Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tiếp cận đánh giá PISA bằng phương pháp giải quyết vấn đề qua dạy học các bài toán thực tiễn phần
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tiếp cận đánh giá PISA bằng phương pháp
giải quyết vấn đề qua dạy học các bài toán
thực tiễn phần khối đa diện và khối tròn xoay
(Hình học không gian lớp 12-Ban cơ bản)
Tăng Hồng Dương
Trường Đại học Giáo dục
Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận và phương pháp dạy học; Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Quốc Chung
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Đánh giá của của PISA với năng lực toán học. Nghiên cứu nội dung,
phương pháp dạy học Hình học không gian lớp 12, phần Khối đa diện và Khối tròn
xoay. Tìm hiểu phương pháp kiểm tra, đánh giá môn Hình học không gian lớp 12,
phần Khối đa diện và Khối tròn xoay nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn hình
học không gian. Vận dụng Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề qua các bài toán có
nội dung thực tiễn vào dạy học hình học không gian lớp 12, phần Khối đa diện và
Khối tròn xoay nhằm nâng cao năng lực vận dụng toán học không gian giải quyết các
vấn đề của thực tiễn, tiếp cận đánh giá PISA.
Keywords: Môn toán; Phương pháp dạy học; Hình học không gian; Lớp 12
Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
PISA (Programe for International Student Assessment - PISA) là chương trình đánh
giá học sinh quốc tế lớn nhất thế giới do Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (Organization
for Economic Co-operation and Development, viết tắt là OECD) khởi xướng, nhằm tìm kiếm
và xác định các tiêu chuẩn đánh giá kết quả của người học trong thời đại mới thông qua tiêu
chí, phương pháp, cách thức kiểm tra và so sánh học sinh giữa các nước trên cơ sở 4 lĩnh vực
cơ bản của học sinh độ tuổi 15 đó là: Đọc hiểu, Toán, Khoa học tự nhiên, và Xử lý tình
huống, trong đó Toán học là một trong những ưu tiên số 1. Mục đích chung là để đánh giá và
hoàn thiện nền giáo dục mỗi quốc gia nhằm tăng tính cạnh tranh để hội nhập vào kinh tế toàn
cầu. Việt Nam đã xác định năm 2012 sẽ tham gia chương trình này, Do vậy muốn tiếp cận
đến đánh giá này và không lạc hậu về giáo dục và đào tạo so với các nước trong khu vực và
2
trên thế giới, chúng ta cần bắt tay ngay vào nghiên cứu, xác định mục tiêu, lựa chọn các giải
pháp để có thể hoàn thành mục tiêu trên.
Khi nghiên cứu về PISA, có rất nhiều câu hỏi đặt ra:
Tại sao lại có một chương trình đánh giá học sinh quốc tế như PISA?
Tại sao số lượng các nước tham gia chương trình PISA ngày một tăng?
Mục tiêu đánh giá PISA là gì? Nó giúp gì cho quá trình đào tạo, giáo dục và phát triển
của các nước tham gia?
Đối tượng đánh giá PISA là học sinh lứa tuổi 15, lứa tuổi vừa hoàn thành chương trình
giáo dục bắt buộc, vậy nó đặt ra các vấn đề gì cho giáo dục sau đó, giáo dục THPT?
Chương trình PISA giúp gì cho các nhà nghiên cứu giáo dục, nhà quản lý giáo dục,
giáo viên ?
Tiếp cận đánh giá PISA như thế nào? Vận dụng vào công tác dạy học của bản thân
như thế nào?
Để trả lời các câu hỏi trên cần bắt tay ngay vào nghiên cứu. Tuy nhiên con đường này
bắt đầu từ đâu thì đó lại là cả một vấn đề rất lớn. Qua quá trình dạy học ở phổ thông, Tôi phát
hiện ra một vấn đề đó là: Phần lớn các bài tập thực hành trong sách giáo khoa hình học phổ
thông lớp 12 đều phục vụ cho việc vận dụng lý thuyết vào giải một bài tập cụ thể, đã được
chuẩn hóa. Những bài tập này giúp học sinh hình thành kỹ năng cơ bản, nghĩa là học sinh có
thể : Hình thành khái niệm, vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học (công thức, phương
pháp) để tính toán trên lý thuyết, quá trình đó lặp đi, lặp lại, kết quả học sinh nắm được kiến
thức về lý thuyết cơ bản nhưng sau đó áp dụng "vào đâu?" thì câu hỏi đó còn bỏ ngỏ. Đối
chiếu với mục tiêu giáo dục thì mới chỉ đạt được: Hiểu, Biết và vận dụng một cách linh hoạt
trên cơ sở dữ liệu đã được chuẩn hóa, nhưng thiếu tính thực tiễn.
Thiết nghĩ, đã đến lúc chúng ta phải quan tâm nhiều hơn đến khả năng, năng lực vận
dụng linh hoạt, sáng tạo kiến thức vào thực tiễn của học sinh, còn gọi là Năng lực phổ thông
(Literacy) bởi vì từ lý thuyết đến thực tiễn bao giờ cũng có khoảng cách nhất định.
Vậy muốn hình thành cho người học Năng lực phổ thông (Literacy) chúng ta phải xuất
phát từ các vấn đề do nhu cầu thực tiễn cần giải quyết, đó là các vấn đề nảy sinh trong quá
trình học tập, lao động của người học và phục vụ chính cho nhu cầu, lợi ích của người học,
phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước.
Dạy học giải quyết vấn đề qua các bài toán thực tiễn đó chính là quá trình giúp học
sinh từ một xuất phát điểm là một tình huống thực tế do nhu cầu học tập, lao động đem lại,
trong đó chứa đựng các vấn đề hay nhiệm vụ cần giải quyết và để giải quyết vấn đề đó cần mô