Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

tiểu luận khảo sát từ khẩu ngữ trong truyện ngắn không có vua của nguyễn huy thiệp
MIỄN PHÍ
Số trang
75
Kích thước
434.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1447

tiểu luận khảo sát từ khẩu ngữ trong truyện ngắn không có vua của nguyễn huy thiệp

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

MỤC LỤC

PHỤ LỤC

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1

1.1. Lí do khoa học

Không có một nền văn học nào trên thế giới có thể tồn tại và phát

trển mà không phản ánh con người dân tộc mình bằng chính ngôn ngữ mà

dân tộc đó đang sử dụng và lưu giữ. Hay nói cách khác, văn chương nghệ

thuật muốn phản ánh chân thực hiện thực cuộc sống thì phải dùng chính lời

ăn tiếng nói hàng ngày – Khẩu ngữ của nhân dân làm chất liệu. Khi đi vào

văn học viết, tiếng nói ấy mang cả điệu hồn dân tộc vào trong đó. Có lẽ vì

thế nên các nhà văn, nhà thơ ở bất kỳ thời đại nào cũng đều ý thức sâu sắc

việc đưa khẩu ngữ vào trong tác phẩm của mình.

Khẩu ngữ là loại ngôn từ sinh động và có vai trò hết sức quan trọng

trong việc góp phần biểu đạt những nội dung mà tác giả muốn thể hiện.

Nhận thức được điều này Nguyễn Huy Thiệp đã khẳng định vị trí của khẩu

ngữ trong sáng tác nghệ thuật – trở thành một bộ phận không thể thiếu

trong cấu trúc tác phẩm.

1.2. Lí do thực tiễn

Nguyễn Huy Thiệp là một trong những nhà văn tiên phong, ngược

dòng nước chảy, sử dụng nhiều khẩu ngữ trong các tác phẩm của mình.

Câu văn trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp ngắn gọn, cộc lốc, sắc

bén mà hàm súc, lối nói gọn lỏn, trắng trợn, dung tục, thẳng thừng đốp

chát. Nhận diện sự bất nhân trong nhân tính là biện pháp hiện thực, là nhân

sinh quan và xã hội quan trong văn chương Nguyễn Huy Thiệp. truyện

ngắn “ Không Có Vua” phô diễn lưỡng diện thiện ác trong con người, cho

chúng giao thoa và sau đó bằng cách này hay cách khác giải mã vấn đề và

truy nguyên nhân tại sao nó như thế.

Xuất phát từ những lí do trên, tôi Khảo sát khẩu ngữ trong truyện

ngắn “Không có vua” của Nguyễn Huy Thiệp với mong muốn chỉ ra được

đặc điểm, sử dụng khẩu ngữ trong truyện ngắn “không có vua”. Từ đó hiểu

thêm về sự cống hiến của ông đối với nền văn học dân tộc.

2. Lịch sử vấn đề

2

Trong thời gian qua có rất nhiều các công trình nghiên cứu đề cập

đến khái niệm khẩu ngữ. Có thể điểm qua các công trình như, Hoàng Phê

với Từ điển tiếng việt; Nguyễn Như Ý với Từ điển giải thích thuật ngữ

ngôn ngữ học; Đinh Trọng Lạc với phong cách học tiếng việt; Mai Ngọc

Chừ - Vũ Đức Nghiệu – Hoàng Ngọc Phiến với Cơ sở ngôn ngữ học và

tiếng việt; Cù Đình Tú với Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng việt,

Ngữ Văn 10 (tập 1) sách nâng cao…Nhìn chung các tác giả đều đưa ra

những khái niệm về khẩu ngữ, mặc dù có thể nhấn mạnh ở khía cạnh này

hay khía cạnh khác nhưng tựu chung lại các tác giả đều cho rằng, khẩu ngữ

là lời nói thường dùng trong cuộc sống người dân.

Tuy nhiên các công trình này chỉ dừng lại ở mức độ đưa ra các nhận

xét khái quát về đặc điểm của khẩu ngữ mà chưa đi sâu tìm hiểu, khảo sát

các biểu hiện cụ thể của khẩu ngữ. Tôi viết tiểu luận này với mong muốn sẽ

tổng kết, phân loại các biểu hiện của khẩu ngữ trong truyện ngắn “không có

vua” của Nguyễn Huy Thiệp.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Khảo sát, thống kê, phân tích các đặc điểm của khẩu ngữ trong

truyện ngắn “không có vua” của Nguyễn Huy Thiệp. Đồng thời sẽ đưa ra

những nhận định, đánh giá khoa học về mức độ ảnh hưởng của khẩu ngữ

trong truyện ngắn “không có vua”. Nhằm củng cố thêm lí thuyết về khẩu

ngữ ở trong tác phẩm, để làm phong phú thêm hệ thống lí thuyết về khẩu

ngữ, giúp người học có thêm tình yêu đối với môn học.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Khảo sát khẩu ngữ ở nhiều góc độ thể hiện như danh từ, động từ,

tính từ được thể hiện trong trong truyện ngắn “không có vua” của Nguyễn

Huy Thiệp. Thu thập tất cả tài liệu liên quan đến vấn đề, tiến hành khảo sát

đối tượng, thống kê, phân loại, phân tích để thấy đặc điểm và giá trị của

khẩu ngữ

3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài sẽ tập trung khảo sát khẩu ngữ trong truyện ngắn “không có

vua” của Nguyễn Huy Thiệp

4.1. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, tôi vận dụng tổng hợp một số phương

pháp chính sau : Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại; phương pháp

phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu.

4.2. Đóng góp của đề tài

Đưa ra những con số thống kê cụ thể và phân tích về từ ngữ, cú pháp

mang tính khẩu ngữ trong truyện ngắn “không có vua” sẽ có thêm những

cứ liệu khoa học khách quan để khẳng định sự đóng góp của Nguyễn Huy

Thiệp về mặt ngôn ngữ trong nền văn học đương đại của dân tộc ta.

5. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, Tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội

dung gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Khảo sát khẩu ngữ trong truyện ngắn “không có vua” của

Nguyễn Huy Thiệp

Chương 3: Giá trị của các lớp từ khẩu ngữ trong truyện ngắn “không

có vua” của Nguyễn Huy Thiệp

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Từ tiếng việt, các lớp từ tiếng việt

4

1.1.1. Từ tiếng việt

Khái niệm về từ:

Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có khả năng hoạt động độc lập (Bùi

mạnh Hùng)

Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững,

hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do

trong lời nói để tạo câu. (http://ngonngu.net/index.php?p=206)

 Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ. độc lập về ý nghĩa và hình

thức (Nguyễn thiện Giáp)

Khái niệm về từ tiếng việt, Đỗ hữu Châu cho rằng:

Từ tiếng việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang

những đặc điểm ngữ pháp nhất định nằm trong những kiểu cấu tạo nhất

định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng việt và

nhỏ nhất để tạo câu.

Nguyễn thiện Giáp lại cho rằng: Từ tiếng việt là một chỉnh thể nhỏ

nhất có ý nghĩa dùng để tạo câu nói,nó có hình thức của một âm tiết, một

khối viết liền.

Đặc điểm chung nhất của từ tiếng Việt:

+ Về ngữ âm : Từ của tiếng Việt bất biến, dù ở ngôi nào, số nhiều

hay số ít, nó vẫn giữ nguyên hình thái.

+ Về ngữ pháp: Từ chịu sự chi phối của quy tắc ngữ pháp. Nếu là

danh từ có thể kết hợp với các từ khác để tạo nên ngữ danh từ. Nếu là động

từ có thể kết hợp với các từ khác để tạo nên ngữ động từ. Tính từ làm vị

ngữ trong câu.

1.1.2. Các lớp từ tiếng việt

5

Các lớp từ tiếng việt gồm: phân lớp từ ngữ theo nguồn gốc; phân lớp

từ ngữ theo phạm vi sử dụng; phân lớp từ ngữ tích cực và tiêu cực và phân

lớp từ ngữ theo phong cách sử dụng.

- Phân lớp từ ngữ theo nguồn gốc gồm 2 lớp: từ bản ngữ và lớp từ

ngoại lai.

+ Lớp từ bản ngữ hay còn gọi là lớp từ thuần Việt, làm chỗ dựa và có

vai trò điều khiển, chi phối sự hoạt động của mọi lớp từ khác.

+ Lớp từ ngoại lai là những từ ngữ mà chúng vay mượn hoặc có

nguồn gốc từ ngôn ngữ khác. Lớp từ ngoại lại phân thành 2 loại : các từ

ngữ gốc Hán và các từ ngữ gốc Ấn – Âu.

Các từ ngữ gốc Hán gồm 2 loại: từ Hán cổ và từ Hán việt.

Từ Hán cổ là những từ gốc Hán du nhập vào tiếng việt trong giai

đoạn 1,

Ví dụ: chè, chén, mùi, cưa…

Từ Hán việt là những từ gốc Hán du nhập vào tiếng việt trong giai

đoạn 2, mà người Việt đã đọc thành âm chuẩn của chúng theo ngữ âm của

mình, ví dụ: trà, mã, trọng, khinh…

Các từ ngữ gốc Ấn –Âu du nhập vào tiếng Việt từ khi nước ta bị

người Pháp xâm lược và chịu ảnh hưởng trực tiếp của họ.

- Phân lớp từ ngữ theo phạm vi sử dụng

Từ vựng tiếng việt chia thành 5 nhóm: thuật ngữ, từ ngữ địa phương,

từ nghề nghiệp, tiếng lóng và lớp từ chung

+ Thuật ngữ là những từ ngữ làm tên gọi cho các khái niệm, các đối

tượng được xác định chặt chẽ, chuẩn xác trong mỗi nghành, mỗi lĩnh vực

khoa học. Ví dụ: hợp chất vô cơ, hợp chất hữu cơ…

+ Từ ngữ địa phương là những từ thuộc 1 phương ngữ nào đó của

ngôn ngữ dân tộc và chỉ phổ biến trong phạm vi lãnh thổ địa phương đó. Ví

dụ: má – mẹ, gốm – gầy…

6

+Từ nghề nghiệp là 1 lớp từ bao gồm những đơn vị từ ngữ được sử

dụng phổ biến trong phạm vi những người cùng làm một nghề nào đó. Ví

dụ : nghề thợ mộc có bào cóc, bào xoa, mộng vuông, bức bàn…

+ Tiếng lóng là từ ngữ do những nhóm người, lớp người trong xã hội

dùng để gọi tên những sự vật, hiện tượng, hành động…vốn đã có tên gọi

trong vốn từ vựng chung, nhằm giữ bí mật nội bộ. Ví dụ: dân phi công có

tiếng lóng: lính phòng không (giai chưa vợ), thanh niên có tiếng lóng là

vẹo (đáng ghét), chuối (hâm hâm), khoai ( khó khăn)…

+Lớp từ chung: Trừ những từ ngữ thuộc các lớp từ sử dụng hạn chế,

số còn lại là lớp từ chung. Lớp từ chung là những từ toàn dân, mọi người

đều có thể sử dụng rộng rãi, có khối lượng từ ngữ lớn. Ví dụ : cây, hoa, cỏ,

tủ, bàn, ghế, sách, vở, bút…

- Phân lớp từ ngữ tích cực và tiêu cực

+ Từ tích cực là những từ ngữ luôn luôn được mọi người sử dụng ở

mọi nơi, mọi lúc. Thường xuyên xuất hiện trong giao tiếp ở dạng nói hoặc

viết, đối thoại hay độc thoại, có tần số xuất hiện cao, độ phân bố lớn. Ví dụ:

đẹp, xấu, cô gái, lá, cây…

+ Từ tiêu cực gồm 2 loại: từ mới và từ cũ

Từ mới là những từ xuất hiện để bù đắp những thiếu hụt, không phù

hợp, thỏa mãn với nhu cầu định danh các sự vật, hiện tượng. Ví dụ: tin học,

phần mềm, xây dựng, tổ chức…

Từ cũ gồm từ cổ và từ lịch sử.

Từ cổ là những từ bị đẩy ra ngoài hệ thống từ vựng hiện tại, bởi

trong quá trình phát triển, biến đổi, đã xảy ra những xung đột về đồng

nghĩa, đồng âm hoặ bị từ khác thay thế. Ví dụ : lệ (e lệ), âu (âu lo), bui

(chỉ)…

Từ lịch sử là những từ đã bị đẩy ra ngoài phạm vi từ vựng chung,

tích cực bởi các nguyên nhân lịch sử xã hội. Ví dụ: điền chủ, dân cày, thái

thú…

7

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!