Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tiểu luận nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng không có
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
A. Mở Bài:
Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là một lãnh tụ thiên tài, vừa là một danh nhân văn hóa
thế giới và một nhà lý luận, tư tưởng lớn của cách mạng Việt Nam. Trong toàn bộ di
sản về tư tưởng mà Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân, vấn đề độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội luôn là một trong những vấn đề trung tâm và được thể
hiện rõ ràng, xuyên suốt qua quá trình hoạt động thực tiễn của cách mạng trong nước
và trên thế giới. Ngày 28/8/1945 trên căn gác hai của nhà số 48 Hàng Ngang (Hà
Nội), Bác Hồ bắt đầu dự thảo Bản Tuyên ngôn Độc lập. Sau này Bác nói:"Đó là những
giây phút sung sướng nhất của đời mình". Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ
Chí Minh đọc ở Quảng trường Ba Đình lịch sử ngày 2/9/1945 không chỉ có ý nghĩa đối
với nền độc lập của dân tộc Việt Nam, mà còn là sự mở đầu kỷ nguyên độc lập, tự do
của các dân tộc thuộc địa, bị áp bức trên toàn thế giới. Bản Tuyên ngôn Độc lập đọc tại
Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945 đã đánh dấu mốc son lịch sử chói lọi của dân
tộc, độc lập và tự do, dân chủ cho nhân dân. Mọi người được bình đẳng, bác ái, được
sống, tự do và tìm được hạnh phúc, đó là những từ ngữ đẹp với nội hàm chất chứa
những nội dung nhân văn lớn và sâu sắc mà hàng triệu triệu người mong đợi. Sáu
mươi sáu năm đã trôi qua kể từ ngày đầu tiên của nền độc lập non trẻ.Giá trị của độc
lập là vô giá, không gì có thể so sánh được. Nhưng có một câu hỏi khác, thành quả
đích thực mà nền độc lập đem lại cho người dân là gì? Với câu hỏi ấy,chủ tịch Hồ Chí
Minh đã từng trả lời rất thấu đáo và chính xác: "Nếu nước được độc lập mà dân
không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì".
B. Phân Tích :
Vậy Tự do, Hạnh phúc là gì ? “Tự do” không phải là giá trị bất biến, tự nó luôn
thay đổi theo thời gian và theo bối cảnh xã hội. “Tự do” của sáu mươi sáu năm trước
hẳn sẽ khác với những giá trị của tự do ngày hôm nay. Ngày nay, nhân dân chỉ có
được tự do đích thực khi nào mà quyền lực của nhà nước bị giới hạn bởi một bản hiến
pháp dân chủ được phúc quyết bởi toàn dân, trong đó xác định rõ những quyền cơ bản,
cũng như xác định rõ việc người dân có quyền được lựa chọn, quyền thay đổi Quốc
hội, Chính phủ thông qua cuộc bầu cử chân chính. Chỉ khi quyền lực nhà nước bị giới
hạn, khi ấy những quyền tự do của người dân mới có điều kiện để được bảo vệ và hiện
thực hóa. Có được độc lập chưa đủ, độc lập nhưng người dân phải được hưởng hạnh
phúc, tự do. Đấy chính là đòi hỏi chính đáng, điều mà không phải ai khác chính cụ Hồ
đã chỉ ra. Hạnh phúc, tự do mới chính là mục đích cuối cùng, là mong ước thẳm sâu
nhất của mỗi người dân nước Việt. Một điểm nhất quán và hết sức quan trọng trong Tư
tưởng Hồ Chí Minh là về xây dựng một Nhà nước công bộc của dân, đặt lợi ích của
1