Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong sản xuất – kinh doanh của xí nghiệp Cao Su Đường Sắt
MIỄN PHÍ
Số trang
79
Kích thước
319.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1110

Tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong sản xuất – kinh doanh của xí nghiệp Cao Su Đường Sắt

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay sự cạnh tranh trên thị trường của các thành phần kinh tế ngày

càng gay gắt khốc liệt. Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững, cần phải lo

trước tiên đến chất lượng sản phẩm, giá thành, dịch vụ hậu mãi … Cuộc cách

mạng công nghệ đã giúp các nước công nghiệp phát triển đạt được nhiều

thành tựu trong khâu sản xuất, chế biến, lưu thông, dịch vụ nhờ đó tiêu chuẩn

hoá được các hoạt động. Hoạt động tiêu chuẩn hoá quốc tế đã chuyển từ tiêu

chuẩn hoá sản phẩm sang tiêu chuẩn hoá quá trình và hệ thống cuối thế kỷ 20.

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 chính là kết quả hoạt động tiêu chuẩn hoá các quá

trình hoạt động, tiêu chuẩn hoá các hệ thống quản lý.

Ta đi sau không nhất thiết phải đi theo lộ trình tuần tự từ sản phảm đến

quá trình hệ thống mà có thể thực hiện một lộ trình song song vừa giải quyết

vấn đề chất lượng sản phẩm, vừa giải quyết luôn vấn đề quá trình để rút ngắn

thời gian, đuổi kịp và vượt người đi trước. Đến nay Việt Nam đã có khoảng

1600 đơn vị được cấp chứng chỉ ISO 9000. Tuy nhiên vẫn còn không ít

doanh nghiệp vẫn còn lúng túng trong vận hành và khai thác thiếu hiệu quả hệ

thống quản lý chất lượng này.

Lớp QLKT 44A Khoa : khoa học

quản lý

1

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Cho đến nay nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa chứng nhận hệ thống

Quản Lý Chất Lượng Phù Hợp Đạt Tiêu Chuẩn ISO 9000 với chứng nhận

chất lượng sản phẩm và coi đây ( ISO) như là chứng nhận chất lượng sản

phẩm. Không ít doanh nghiệp với mục đích chỉ cần có chứng chỉ là xong, khi

đã có chứng chỉ thì lại coi nhẹ việc duy trì, xây dựng hệ thống quản lý dẫn

đến tình trạng chất lượng sản phẩm không tốt, sản phẩm không có sức cạnh

tranh trên thị trường. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc xuất khẩu các

sản phẩm ra thị trường nước ngoài, giảm uy tín của doanh nghiệp trong nước

đặc biệt bài học gần đây là vụ xuất khẩu hàng thuỷ sản của ta vào thị trường

Nhật Bản, EU đã bị làm khó do dư lượng chất kháng sinh trong sản phẩm vẫn

còn vượt mức cho phép. Việc coi chứng chỉ ISO như bảo bối mà thờ ơ việc

áp dụng, duy trì hệ thống quản lý chất lượng là vấn đề bức xúc hiện nay.

Theo nhận định của các quản lý: “hiện đội ngũ tư vấn, xây dựng, áp

dụng tiêu chuẩn quản lý chấy lượng của ta chưa thực sự đủ mạnh để đáp ứng

nhu cầu của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có sản phẩm đặc

thù. Ngoài ra, hành lang pháp lý để quản lý các hoạt động tư vấn _chứng nhận

vẫn còn trong quá trình nghiên cứu xây dựng, chưa được hoàn thiện”.

Trích tạp chí TCĐLCL số 1+2+3(78-80)/2005

“Chứng chỉ ISO-giấy thông hành đã đến DN?”

Trước tình hình này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tạo lập

cho mình một phương thức quản lý chất lượng thích hợp với điều kiện đất

nước cũng như của doanh nghiệp mình, dựa trên cơ sở kết hợp khéo léo năng

lực nội sinh, ngoại lực và chỉ bằng cách đó mới tạo được sức cạnh tranh trên

thị trường đủ đương đầu với cuộc chiến hết sức căng thẳng và quyết liệt trong

những năm tới, bậc thềm của tiến trình hội nhập.

Lớp QLKT 44A Khoa : khoa học

quản lý

2

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Trong quá trình thực tập tốt nghiệp tại xí nghiệp Cao Su Đường Sắt, em

đã có cơ hội được tìm hiểu về qui trình áp dụng ISO 9001 trong quá trình sản

xuất kinh doanh của xí nghiệp và cũng có dịp nhận thấy bên cạnh những

thành công nhất định vẫn còn những thế mạnh mà xí nghiệp chưa tận dụng

triệt để.

Quá trình tìm hiểu nghiên cứu cùng với sự giúp đỡ của xí nghiệp đặc biệt

là thầy giáo PGS.TS Mai Văn Bưu đã giúp em có cái nhìn tổng quát sâu sắc

và toàn diện về bộ tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000 để đánh giá thực tiễn hoạt

động của xí nghiệp. Vì vậy em đã lựa chọn đè tài: “Tiêu chuẩn ISO

9001:2000 trong sản xuất – kinh doanh của xí nghiệp Cao Su Đường Sắt” và

khai thác đề tài làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.

Bố cục của đề tài gồm:

Chương 1: Tổng quan về chất lượng, quản lý chất lượng và hệ thống

quản lý chất lượng ISO 9000

Chương 2 : Thực trạng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO

9001:2000 tại xí nghiệp Cao Su Đường Sắt

Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng

tại xí nghiệp Cao Su Đường Sắt

Lớp QLKT 44A Khoa : khoa học

quản lý

3

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG, QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9000.

I. CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG.

1. Chất lượng sản phẩm.

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng sản phẩm xét trên nhiều

góc độ, quan niệm của mỗi nước trong từng giai đoạn phát triển kinh tế – kĩ

thuật nhất định. Mỗi quan niệm đều có những căn cứ khoa học và thực tiễn để

có những cái nhìn hoàn thiện và đầy đủ hơn về chất lượng sản phẩm

_Theo quan điểm triết học của Mác: “chất lượng sản phẩm là mức độ, là

thước đo biểu thị giá trị sử dụng của nó, giá trị sử dụng của một sản phẩm làm

nên tính hữu ích của sản phẩm đó.”

_ Ở các nước XHCN trước kia và TBCN những năm 30 của thế kỉ 20 thì

quan điểm từ các nhà sản xuất “ chất lượng sản phẩm là những đặc tính kinh

tế – kĩ thuật nội tại phản ánh những nhu cầu định trước cho nó trong những

điều kiện xác định về kinh tế xã hội”, tuy nhiên cách nhìn nhận này làm cho

chất lượng sản phẩm không thực sự gắn bó với nhu cầu và sự vận động biến

đổi của nhu cầu trên thị trường với hiệu quả kinh tế và điều kiện cụ thể của

từng doanh nghiệp.

Lớp QLKT 44A Khoa : khoa học

quản lý

4

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

_Trong nền kinh tế thị trường quan niệm của những đại diện tiêu biểu,

những chuyên gia về chất lượng như Crosby, Deming, Juran, Ishikawa :

“Chất lượng sản phẩm là sự phù hợp với nhu cầu hay mục đích của người sử

dụng”.

_Theo tổ chức tiêu chuẩn chất lượng quốc tế (ISO) : “Chất lượng sản

phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, những đặc trưng kinh tế – kĩ thuật của nó thể

hiện sự thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp

với công dụng của sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn”.

Quan niệm về chất lượng sản phẩm còn được tiếp tục bổ sung phát triển

mở rộng cho thích hợp với nhu cầu của thị trường hiện nay cũng như nội lực

của doanh nghiệp. Tóm lại, chất lượng có những đặc trưng cơ bản sau:

+Mang tính chủ quan;

+Không có chuẩn mực cụ thể;

+Thay đổi theo thời gian, không gian và điều kiện sử dụng;

+Không đồng nghĩa với sự hoàn hảo;

Nâng cao chất lượng sản phẩm có tầm quan trọng sống còn với các

doanh nghiệp. Điều đó quyết định khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp

trên thị trường, tạo uy tín, danh tiếng – cơ sở tồn tại và phát triển lâu dài của

doanh nghiệp. Nó cũng tương đương với tăng năng xuất xã hội, tăng giá trị sử

dụng và lợi ích kinh tế – xã hội trên một đơn vị chi phí đầu vào, giảm lượng

nguyên vật liệu sử dụng, tiết kiệm tài nguyên, giảm những vấn đề về ô nhiễm

môi trường, kết hợp lợi ích của doanh nghiệp, người tiêu dùng, xã hội và

người lao động.

Lớp QLKT 44A Khoa : khoa học

quản lý

5

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Để tăng khả năng cạnh tranh về kinh tế của đất nước, góp phần từng

bước khẳng định vị trí của sản phẩm Việt Nam trên thế giới doanh nghiệp cần

xác lập một hệ thống các chỉ tiêu cụ thể phản ánh chất lượng sản phẩm. Đó là

các thông số kinh tế –kĩ thuật và các đặc trưng riêng có của sản phẩm phản

ánh tính hữư ích của nó :

+Tính năng tác dụng của sản phẩm ;

+Các tính chất cơ, lý, hoá như kích thước, kết cấu, thành phần cấu tạo

;

+Các chỉ tiêu thẩm mĩ ;

+tuổi thọ ;

+Độ tin cậy ;

+Độ an toàn của sản phẩm ;

+Chỉ tiêu về mức gây ô nhiễm môi trường;

+Tính dễ sử dụng ;

+Tính dễ vận chuyển bảo quản ;

+Dễ phân phối ;

+Dễ sửa chữa ;

+Tiết kiệm tiêu hao nguyên liệu năng lượng ;

+Chi phí giá cả.

Chúng không tồn tại độc lập tách rời mà có mối quan hệ chặt chẽ với

nhau. Tuy nhiên mỗi doanh nghiệp cần phải lựa chọn và quyết định những

chỉ tiêu quan trọng nhất làm cho sản phẩm cuả mình có sắc thái riêng phân

biệt với những sản phẩm đồng loại trên thị trường.

Bên cạnh đó cũng cần nghiêm túc nhìn nhận những nhân tố tác động

đến chất lượng sản phảm như:

Lớp QLKT 44A Khoa : khoa học

quản lý

6

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

+Nhu cầu thị trường: đây chính là động lực, định hướng cho sự cải tiến

và hoàn thiện chất lượng sản phẩm;

+Trình độ tiến bộ khoa học công nghệ: có tác động như lực đẩy tạo khả

năng to lớn đưa chất lượng sản phẩm không ngừng tăng lên ( chỉ tiêu kinh tế

– kĩ thuật cao hơn, thay thế nguyên vật liệu mới tốt, rẻ hơn…)

+Cơ chế quản lý : vừa là môi trường, vừa là điều kiện cần thiết tác động

đến phương hướng, tốc độ cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh

nghiệp. (Cần nâng cao tính độc lập tự chủ sáng tạo, phát huy môi trường cạnh

tranh lành mạnh, công bằng, xoá bỏ sức ỳ, tâm lý ỷ lại, phát huy sáng kiến cải

tiến hoàn thiện chất lượng…)

+Lực lượng lao động : đó cũng là điểm yếu của lao động Việt Nam hiện

nay với thị trường thế giới. Lao động Việt Nam còn thiếu tính chuyên nghiệp.

Chưa bàn đến trình độ chuyên môn, tay nghề hay kinh nghiệm nhưng ý thức

trách nhiệm, tính kỉ luật, tinh thần hợp tác là những vấn đề cần nghiêm túc

nhìn nhận lại. Tuy nhiên ta lại có lợi thế ở lực lượng lao động dồi dào và giá

thuê nhân công lại rẻ nên cũng làm giảm tương đối giá thành vủa sản phẩm.

+Khả năng công nghệ máy móc thiết bị của doanh nghiệp : đây là yếu tố

cơ bản có tác động mạnh mẽ nhất đến chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản

phẩm được phản ánh bởi trình độ hiện đại, cơ cấu, tính đồng bộ, tình hình bảo

dưỡng, duy trì khả năng làm việc theo thời gian của máy móc thiết bị, công

nghệ đặc biệt là những doanh nghiệp tự động hoá cao dây truyền và tính chất

sản xuất hàng loạt. Với thực trạng Việt Nam hiện nay mỗi doanh nghiệp cần

có chính sách công nghệ phù hợp tranh thủ tận dụng, chuyển giao công nghệ,

đi tắt đón đầu để hoà nhập năng lực cạnh tranh trên thi trường quốc tế đặc biệt

trong thời điểm quá độ của tiến trình hội nhập kinh tế thế giới.

Lớp QLKT 44A Khoa : khoa học

quản lý

7

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!