Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tiết 50 - 51 Địa lí địa phươn g
MIỄN PHÍ
Số trang
2
Kích thước
95.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1663

Tiết 50 - 51 Địa lí địa phươn g

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG THPH VĨNH THUẬN GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12

Tiết 50 – 51: BÀI 44 : ĐỊA LÝ TỈNH KIÊN GIANG

Nội dung: TÌM HIỂU VÀ TRÌNH BÀY ĐỊA LÍ ( THÀNH PHỐ )

NƠI HỌC SINH ĐANG SINH SỐNG

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau bài học , HS cần:

- Hiểu và nắm được một số đặc điểm nổi bật về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên

nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội, một số ngành kinh tế chính của tỉnh, nơi học sinh đang sinh sống.

- Phát triển các kỹ năng phân tích bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê.

- Biết cách thu thập, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá kiến thức, xử lý các thông tin, viết và trình bày

báo cáo về một vấn đề của địa lý địa phương.

- Bước đầu biết tổ chức hội thảo khoa học.

- Tăng thêm tình yêu quê hương, ý thức xây dựng và bảo vệ quê hương.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

+ Các bản đồ tự nhiên, dân cư, kinh tế của tỉnh nơi học sinh đang cư trú.

+ Các tài liệu về tỉnh : Văn bản, số liệu thống kê, tranh ảnh…..

+ Dụng cụ học tập cần thiết.

+ Các bản tóm tắt báo cáo, sơ đồ, biểu bảng của các nhóm học sinh.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Dạy bài mới:

* Hoạt động 1 : Công tác Chuẩn bị

- Bước 1: GV chia nhóm thành 5 nhóm ( mỗi nhóm 8 – 10 HS)

+ Nhóm 1: Chủ đề 1: Về Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính.

+ Nhóm 2: Chủ đề 2: Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

+ Nhóm 3: Chủ đề 3: Đặc điểm về Dân cư và lao động.

+ Nhóm 4: Chủ đề 4: Đặc điểm về KT – XH.

+ Nhóm 5: Chủ đề 5: Địa lí một số ngành KT chính.

- Bước 2: Nhận nhiệm vụ về nhà thu thập thông tin.

- Bước 3: GV và HS trao đổi về từng chủ đề. GV giải đáp thắc mắc cho HS.

* Hoạt động 2: Thu thập, xử lí tài liệu:

- Bước 1: Các nhóm phát thảo đề cương, xác định các nguồn thu thập tài liệu

- Bước 2: ● Thảo luận xây dựng đề cương, phân công nhóm trưởng phụ trách các mảng thông tin cần

thu thập.

+ Sách, báo, tạp chí, tranh ảnh…

+ Niên giám thống kê.

+ Các kết quả điều tra về tự nhiên, dân cư, kinh tế.

+ Các báo cáo về tự nhiên, dân cư, kinh tế và phương hướng phát triển KT – XH của địa phương.

● Các nhóm xử lí thông tin:

+ Đối chiếu, so sánh, xử lí các tài liệu thu thập được như: tính % so với vùng ĐBSCL, Cả nước…

+ Tính toán, lập hồ sơ, biểu bảng…

- 1 -

GIÁO VIÊN: TRỊNH VŨ PHONG

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!