Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tiểu luận luật thương mại quốc tế   thị trường tài chính và thực trạng tại việt nam
MIỄN PHÍ
Số trang
44
Kích thước
194.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1300

Tiểu luận luật thương mại quốc tế thị trường tài chính và thực trạng tại việt nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI MỞ ĐẦU

Thị trường tài chính là một sản phẩm bậc cao của nền kinh tế thị trường￾hay nói chính xác hơn,là nền kinh tế tiền tệ, ở đó,bên cạnh các thị trường

khác,thị trường tài chính hoạt động như là một sự kết nối giữa người cho vay

đầu tiên và người sử dụng cuối cùng, tạo ra vô số các giao dịch, và ở mỗi giao

dịch, dù động cơ nào ,cũng tạo ra các dòng chảy về vốn trong một nền kinh tế -

như là sự lưu thông máu trong một cơ thể - một nền kinh tế hoạt động lành

mạnh và có hiệu quả chỉ khi nào thị trường này cũng hoạt động có hiệu quả

như thế, và ngược lại.

Thị trường tài chính giúp cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn, không

chỉ đối với người có tiền đầu tư mà còn cả với người vay tiền để đầu tư. Người

cho vay sẽ có lãi thông qua lãi suất cho vay. Người đi vay vốn phải tính toán sử

dụng vốn vay đó hiệu

Thị trường tài chính là chiếc cầu nối giữa cung và cầu vốn trong nền

kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi chuyển nguồn vốn nhàn rỗi sang nơi thiếu vốn

để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Thông qua thị trường tài chính hình

thành giá mua giá bán các loại cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, giấy nợ ngắn hạn,

dài hạn…hình thành nên tỷ lệ lãi suất đi vay, lãi suất cho vay, lãi suất ngắn,

trung hạn và dài hạn.

Tuy nhiên có thể thấy ở việt nam thời gian gần đây thị trường này hoạt

động không mấy hiệu qủa,biểu hiện ở hàng loạt bất cập ở thị trường tiền tệ và

thị trường chứng khoán.Nhìn chung thị trường tiện tệ chưa thực sự phát triển

và ngân hàng nhà nước cũng chưa thực sự đóng vai trò can thiệp có hiệu quả

vào thị trường này, thêm vào đó là sự sụt điểm liên tiếp các phiên giao dịch của

thị trường chứng khoán,làm cho các nhà đầu tư gặp rất nhiều khó khăn,và

1

chính sự yếu kém trong đầu tư công là một trong các nguyên nhân đưa đến lạm

phát cao như hiện nay,kéo theo đó là hàng loạt các bất cập khác.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới,gia nhập WTO, lĩnh

vực tài chính là lĩnh vực mang tính nhạy cảm luôn đòi hỏi sự đổi mới cả về mặt

nhận thức và thực tiễn.

Sau một qúa trình học hỏi,tìm tòi và nghiên cứu .Dưới sự chỉ dẫn của

ThS. Trương Hoài Linh, tôi đã thực hiện xong đề án “Thị trường tài chính và

thực trạng thị trường tài chính ở VN hiện nay”. Xin chân thành cảm ơn sự giúp

đỡ nhiệt tình của những bạn bè gần xa đã có những lời tư vấn và góp ý chân

thành.

2

Chương I: Những vấn đề lý luận về tài chính và

thị trường tài chính

1.1 Tài chính và thị trường tài chính

1.1.1 Tài chính

1.1.1.1 Bản chất của tài chính:

Lịch sử xã hội cho thấy tài chính ra đời và phát triển gắn liền với sự ra

đời của nhà nước và sản xuất hang hoá.

Tài chính là hệ thống quan hệ kinh tế biểu hiện trong quá trình hình

thành,phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế.

Cần phân biệt quan hệ hàng hoá-tiền tệ và quan hệ tài chính. Trong quan

hệ hàng hoá-tiền tệ,thì tiền biểu hiện như vật ngang giá, vật trung gian và giá

trị thay đổi hình thức tồn tại từ hàng sang tiền đối với người bán và ngược lại

đối với người mua.

Cần phân biệt quan hệ hàng hoá-tiền tệ và quan hệ tài chính. Trong quan

hệ hàng hoá-tiền tệ,thì tiền biểu hiện như vật ngang giá, vật trung gian và giá

trị thay đổi hình thức tồn tại từ hàng sang tiền đối với người bán và ngược lại

đối với nguời mua.

Trong quan hệ tài chính thì khác,giá trị thực sự dịch chuyển từ chủ thể

này sang chủ thể khác. Chẳng hạn, khi một doanh nghiệp nộp thuế cho nhà

nước, giá trị dịch chuyển từ quỹ tài chính doanh nghiệp sang ngân sách nhà

nước,do đó quan hệ vè thuế là quan hệ tài chính.

Trong thơì kỳ quá độ,quan hệ tài chính biểu hiện qua các quan hệ dưới

đây:

-Quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp, dân cư, các tổ chức xã hội

với nhà nước.

3

Đây là nhóm quan hệ giá trị có tính chất bắt buộc tập trung vào ngân

sách nhà nước và sự phân phối giá trị đó phải bảo đảm cho các hoạt động của

nhà nước diễn ra bình thường. Trong mối quan hệ này giá trị dịch chuyển theo

hai chiều từ dân cư,doanh nghiệp và các tổ chức vào ngân sách nhà nước và

ngược lại.

-Quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, dân cư với hệ

thống ngân hàng.

Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần,hệ thống các ngân hàng,

các tổ chức tín dụng ngày càng giữ vị trí quan trọng trong việc tài trợ vốn cho

các hoạt động xã hội nói chung, sản xuất kinh doanh nói riêng, tạo thuận lợi

phát triển mạnh mối quan hệ tài chính-quan hệ tín dụng-giữa các doanh nghiệp,

các tổ chức dân cư với ngân hàng.

-Quan hệ tài chính giữa các chủ thể kinh tế với thị trường .

Đây là mối quan hệ thể hiện sự mua bán các “quỹ tiền tệ” tồn tại dưới

các hình thức khác nhau.Tham gia mua bán trên thị trường tài chính là hầu hết

các chủ thể kinh tế trong xã hội.Nhà nước cũng tham gia vào nhóm quan hệ tài

chính này với tư cách như người mua và bán các quỹ tiền tệ. Nhà nước bán quỹ

tiền tệ của mình bằng việc phát hành công trái. Trong mối quan hệ tài chính nói

trên, quan hệ mua bán “ vốn” giữa các doanh nghiệp và nhân dân đặc biệt quan

trọng. Nhà nước cần tạo ra các điều kiện và biện pháp hữu hiệu để vừa hướng

dẫn, điều tiết sự hình thành và phát triển của thị truờng tài chính theo phương

hướng đã định.

-Quan hệ tài chính trong nội bộ mỗi chủ thể (doanh nghiệp, tổ chức xã

hội, dân cư…) :

Quan hệ này biểu hiện ở sự dịch chuyển của giá trị trong quá trình hoạt

động của mỗi tổ chức thông qua việc chi trả lương, thưởng cho viên chức, công

4

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!