Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tiểu luận trong điều kiện hội nhập các tiêu chuẩn kỹ thuật được coi là công cụ hữu hiệu để điều tiết
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN
Môn: Chính sách Kinh tế đối ngoại
ĐỀ TÀI:
“TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP, CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT
ĐƯỢC COI LÀ CÔNG CỤ HỮU HIỆU ĐỂ ĐIỀU TIẾT HOẠT
ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC QUỐC GIA VÀ
LIÊN HỆ TẠI VIỆT NAM”.
Nhóm 2 : Nguyễn Quỳnh Hoa (Trưởng nhóm)
Nguyễn Thị Minh Huệ
Nhữ Thị Huệ
Vũ Quỳnh Anh
Nguyễn Đức Tùng
Đỗ Văn Trọng
Lớp : CH.K24N
Giảng viên hướng dẫn: TS. Đỗ Thị Hương
THÁNG 6/2016
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................1
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ...................................................................................................................2
1. Các khái niệm.....................................................................................................2
1.1. Thuật ngữ rào cản kỹ thuật đối với thương mại.............................................2
1.2. Tiêu chuẩn......................................................................................................2
1.3. Quy chuẩn kỹ thuật........................................................................................3
1.4. Phân biệt quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn kỹ thuật [].................................3
2. Các loại rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế.......................................3
2.1. Một số cách phân loại rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế [].............3
2.2. Phân loại rào cản kỹ thuật theo các Hiệp định Thương mại của WTO..........4
3. Nội dung các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật trong thương mại quốc tế....6
3.1. Các quy định về sức khỏe và an toàn.............................................................6
3.2. Các quy định về quản lý chất lượng...............................................................7
3.3. Các quy định về bảo vệ môi trường...............................................................7
3.4. Các quy định tiêu chuẩn về lao động và trách nhiệm xã hội..........................8
4. Mục đích của rào cản kỹ thuật trong thương mại...........................................9
4.1. Bảo hộ sản xuất trong nước............................................................................9
4.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm, lợi ích cho người tiêu dùng.......................11
4.3. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững...........11
II. VAI TRÒ ÁP DỤNG RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỂ ĐIỀU TIẾT HOẠT
ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU..................................................................................13
1. Đối với hoạt động xuất khẩu............................................................................13
1.1. Tác động tích cực.........................................................................................13
1.2. Tác động tiêu cực.........................................................................................14
2. Đối với nước nhập khẩu...................................................................................14
2.1. Tác động tích cực.........................................................................................14
2.2. Tác động tiêu cực.........................................................................................14
3. Kinh nghiệm áp dụng rào cản kỹ thuật ở một số quốc gia trên thế giới []. 14
3.1. Rào cản kỹ thuật tại Trung Quốc.................................................................14
3.2. Rào cản kỹ thuật tại Hoa Kỳ........................................................................18
3.3. Rào cản kỹ thuật tại EU...............................................................................20
III. TÁC ĐỘNG CỦA RÀO CẢN KỸ THUẬT TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT
NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP........24
1. Tác động của rào cản kỹ thuật tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam
................................................................................................................................24
1.1. Đối với hàng dệt may...................................................................................24
1.2. Đối với mặt hàng giầy dép...........................................................................25
1.3. Đối với mặt hàng nông sản..........................................................................26
2. Các tiêu chuẩn kỹ thuật cần phải đạt được đối với hàng xuất khẩu Việt
Nam........................................................................................................................27
2.1. Các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, an toàn vệ sinh dịch tễ..........................27
2.2. Các tiêu chuẩn chế biến và sản xuất theo quy định môi trường...................27
2.3. Các yêu cầu về nhãn mác.............................................................................28
2.4. Các yêu cầu về đóng gói bao bì...................................................................28
2.5. Nhãn sinh thái..............................................................................................29
3. Một số giải pháp để Việt Nam vượt rào cản kỹ thuật trong TMQT............29
3.1. Đối với nhà nước..........................................................................................29
3.2. Đối với các hiệp hội.....................................................................................34
3.3. Đối với doanh nghiệp...................................................................................35
KẾT LUẬN..................................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................39
LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, Việt Nam đã trở
thành thành viên chính thức của ASEAN, tham gia AFTA, APEC, ASEM; trở thành
thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và tham gia Hiệp định
Thương mại tự do TPP. Trong bối cảnh khu vực hóa và quốc tế hóa diễn ra với quy
mô ngày càng lớn, tốc độ ngày càng nhanh trên tất cả các lĩnh vực, cả về chiều sâu và
chiều rộng; các nước, đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển một mặt luôn đi đầu
trong việc đòi hỏi phải đàm phán mở cửa thị trường và thúc đẩy tự do hóa thương mại,
mặt khác lại luôn đưa ra các biện pháp tinh vi hơn với nhiều rào cản phức tạp hơn
nhằm bảo hộ sản xuất trong nước của họ hay các mục đích công cộng khác. Tùy vào
điều kiện phát triển kinh tế mỗi quốc gia, các rào cản thương mại quốc tế, đặc biệt là
các tiêu chuẩn kỹ thuật được sử dụng linh hoạt, tinh vi, phức tạp nới lỏng, thắt chặt,
phức tạp trong từng thời kỳ khác nhau.
Quá trình thực hiện các cam kết quốc tế về kinh tế, thương mại mà Việt Nam đã
ký kết hoặc chuẩn bị tham gia cũng luôn đi liền với việc chúng ta phải điều chỉnh
chính sách, mở cửa thị trường nội địa. Để bảo vệ nền sản xuất trong nước, phát triển
đồng đều và hướng đến các mục tiêu xã hội, cần phải có sự nghiên cứu toàn diện về
các rào cản thương mại quốc tế, trong đó có tiêu chuẩn kỹ thuật và kinh nghiệm của
một số quốc gia để chúng ta có thể xây dựng được những chính sách hiệu quả, phù hợp
với thông lệ quốc tế; đồng thời bảo hộ có sự lựa chọn, có thời hạn, có điều kiện và bảo
vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinh thái.
Trong phạm vi của nghiên cứu, nhóm tác giả lựa chọn đề tài “Trong điều kiện
hội nhập, các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật được coi là công cụ hữu hiệu để điều
tiết hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của các quốc gia và liên hệ tại Việt Nam”.
Với giới hạn về thời gian và điều kiện nghiên cứu, chắc chắn đề tài không thể
tránh khỏi những mặt hạn chế. Nhóm tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp
của quý thầy cô và các bạn để hoàn thiện thêm nghiên cứu này.
Xin trân trọng cảm ơn!
1