. Có như vậy, chúng ta mới có thể

nhìn nhận một cách sâu sắc toàn diện về sự vật, hiện tượng địa lý, thấy được mối

quan hệ của hệ thống với các đối tượng khác nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao và

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!