Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm địa chỉ sinh lời cho dòng vốn đầu tư ?
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tìm địa chỉ sinh lời cho dòng vốn đầu tư ?
Chuyên đề: Nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí số: Tạp chí Số 6 (Số 422)
Năm xuất bản: 2008
Có được vốn là quan trọng, nhưng nếu đem chi cho tiêu dùng hết thì đồng vốn đó sẽ không
nở ra để được tiêu dùng nhiều hơn trong chu kỳ sau, hoặc là khi gặp rủi ro (thiên tai, bệnh tật,
tai nạn,...) sẽ lấy gì mà chi tiêu? Trong kinh tế thị trường, đồng tiền nằm yên là đồng tiền
“chết”, đồng tiền được đưa vào đầu tư, quay vòng để “tiền đẻ ra tiền” mới là đồng tiền “sống”.
Tuy nhiên, nếu không tìm đúng địa chỉ sinh lời cho đồng vốn đầu tư thì sẽ bị lỗ lã, thậm chí có
lãi đấy- lãi danh nghĩa- nhưng là lãi giả, lỗ thật, tức là còn ăn vào vốn. Mà đã ăn vào vốn thì,
nếu là vốn tự có của mình sẽ bị cụt vốn; còn nếu là vốn đi vay sẽ phải vừa trả vốn, vừa trả lãi,
lãi chồng thêm vốn!
Trong điều kiện của kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập của thời toàn cầu hoá, giữa các kênh
đầu tư, giữa trong nước và nước ngoài có mối quan hệ với nhau kiểu “bình thông nhau” và
diễn ra một cách nhanh chóng, phức tạp, không có kênh đầu tư nào chỉ có mang lại lợi
nhuận, thậm chí lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn, không chỉ có đỉnh mà không có đáy,
ngay cả đang lên đỉnh, hoặc đã vượt qua đỉnh sang dốc bên kia thì vẫn đan xen có những
thời điểm “răng cưa” (lúc tăng, lúc giảm). Chính vì thế, đã có những khuyến cáo là “chia” ra
tất cả các kênh theo kiểu “cá tiến, tôm lùi, cua đi ngang” để chia sẽ rủi ro, lấy thắng bù thuanhưng kết quả vẫn là đứng yên một chỗ! Song điều đó chứng tỏ việc khuyến cáo tìm địa chỉ
đầu tư cho đồng vốn sinh lời không đơn giản một chút nào.
Trước hết là kênh gửi tiết kiệm vào ngân hàng thương mại. Đây là kênh đầu tư truyền thống
khá quen thuộc phù hợp với các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi, số tiền dù nhiều, dù ít cũng
được (nếu nhiều còn được hưởng lãi suất bậc thang), phù hợp với mọi lứa tuổi, ít phải đau
đầu suy nghĩ tính toán, có thể biết trước lãi hay lỗ, có lãi cũng không lãi lớn, có lỗ cũng không
quá nhiều (trừ thời lạm phát phi mã, người gửi tiền có số tiền tương đương một con bò, gửi
vào ngân hàng nhờ “quay vòng” hộ, sau một thời gian rút ra chỉ có giá trị tương đương một
cái đuôi bò).
Tuy nhiên, việc gửi tiết kiệm cần so sánh lãi suất với tốc độ tăng giá tiêu dùng. Nếu lãi suất
tiết kiệm cao hơn tốc độ tăng giá tiêu dùng thì lãi suất sẽ thực dương; nếu lãi suất tiết kiệm
thấp hơn tốc độ tăng giá tiêu dùng thì lãi suất sẽ thực âm. Tính chung cả năm 2007, trong khi
tốc độ tăng giá tiêu dùng đã lên đến 12,63%, thì lãi suất tiết kiệm tính theo kỳ hạn năm chỉ có
khoảng trên 9%, ở các ngân hàng thương mại nhà nước còn thấp hơn nữa, nên lãi suất vẫn
còn mang dấu âm (gửi tiết kiệm 100 triệu đồng cuối tháng 12/2006, đến cuối tháng 12/2007
rút ra được khoảng 109 triệu, lãi danh nghĩa là 9 triệu, nhưng tính theo giá cuối tháng 12/2006
thì số tiền trên chỉ còn 96,8 triệu đồng, lỗ 3,2 triệu đồng). Bước sang năm 2008, mới chỉ sau 2
tháng, giá tiêu dùng đã “lồng lên” ở mức 6,02%, vượt rất xa so với lãi suất tiết kiệm; nếu tính
theo năm (so với cùng kỳ năm trước) thì tháng 1 tăng 14,11%, tháng 2 đã tăng 15,67%,
tháng 3 có thể tăng tới 16,5- 17%, báo động giá tiêu dùng năm nay sẽ tiếp tục tăng hai chữ
số. Với mức lạm phát như vậy mà lãi suất tiết kiệm chỉ ở mức 12%/năm thì vẫn tiếp tục bị
“thực âm”.
Kênh đầu tư vào ngoại tê, không nên lựa chọn USD, bởi USD đang mất giá lớn so với các
đồng tiền trên thế giới (mất khoảng 40% so với Euro, thấp giá nhất so với Bảng Anh, chỉ còn
đổi được dưới 100 Yên Nhật, mất khoảng 25% so với 19 đồng tiền có quan hệ buôn bán lớn