Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tiểu luận Chương trình phòng chống HIVAIDS quốc gia - Thực trạng và giải pháp.
MIỄN PHÍ
Số trang
50
Kích thước
646.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1540

Tiểu luận Chương trình phòng chống HIVAIDS quốc gia - Thực trạng và giải pháp.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TIỂU LUẬN MÔN HỌC:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA – GIÁO DỤC – Y TẾ

Đề tài:

CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS

QUỐC GIA. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.

“Đừng quay lưng lại với AIDS”

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: HÀ HOA LÝ

NHÓM THỰC HIỆN:

Hà Nội - Tháng 10 năm 2007

CHƯƠNG I:

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẠI DỊCH HIV/AIDS

VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG QUỐC GIA HIV/AIDS.

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẠI DỊCH HIV/AIDS.

1. Khái quát về HIV/AIDS.

A. HIV/AIDS là gì?

- HIV là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Human Immuno-deficiency Virus

(Virusgây suy giảm miễn dịch ở người). HIV có 2 týp là HIV-1 và HIV-2.

- AIDS là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Acquired Immuno Deficiency

Syndrom (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải).

Trước đây, bệnh được gọi là SIDA (viết tắt từ tiếng Pháp: Syndrome d'Immuno

Deficience Acquise), nhưng do trùng với tên của Tổ chức phát triển quốc tế Thụy

Điển SIDA và tên của Tổ chức CIDA (Canađa) cũng gọi là "Si đa" nên thống nhất

gọi là AIDS để tránh nhầm lẫn và phù hợp với tên quốc tế.

- AIDS là một bệnh mạn tính do HIV gây ra. HIV phá huỷ các tế bào của hệ

miễn dịch, khiến cơ thể không còn khả năng chống lại các virus, vi khuẩn và nấm

gây bệnh. Do đó, bệnh nhân dễ bị một số loại ung thư và nhiễm trùng cơ hội mà

bình thường có thể đề kháng được.

Bản thân virus và nhiễm trùng được gọi là HIV. Thuật ngữ AIDS được dùng để

chỉ giai đoạn muộn hơn của bệnh. Như vậy, thuật ngữ nhiễm HIV/AIDS được

dùng để chỉ những giai đoạn khác nhau của cùng một bệnh.

B. HIV/AIDS có ảnh hưởng như thế nào đến cá nhân và xã hội?

Ảnh hưởng cá nhân và xã hội của người nhiễm HIV/AIDS là cực kì to lớn và

không thể lường trước được.

* Ảnh hưởng về kinh tế: Số người nhiễm HIV chủ yếu ở lứa tuổi lao động. Khi

nhiều người bị nhiễm HIV và bị chết vì AIDS sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh

tế của từng gia đình, cộng đồng và của đất nước. Chi phí cho công tác phòng chống

AIDS là rất tốn kém.

* Ảnh hưởng về tâm lý xã hội: Mọi người sợ hãi dễ dẫn đến tình trạng phân biệt

đối xử. Cuộc sống của gia đình người nhiễm HIV/AIDS trở nên căng thẳng, xuất

hiện nhiều mâu thuẫn và dần tiến tới sự mất ổn định trong cuộc sống.

* Ảnh hưởng nặng nề cho hệ thống Y tế: Hệ thống y tế bị quá tải, phát sinh các

nguy cơ lây nhiễm HIV trong môi trường y tế. Thuốc đặc trị không có nhưng vẫn

phải tiến hành việc điều trị cho các bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS dẫn đến chi phí

điều trị lớn nhưng không đạt hiệu quả, bệnh nhân vẫn tử vong.

* HIV làm giảm tuổi thọ trung bình. Tăng tỉ lệ chết sơ sinh, tỉ lệ chết mẹ… làm

nảy sinh các vấn đề về trẻ mồ côi, bảo tồn nòi giống.

Từ những ảnh hưởng trên sẽ tác động lớn đến xã hội, chính trị, kinh tế.

2. Một số thông tin về đại dịch HIV/AIDS ở Việt Nam và trên thế giới.

2.1. TÌNH HÌNH ĐẠI DỊCH HIV/AIDS Ở VIỆT NAM

A. Một số số liệu về dịch HIV/AIDS.

- Tháng 12/1990, Bệnh nhân nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại Thành phố

Hồ Chí Minh là một người phụ nữ.

- Tính đến ngày 31/12/2006, luỹ tích các trường hợp nhiểm HIV được báo cáo

trên toàn quốc là 116.565 người, trong đó 20.195 trường hợp đã chuyển thành bệnh

nhân AIDS và 11.802 bệnh nhân AIDS đã tử vong. Trong năm 2006 trên toàn quốc

phát hiện 12.454 trường hợp nhiễm HIV mới, trong đó có 2.906 bệnh nhân AIDS

và 1.731 trường hợp bị tử vong do AIDS.

- Trong tháng 8/2007 cả nước cũng đã phát hiện thêm 2,3 nghìn trường hợp

nhiễm HIV. Nâng tổng số người nhiễm HIV trong cả nước tính đến 30/8/2007 lên

131,4 nghìn người, trong đó 26,2 nghìn người đã chuyển sang giai đoạn AIDS và

gần 14,7 nghìn người đã tử vong do AIDS.

- Tính đến ngày 26/07/2007, Huyện đảo Trường Sa là nơi duy nhất ở Việt Nam

chưa phát hiện HIV/AIDS.Theo thống kê thì trung bình hiện nay mỗi ngày Việt

Nam có chừng 100 người lây nhiễm HIV/AIDS. 64 tỉnh, thành trên toàn quốc đều

có người nhiễm HIV/AIDS. Nhiều tỉnh, thành phố có 100% số xã, phường đã có

người nhiễm HIV/AIDS.

B. Đặc điểm dịch HIV/AIDS giai đoạn 2001 – 2006.

a. Mỗi năm trên toàn quốc phát hiện được trên 10.000 trường hợp nhiễm HIV

mới. Năm 2003, toàn quốc phát hiện mới được 16.980 trường hợp nhiểm HIV, đây

là năm có số phát hiện cao nhất từ trước đến nay. Sau năm 2003, số nhiễm HIV

được phát hiện giảm nhưng vẫn ở mức cao.

b. Hình thái dịch HIV/AIDS ở nước ta vẫn trong giai đoạn dịch tập trung, các

trường hợp nhiễm HIV/AIDS chủ yếu tập trung trong nhóm nguy cơ cao như

nghiện chích ma tuý, mại dâm.

c. Tỷ lệ số người nhiễm HIV ở nam giới cao gấp 6 lần nữ giới (chiếm 83,19%

so với 16,29%), tỷ lệ này ít biến động kể từ 1993 trở lại đây.

d. Đối tượng nhiễm HIV/AIDS có xu hướng “trẻ hóa” ngày càng rõ rệt (95% ở

lứa tuổi 15 - 49, trong đó ở độ tuổi 20 - 29 chiếm tới 55,26%).

e. Tỷ lệ nhiễm HIV trong các nhóm đối tượng qua giám sát trọng điểm cho thấy

tốc độ dịch vẫn gia tăng nhưng có chậm hơn so với các năm trước đây:

- Tỷ lệ nhiễm HIV trong các nhóm nghiện chích ma tuý cao nhất vào giai đoạn

2001 – 2002 là 29,4%, tỷ lệ này có xu hướng chững lại, năm 2005 là 25%.

- Tỷ lệ nhiểm HIV trong nhóm gái mại dâm cao nhất vào năm 2002 với 5,9%

gái mại dâm bị nhiễm HIV, tỷ lệ này đến năm 2006 còn 3,95%.

- Đối với các nhóm bệnh nhân mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, phụ

nữ mang thai, thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự cũng đã có các dấu hiệu

dịch không gia tăng nhanh như các năm trước đây.

f. Dịch vẫn chủ yếu tập trung ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,

đứng đầu là Quảng Ninh với tỷ lệ nhiễm trên 100.000 dân cao nhất nhưng về số

liệu tuyệt đối, Tp Hồ Chí Minh phát hiện được 17.407 trường hợp chiếm 14% tổng

số các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện trên toàn quốc.

g. Tuy tốc dộ dịch không gia tăng nhanh chóng so với các năm trước đây nhưng

chứa đựng các yếu tố nguy cơ lan tràn dịch ở một số tỉnh, thành phố thể hiện qua

việc hiểu biết về HIV/AIDS trong các nhóm đối tượng có nguy cơ cao còn thấp, tỷ

lệ dùng chung bơm kim tiêm trong nhóm nghiện chích ma tuý cao từ 22 - 44 %

trong các lần tiêm chích. Tỷ lệ sử dụng bao cao su trong nhóm gái mại dâm tuy đã

có cải thiện nhưng vẫn chỉ dừng ở mức 50 – 60%.

h. Dịch dã có dấu hiệu lây lan ra cộng đồng, đối tượng nhiễm HIV/AIDS không

chỉ tập trung ở những người có nguy cơ cao mà còn xuất hiện trong nhóm phụ nữ

mang thai và trẻ em; HIV/AIDS đã đi về miền núi, vùng sâu, vùng xa, lan rộng

trong các tầng lớp không thuộc diện có nguy cơ cao như học sinh, sinh viên, tân

binh, giới công chức, thậm chí nông dân... Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm thanh niên

khám tuyển nghĩa vụ quân sự là 0,25%, phụ nữ mang thai là 0,37% vào năm 2006.

Theo ước tính của Bộ Y tế, tỷ lệ phụ nữ trong số người nhiễm HIV tại Việt

Nam đã tăng gấp đôi so với trước. Hiện cứ 3 người mang virus này thì 1 là nữ. Mỗi

năm Việt Nam có từ 1-1,5 triệu phụ nữ mang thai thì có khoảng 6.000 người bị

nhiễm HIV/AIDS và gần 2.000 trẻ bị nhiễm HIV từ mẹ(chiếm 30% tổng số sản

phụ nhiễm HIV).

Năm Số tỉnh có

người nhiễm

HIV/AIDS

Tổng số

người nhiễm

HIV

Tổng số

bệnh nhân

AIDS

Tổng số người

chết do

HIV/AIDS

1990 1 01 0 0

1991 1 01 0 0

1992 07 11

1993 29 1 158 106 46

1994 38 1 369 120 52

1995 43 1 452 202 108

1996 48 1 779 405 211

1997 54 2 877 734 406

1998 61 5 774 1 215 633

1999 64 8 410 925 577

2000 64 11 174 1 524 799

2001 64 12 326 1 907 1 052

2002 64 58 490 8 718 4 834

2003 64 74 130 11 339 6 370

2004 64 87 564 14 382 8 260

2005 64 103 900 17 200 10 000

2006 64 116 565 20 195 11 802

30/8/2007 64 131 400 26 200 14 700

SỰ CHÊNH LỆCH TRONG TỶ LỆ NHIỄM HIV/AIDS GIỮA CÁC TỈNH THÀNH

tính đến tháng 7/2006

12 tỉnh có tỷ lệ

nhiễm cao nhất

Số ca

HIV/100000 dân

12 tỉnh có tỷ lệ

nhiễm thấp nhất

Số ca

HIV/100000dân

Quảng Ninh 572,56 Quảng Bình 4,27

Hải Phòng 331,96 Quảng Trị 4,56

TP. Hồ Chí Minh 248,05 Quảng Ngãi 5,21

Bà Rịa Vũng Tàu 229,10 Hà Giang 9,64

An Giang 184,27 Vĩnh Phúc 11,00

Hà Nội 175,40 Phú Yên 11,07

Lạng Sơn 150,62 Hà Tĩnh 12,67

Cao Bằng 127,79 Quảng Nam 12,73

Khánh Hòa 101,51 Cà Mau 12,73

Bình Dương 94,75 Thừa Thiên Huế 14,64

Đồng Nai 92,24 Tuyên Quang 15,78

Thái Nguyên 91,27 Phú Thọ 16,35

2.2. TÌNH HÌNH ĐẠI DỊCH HIV/AIDS THẾ GIỚI

- Theo báo cáo của cơ quan điều phối về HIV/AIDS của Liên hiệp quốc

(UNAIDS) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dịch HIV/AIDS bắt đầu xuất hiện từ

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!