Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tiếp biến văn hóa giữa cộng đồng người Việt và người Khmer ở tỉnh Trà Vinh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
PHAN THANH ĐOÀN
TIẾP BIẾN VĂN HÓA GIỮA CỘNG ĐỒNG
NGƯỜI VIỆT VÀ NGƯỜI KHMER Ở TỈNH TRÀ VINH
Chuyên ngành : Văn hoá học
Mã số : 60 31 06 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HOÁ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS LÊ QUÝ ĐỨC
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Lê Quý Đức. Các
số liệu, trích dẫn nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng.
Những kết luận mới về khoa học của luận văn chưa được
công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận văn
Phan Thanh Đoàn
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TIẾP BIẾN VĂN HOÁ VÀ
KHÁI LƯỢC VỀ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMER, NGƯỜI
VIỆT Ở TRÀ VINH 8
1.1. Quan niệm về văn hoá tộc người và tiếp biến văn hoá 8
1.2. Khái lược về cộng đồng người Khmer, người Việt ở tỉnh Trà Vinh 22
Chương 2: NHẬN DIỆN SỰ TIẾP BIẾN VĂN HOÁ VẬT CHẤT GIỮA
NGƯỜI KHMER VÀ NGƯỜI VIỆT 38
2.1. Sự tiếp biến văn hoá sản xuất 38
2.2. Sự tiếp biến văn hoá sinh hoạt 53
2.3. Nhận xét về điều kiện, những mặt tích cực và hạn chế của sự tiếp
biến văn hoá giữa cộng đồng người Khmer và người Việt 77
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH
CỰC CỦA SỰ TIẾP BIẾN VĂN HOÁ GIỮA CỘNG ĐỒNG
NGƯỜI KHMER VÀ NGƯỜI VIỆT 86
3.1. Định hướng chung 86
3.2. Các giải pháp để phát huy tính tích cực 103
KẾT LUẬN 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BCHTW : Ban Chấp hành Trung ương
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
ĐHTV : Đại học Trà Vinh
UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hiệp quốc
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN
Trang
Biểu đồ 2.1 : Đánh giá về sự giống và khác nhau giữa chiếc áo Bà
Ba và áo Quện 73
Biểu đồ 2.2 : Về việc lựa chọn trang phục trong lễ cưới của người
Khmer (61 người được khảo sát) 76
Biểu đồ 2.3 : Về việc lựa chọn trang phục thường ngày của người
Khmer (61 người được khảo sát) 76
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trà Vinh là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Mảnh
đất có lịch sử hình thành từ rất sớm với gần 627 năm dưới quyền của Vương
Quốc Phù Nam, trên 11 thế kỷ thuộc quyền Chân Lạp. Đến năm 1757 quốc
vương Chân Lạp là Nặc Nguyên mất, Nặc Thuận chú họ của quốc vương
đang làm giám quốc xin hiến vùng đất Srok Treang (vùng đất Ba Thắc gồm
Sóc Trăng - Bạc Liêu) và Préah Trapeang (vùng đất Trà Vang gồm Trà Vinh -
Bến Tre) để cầu xin chúa Nguyễn phong Ông làm vua Chân Lạp, đã được sự
chấp thuận của chúa Võ vương Nguyễn Phước Khoát, từ đó đến nay vùng đất
Trà Vinh thuộc lãnh thổ của Việt Nam [70, tr.58].
Là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống bao gồm Khmer, Việt, Hoa, Chăm,...
Trong đó, dân tộc Khmer là dân tộc ít người có tỉ lệ cao ở Trà Vinh, chiếm
trên 31,49% dân số toàn tỉnh. Do có sự tụ cư xen kẻ lâu đời của cộng đồng
các dân tộc Khmer, Việt, Hoa, Chăm, nên văn hoá trên vùng đất này cũng rất
phong phú và đa dạng. Bên cạnh những nét văn hoá đặc trưng của từng tộc
người, còn có những yếu tố mới được hình thành và phát triển do sự giao lưu
- tiếp biến văn hoá lẫn nhau giữa cộng đồng các dân tộc nơi đây.
Có thể nhận thấy rằng sự giao lưu - tiếp biến văn hoá giữa người Việt
và người Khmer diễn ra từ khi người Việt đặt chân đến vùng đất này để cùng
với người Khmer khai phá, sinh sống. Khi miền Nam hoàn toàn được giải
phóng, đất nước được thống nhất sự giao lưu - tiếp biến văn hoá diễn ra càng
mạnh mẽ hơn, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Cùng với chủ trương, đường
lối đổi mới đất nước của Đảng và Nhà nước, quá trình hội nhập quốc tế một
cách sâu rộng, văn hoá của người Khmer, người Việt càng có sự giao lưu
biến đổi mạnh mẽ với nhau và với các tinh hoa văn hoá của nhân loại, để hình
thành nên những giá trị mới phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
2
Sự giao lưu - tiếp biến văn hoá của các tộc người trên địa bàn tỉnh
Trà Vinh là điều tất yếu của sự cộng cư các dân tộc có văn hoá khác nhau,
nó phản ánh tính thích nghi văn hoá của từng cộng đồng dân tộc để làm
giàu thêm cho sắc thái văn hoá của mình, đồng thời cũng tạo nên sự phát
triển văn hoá, làm phong phú và đa dạng thêm các sắc thái văn hoá của các
tộc người nơi đây. Quá trình này góp phần tích cực vào việc bắt kịp nhịp
độ của sự vận động và phát triển chung của cả nước, quá trình hội nhập về
mọi mặt với khu vực và quốc tế trong đó có hội nhập về văn hoá.
Bên cạnh đó, hiện nay các thế lực thù địch (trong đó có tổ chức Khmer
Campuchia Krom) tăng cường các hoạt động, âm mưu chống phá khối đại đoàn
kết dân tộc Việt - Khmer - Hoa, chúng vu cáo, xuyên tạc tình hình thực hiện
các chính sách văn hoá, tôn giáo, dân tộc đối với người Khmer. Chúng cho
rằng người Việt áp đặt văn hoá đối với Khmer để làm phai nhoà đi văn hoá của
họ, làm cho người Khmer dần dần bị đồng hoá bởi văn hoá của người Việt.
Để góp phần hiểu rõ sự biến đổi và hình thành các giá trị văn hoá mới
trong quá trình giao lưu - tiếp biến văn hoá giữa người Khmer và người Việt ở
tỉnh Trà Vinh, đồng thời thấy được những mặt tích cực và tiêu cực của quá
trình đó trong công cuộc đổi mới hiện nay, giúp Tỉnh nhà có chính sách phù
hợp để phát huy tính tích cực và hạn chế mặt tiêu cực, xây dựng các chính
sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá các dân tộc trên địa bàn tỉnh Trà
Vinh một cách phù hợp, ngày càng phát triển (đó cũng chính là nhằm thực
hiện tốt quan điểm của Đảng ta về xây dựng nền văn hoá Việt Nam đa dạng
mà thống nhất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam); Để thấy được tính đa
dạng trong thống nhất về văn hoá của các dân tộc ở Trà Vinh trong quá trình
cùng sống cộng cư với nhau tôi chọn đề tài “Tiếp biến văn hoá giữa cộng
đồng người Việt và người Khmer ở tỉnh Trà Vinh” làm đề tài nghiên cứu
cho Luận văn Thạc sĩ Văn hoá học của mình.
3
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1 Nghiên cứu văn hoá dân tộc Khmer
Văn hóa dân tộc Khmer được các nhà nghiên cứ văn hóa thực hiện
trong các công trình qua các giai đoạn như sau:
Giai đoạn trước năm 1975
Các công trình đã nghiên cứu những vấn đề chung về người Khmer, có
một số chuyên khảo của các học giả miền Nam trong đó khái quát một số đặc
trưng văn hoá của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long. Các công trình
nghiên cứu điển hình như:
- “Người Việt gốc Miên” của Lê Hương, xuất bản năm 1969, có những
nghiên cứu về văn hoá nhưng cũng chỉ ở việc mô tả, gợi mở, trong đó có nhấn
mạnh vấn đề tiếp biến về ngôn ngữ.
- “Địa phương chí tỉnh Vĩnh Bình” do các nhà nghiên cứu của chính quyền
Việt Nam Cộng hoà xuất bản năm 1973 có dành 7 trang giới thiệu về phong tục,
tập quán, tín ngưỡng của người Việt gốc Miên (người Khmer) bao gồm cách ăn
mặc, học đạo, các lễ nghi, Phật giáo Nam tông, trong đó có một đoạn ngắn miêu
tả về cách ăn mặc của người Khmer lúc bấy giờ giống người Việt;
Từ năm 1975 đến nay có các công trình điển hình như sau:
- “Hôn nhân của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long” (2002),
của Đặng Thị Kim Oanh, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Tp.
Hồ Chí Minh (Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành dân tộc học);
- “Tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Khmer với tiếng Việt (trường hợp tỉnh
Trà Vinh)” (2010), của Nguyễn Thị Huệ, Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Tp. Hồ Chí Minh (Luận án tiến sĩ chuyên ngành ngữ văn);
- “Giá trị văn hoá Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long” (2011), của
Huỳnh Thanh Quang, nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật;
- “Văn hoá Khmer Nam Bộ nét đẹp trong bản sắc văn hoá Việt Nam”
(2011), Phạm Thị Phương Hạnh, nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật,
4
nêu khái quát việc giao lưu văn hoá vật chất, lẫn tinh thần giữa người Khmer
và người Việt;
2.2. Khái quát việc giao lưu văn hoá giữa người Khmer và người Việt
- “Giao lưu và phát triển văn hoá giữa các dân tộc Việt - Khmer - Hoa
ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay” (2003), của Nguyễn Duy Tiến, trường
Đại học văn hoá Hà Nội (Luận văn thạc sĩ chuyên ngành văn hoá học). Phần
nội dung chính cũng nêu khái quát sự giao lưu một cách chung chung, chưa
chỉ ra được quá trình giao lưu - tiếp biến và kết quả của nó;
- “Giao lưu tiếp biến văn hoá ở cộng đồng đa dân tộc (Việt, Khmer,
Hoa) tại xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang” (2011), của Huỳnh
Ngọc Thu, Tạp chí phát triển Khoa học và công nghệ, tập 14, số X1;
- “Giao lưu, tiếp biến văn hoá và bảo tồn bản sắc văn hoá Việt Nam
trong toàn cầu hoá”, của TS. Nguyễn Thế Cường - Viện nghiên cứu phát triển
Tp. Hồ Chí Minh.
Ngoài luận án tiến sĩ “Tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Khmer với tiếng
Việt (trường hợp tỉnh Trà Vinh)” của tác giả Nguyễn Thị Huệ nghiên cứu
chuyên sâu về tiếp xúc ngôn ngữ giữa người Khmer và người Việt, các công
trình nghiên cứu khác tập trung nghiên cứu về các giá trị văn hoá vật thể và
phi vật thể, đời sống văn hoá, văn học, nghệ thuật của cộng đồng dân tộc
Khmer, khái lược về sự giao lưu - tiếp biến một số giá trị văn hoá giữa các tộc
người Khmer và người Việt ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung
và ở tỉnh Trà Vinh nói riêng.
Ngoài ra, còn có nhiều tài liệu nghiên cứu về văn hoá Khmer và văn
hoá người Việt ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và ở Trà Vinh, nhưng
chỉ mang tính chất mô tả đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của các tộc
người, chưa phân tích được bức tranh văn hoá thông qua quá trình giao lưu -
tiếp biến văn hoá do sự cộng cư mang lại.
5
Hiện nay, chưa có công trình chuyên khảo sâu nào đề cập đến sự giao
lưu - tiếp biến văn hoá giữa người Khmer và người Việt về lĩnh vực văn hoá
vật chất, mưu sinh (sinh kế) ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung
và đặc biệt là ở tỉnh Trà Vinh nói riêng.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở hệ thống lại lý luận về giao lưu - tiếp biến văn hoá, từ đó
nhận diện tình hình tiếp biến văn hoá giữa hai cộng đồng người Khmer và
người Việt ở tỉnh Trà Vinh (những mặt tích cực và hạn chế); trên cơ sở đó đề
xuất những giải pháp nhằm phát huy tính tích cực và khắc phục những hạn
chế của sự giao lưu - tiếp biến văn hoá giữa hai cộng đồng trên.
3.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về giao lưu - tiếp biến văn hoá giữa
các cộng đồng người và vai trò của nó.
- Nhận diện sự giao lưu - tiếp biến văn hoá diễn ra giữa cộng đồng
người Khmer và người Việt ở Trà Vinh.
- Đề xuất một số giải pháp để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu
cực trong sự giao lưu - tiếp biến văn hoá ở hai cộng đồng người ở Trà Vinh
hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu sâu sự giao lưu - tiếp biến văn hoá sản xuất vật chất giữa 2
cộng đồng người Khmer, người Việt ở Trà Vinh, vì đó là thành tố có sự tiếp
biến nhiều nhất trong văn hoá của hai dân tộc.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Cộng đồng người Khmer, người Việt ở Trà Vinh qua việc
khảo sát ở Tp. Trà Vinh và 02 phường, 02 phum, sóc trên địa bàn Tp. Trà Vinh.
- Thời gian: Trong quá trình lịch sử và chủ yếu hiện nay.
6
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
- Dựa vào quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước ta.
- Dựa trên cơ sở lý luận giao lưu - tiếp biến văn hoá như một quy luật
tất yếu trong sự phát triển văn hoá của các cộng đồng người.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp liên/đa ngành của văn hoá học: Triết học, Xã
hội học, Nhân học, Folklore học,.v.v...;
- Phương pháp nghiên cứu xã hội học và nhân học văn hoá;
- Phương pháp phân tích và tổng hợp;
- Phương pháp so sánh và đối chiếu.
5.3. Các thao tác nghiên cứu
- Phương pháp điều tra xã hội học;
- Phương pháp điền dã, tham dự;
- Phương pháp ghi hình, ghi âm;
- Phương pháp thống kê, biểu đồ.
6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
6.1. Về lý luận
- Luận văn trình bày một cách hệ thống các thành tựu văn hoá mới được
hình thành trong cộng đồng người Việt và người Khmer qua sự tác động của
quá trình giao lưu - tiếp biến.
- Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu về
văn hoá dân tộc của vùng đất Nam Bộ nói chung và ở tỉnh Trà Vinh nói riêng.
6.2. Về thực tiễn
Luận văn góp phần tìm hiểu thực chất đời sống văn hoá vật chất của
cộng đồng người Khmer và người Việt trên địa bàn Tỉnh trong quá trình cộng
cư, cùng chung sống và phát triển lâu dài.
7
Trên cơ sở những đánh giá xác thực đó, giúp cho các cấp ủy Đảng,
chính quyền địa phương đặc biệt là các nhà quản lý văn hoá có những chính
sách phát triển văn hoá cho phù hợp với xu thế vận động và phát triển của đời
sống văn hoá ở cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Tỉnh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.