Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tiểu luận: Chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo của Mỹ pptx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tiểu luận
Chính sách khuyến khích
xuất khẩu gạo của Mỹ
Chính sách trợ cấp gạo của Hoa Kỳ Môn: Chính sách TMQT
Nhóm 20 – K44C - KTNT
LỜI MỞ ĐẦU
Có thể nói rằng gạo là một hàng hóa thực phẩm quan trọng nhất, là khẩu phần ăn
chính trong hơn một nửa dân số, đặc biệt là những nước nghèo và là một trong năm lượng
calo chính được tiêu dung trên toàn cầu. Trong khi đó gạo cũng chính là một mặt hàng
được trợ cấp và bảo hộ bởi sự can thiệp của chính phủ nhiều nhất.
Mức thuế suất đánh vào gạo nhập khẩu trên thế giới trung bình là 43% theo World
Bank. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới ước tính: các khoản trợ cấp chính phủ
và hang rào thương mại đã cung cấp hơn 3/4 thu nhập của những người nông dân xét một
cách tổng thể tại các nước thành viên OECD. Những người tiêu dung ở các nước có thị
trường gạo được bảo hộ đã phải trả một giá cao gấp 4 lần so với giá gạo trên thế giới, từ đó
đã làm giảm mức sống của người tiêu dung. Ở những nước giàu có hơn thì những người
đóng thuế phải đóng thêm hang tỉ đôla để trợ cấp cho những người nông dân và hơn nữa là
sự bóp méo thị trường gạo thế giới bởi các trợ cấp xuất khẩu. Hàng chục triệu người nông
dân ở những nước nghèo thấy khó khăn để đưa gia đình ra khỏi cảnh nghèo đói bởi sự can
thiệp của các chính sách ở các nước khác khiến cho giá gạo đang trở nên thấp hơn và
không ổn định.
Chính sách gạo của Mỹ không phải là một ngoại lệ. Tuy luôn kêu gọi các quốc gia
trên thế giới gỡ bỏ rào cản thương mại nhưng xem xét kỹ hơn, nhóm chúng em nhận thấy
mặt hàng gạo nói riêng và nông sản của Mỹ nói chung lại được trợ cấp theo một hệ thống
vô cùng tinh vi và không công bằng. Ngoài việc đánh thuế vào gạo nhập khẩu, chính phủ
Mỹ đã trợ cấp sản xuất gạo trong nước thông qua ba chương trình trợ cấp chủ yếu: thanh
toán trực tiếp, trợ cấp không theo định kỳ, và cung cấp các khoản cho vay bán hàng kết
hợp với các biện pháp khuyến khích xuất khẩu. Cảm thấy hấp dẫn trước vấn đề này cũng
như các tác động của những biện pháp trợ cấp này lên các nước xuất khẩu gạo khác trên
thế giới và cả ngành nông nghiệp của Mỹ, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài nghiên
cứu là “Chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo của Mỹ”.
Do hạn chế về tầm hiểu biết cũng như nguồn tài liệu (phần lớn nguồn tài liệu tham
khảo bằng tiếng Anh), bài nghiên cứu của chúng em khó tránh khỏi những thiếu sót.
Chúng em mong cô góp ý, giúp đỡ để bài của chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cám ơn cô!
Nhóm đề tài
Chính sách trợ cấp gạo của Hoa Kỳ Môn: Chính sách TMQT
Nhóm 20 – K44C - KTNT
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 20 – K44C - KTNT
Nguyễn Hồng Khuyên – Anh 9
Nguyễn Minh Hoàn – Anh 10
Phạm Thùy Dương – Anh 11
Nguyễn Thị Thu Thủy – Anh 11
Nguyễn Thị Trang – Anh 12
Chính sách trợ cấp gạo của Hoa Kỳ Môn: Chính sách TMQT
Nhóm 20 – K44C - KTNT
Phần 1: Sơ lược về chính sách trợ cấp gạo của Hoa Kỳ
1.1. Tình hình xuất khẩu gạo của Mĩ:
Mỹ là một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất về gạo, cung cấp khoảng 13%
tổng lượng gạo trong thương mại quốc tế. Các bang sản xuất gạo chính ở Mỹ đó là:
Arkansas, California, Louisiana, Texas, Mississippi, và Missouri. Gạo của Mỹ rất phong
phú và đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng cao.Có khoảng 15000 người hoạt động trong ngành
sản xuất lúa gạo.
Năm 2004, Mỹ là nhà xuất khẩu gạo lớn thứ tư thế giới với tổng khối lượng xuất
khẩu là 3.097.000MT. Đến năm 2006, Mỹ vươn lên vị trí thứ 3 về xuất khẩu gạo, chỉ sau
Thái Lan và Việt Nam.Các thị trường xuất khẩu chính xếp theo thứ tự từ lớn đến bé đó là:
Mexico, Nhật Bản, Haiti, Canada, Cuba, Braxin,Philippin, Costa Rica, Anh và Honduras
Bảng: Tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo trung bình của Mĩ giai đoạn 2002 – 2005:
Hoá đơn tiền mặt (triệu $) 1,216
Giá trị xuất khẩu (triệu $) 638
Tỉ trọng của hoạt động xuất khẩu trong tổng sản lượng (%) 52%
Tỉ trọng của sản lượng gạo của Mĩ trong tổng sản lượng gạo thế giới (%) 2%
Tỉ trọng của sản lượng gạo xuất khẩu của Mĩ trong tổng sản lượng gạo xuất
khẩu của thế giới (%)
13%
Nguồn: Tính toán của CRS dựa trên số liệu hàng năm của USDA, FSA
1.2. Chính sách xuất khẩu gạo của Mỹ:
Gạo luôn được thừa nhận là loại lương thực quan trọng nhất và cũng là mặt hàng
được bảo hộ và trợ cấp nhiều nhất trên thế giới. Ngoài hình thức bảo hộ bằng thuế quan,
hạn ngạch thuế quan, một số hàng rào thương mại khác được dựng lên như trợ cấp trong
nước và trợ cấp xuất khẩu. Những hình thức bảo hộ và khuyến khích xuất khẩu này đã
không còn lạ lẫm trên thị trường thế giới. Các hàng rào bảo hộ và trợ cấp sản xuất (trong
nước và xuất khẩu) góp phần đem lại ¾ thu nhập cho người nông dân ở các quốc gia phát
triển.
Các chính sách hỗ trợ ngành sản xuất gạo của Mỹ cũng không phải là một ngoại lệ.
Đứng đầu trong hàng rào bảo hộ mặt hàng gạo của Mỹ là ba chương trình trợ cấp trong
nước: thanh toán trực tiếp, trợ cấp phi định kỳ và các khoản cho vay hỗ trợ nông nghiệp.
Mặc dù là những khoản trợ cấp trong nước nhưng chúng lại đóng vai trò khuyến khích xuất
khẩu gián tiếp. Ngoài ra Mỹ còn dành một phần lớn doanh thu của mình để trợ cấp xuất
khẩu.